Hung thủ vụ “đổ bùn lấp mộ” lĩnh án
Chỉ trong một đêm, 35 ngôi mộ chưa cải táng ở nghĩa trang Đồng Trưa, phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội, đã bị vùi lấp bởi lớp bùn thải từ các công trình xây dựng.
Ngày 18/8/2010, Phạm Hồng Kỳ (SN 1979) là nhân viên Công ty Cổ phần cơ giới giao thông An Thành (Công ty An Thành) đã điện thoại cho Dương Văn Sơn (SN 1971), nhân viên bảo vệ chốt 3 4 đoạn đường Lê Văn Lương hỏi chỗ đổ đất, phế thải. Sau đó, Sơn bàn với Nguyễn Văn Đương (SN 1962) là Đội phó đội bảo vệ chốt 3 4 của Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Tín Nghĩa là đơn vị ký hợp đồng bảo vệ với Tập đoàn Nam Cường, có nhiệm vụ bảo vệ đoạn đường Lê Văn Lương kéo dài.
Khoảng 10h ngày 20/8/2010, sau khi khảo sát, Sơn và Đương thống nhất cho Kỳ đổ bùn đất thải vào nghĩa trang Đồng Trưa, thôn Ỷ La, phường Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội. Sau đó, Sơn dẫn Kỳ ra xem vị trí dự kiến đổ bùn đất và thỏa thuận 140.000 đồng/chuyến.
Theo như thỏa thuận, khoảng 21h ngày 21/8/2010, Kỳ điều động 4 xe ôtô của Công ty An Thành chở bùn đất thải từ công trình đô thị La Khê, Hà Đông đến địa điểm đã hẹn.
Đến chiều 30-8, bùn thải vẫn còn vùi lấp hàng chục ngôi mộ ở nghĩa trang Đồng Trưa
Tại đây, theo sự chỉ dẫn của Đương, Kỳ và Sơn, các lái xe vào đổ bùn đất. Đương trực tiếp ghi biển số xe và chấm số chuyến của từng xe vào tờ giấy để thanh toán. Trong quá trình đổ bùn đất thải, Đương và Sơn thống nhất chỉ cho đổ bùn, không cho đổ đất, vì khi đổ bùn xuống đó, thì bùn sẽ tràn đi nên đổ được nhiều hơn, thời gian đổ nhanh hơn.
Trong khi các xe của Công ty An Thành đang đổ bùn đất thải thì Phạm Hồng Sơn là nhân viên của Công ty TNHH Trường Kỳ gọi điện cho Kỳ nhờ tìm nơi đổ bùn đất thải của dự án Trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê nhà ở và chợ Trung Hòa, trên đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Kỳ nói có chỗ đổ, ở công trình đường Lê Văn Lương kéo dài, đến đó sẽ có người đón.
Từ mối quan hệ đó, Phạm Hồng Sơn liên hệ với Đương và thống nhất với giá 150.000 đồng/chuyến. Phạm Hồng Sơn đã điều động 6 chuyến xe ôtô chở bùn đất đổ vào vị trí khu nghĩa trang Đồng Trưa và trả cho Đương 900.000 đồng.
Ngoài ra, Đương và Sơn, Kỳ cho một số xe khác chở bùn đất thải đi qua ngã tư giao cắt giữa đường Lê Trọng Tấn và đường Lê Văn Lương kéo dài vào đổ bùn đất, thu 150.000 đồng/chuyến…
Đến 5h sáng 22/8/2010 thì dừng không đổ nữa. Đương, Kỳ, Sơn thống nhất thanh toán về số lượng các xe ôtô của Công ty An Thành đã đổ bùn đất thải là 29 chuyến, tổng cộng số tiền Kỳ phải thanh toán cho Đương và Sơn là 4.060.000 đồng.
Video đang HOT
Do bùn đất rơi vãi trên đường Lê Văn Lương và sợ bị lộ, Sơn phải thuê máy ủi đến dọn bùn.
Như vậy, Sơn, Đương đã cho 10 xe ôtô (trọng tải từ 15 đến 24 tấn) vận chuyển 49 chuyến bùn, đất thải từ các công trình đang thi công xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội đổ vào nghĩa trang Đồng Trưa, để thu 7.050.000 đồng.
Góc nghĩa trang từng bị vùi sâu dưới hàng trăm mét khối bùn thải đã được dọn
Sau khi sự việc xảy ra, UBND quận Hà Đông, UBND phường Dương Nội đã chỉ đạo, thuê các đơn vị đào xúc, vận chuyển bùn đất, vệ sinh khu vực nghĩa trang để khắc phục hậu quả từ ngày 28/8 đến 1/9/2010 với chi phí 325.945.000 đồng. Đến ngày 2/9/2010 đã bàn giao các phần mộ cho các gia đình.
Ngày 4/9/2010, Cơ quan điều tra Công an quận Hà Đông tiến hành xác định tại khu vực có 35 ngôi mộ chưa cải táng bị phủ bùn đất thải tại nghĩa trang Đồng Trưa, đã được khắc phục, nạo vét bùn đất thải, trả lại trạng thái ban đầu.
Các bị cáo nghe tuyên án
Ngày 13/1/2011, TAND quận Hà Đông (Hà Nội) tuyên phạt Dương Văn Sơn 24 tháng tù; Phạm Hồng Kỳ 12 tháng tù; Nguyễn Văn Đương 18 tháng tù về tội “Xâm phạm mồ mả” theo quy định tại khoản 2 Điều 246 Bộ luật Hình sự. Đồng thời, các bị cáo phải bồi thường 389.975.000 đồng cho các đơn vị đã chi phí khắc phục hậu quả và các gia đình bị xâm hại mồ mả.
Đại lộ Thăng Long: Bãi phế thải khổng lồ
Thời gian gần đây, trên Đại lộ Thăng Long (Hà Nội) hiện đại nhất Việt Nam, các phương tiện đổ phế thải xây dựng tràn lan, đi lại lộn xộn, gây cản trở giao thông và quá trình thi công tiếp công trình.
Đại lộ chìm trong bụi
Thay vì những làn đường sạch sẽ, rộng thoáng như những ngày đầu khánh thành (10-2010), nhiều ngày qua, trên các làn đường của Đại lộ Thăng Long, nhất là hệ thống đường gom xuất hiện la liệt những bãi phế thải xây dựng.
Vào sáng 12-11, các khu vực trên đại lộ này đang có nhiều bãi phế thải xuất hiện, như đoạn đi qua công trình khu nhà tây Nam Mễ Trì, cầu chui đê sông Nhuệ, hầm chui đường sắt Tây Mỗ, công viên Thiên đường Bảo Sơn và các xã An Khánh (Hoài Đức), Ngọc Mỹ (Quốc Oai)...
Phế thải án ngữ gần một nửa làn đường gom đoạn trước công trình nhà Mễ Trì
Phế thải gồm bùn đất, gạch đá xây dựng đổ thành đống, nằm ngổn ngang hai bên đường gom. Cứ cách khoảng 10m lại thấy xuất hiện một đống phế thải với số lượng từ 3 đến 5 m3 án ngữ gần nửa làn đường dành cho xe cơ giới.
Riêng đoạn qua công trình nhà ở tây nam Mễ Trì, hầm chui đường sắt Tây Mỗ..., phế thải còn được đổ ra giữa đường, nguy hiểm cho các phương tiện giao thông.
Ông Nguyễn Văn Khanh, một người dân xã Đại Mỗ, thường tham gia giao thông trên Đại lộ Thăng Long cho biết, những bãi phế thải này bắt đầu xuất hiện từ đầu tháng 11, do xe tải tư nhân được các chủ công trình thuê chở đến đổ. "Các hoạt động này chủ yếu diễn ra ban đêm, nếu lực lượng chức năng không bố trí người túc trực thì sẽ không bao giờ ngăn chặn được", ông Khanh nói.
Cũng theo người dân địa phương, khi các đống phế liệu bị nhiều phương tiện chèn qua, khiến đất cát bay lên gây bụi mù cho tất các làn đường. Đây là nguyên nhân làm đại lộ luôn bị chìm trong bụi giống như sương mù", chị Nguyễn Thị Thắm, một người dân xã An Khánh (Hoài Đức) kể.
Càng kêu, càng vô vọng
Trao đổi với PV, ông Phạm Văn Thiết, Trưởng Phòng Kỹ thuật thi công, Ban Quản lý Dự án Đại lộ Thăng Long (Vinaconex) cho biết, do đại lộ chưa được bàn giao cho Hà Nội nên hiện Ban vẫn vừa xây dựng vừa quản lý toàn bộ tuyến đường.
Tình trạng đổ trộm phế liệu ngoài ảnh hưởng đến giao thông còn ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ, chất lượng các hạng mục còn lại của dự án khi các xe tải cứ trèo lên vỉa hè, cầu cống vừa thi công để đổ phế liệu", ông Thiết cho biết.
Cũng theo ông Thiết, Ban quản lý dự án Đại lộ Thăng Long đã tiến hành nhiều cuộc tiếp xúc và gửi các văn bản cho UBND thành phố Hà Nội, các sở ban ngành, chính quyền địa phương liên quan để phối hợp xử lý, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được sự hợp tác nào.
Ông Trần Đăng Hải, Phó Chánh thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho rằng, thanh tra vẫn luôn chủ động tuần tra, nhưng do các xe thường đổ phế thải ban đêm nên rất khó xử lý. Ngoài ra đây còn là nhiệm vụ của nhiều cơ quan liên quan, chứ riêng thanh tra giao thông thì không thể đủ người túc trực thường xuyên.
Những bãi rác thải trên Đại lộ Thăng Long:
Theo Tiền Phong
Kinh người công nghệ làm trắng, nhào nặn bánh bao Những chiếc bánh bao trắng ngần, phồng xốp bày bán khắp các nẻo đường tại Hà Nội, ít ai biết rằng đằng sau đó là quy trình sản xuất mất vệ sinh và hòa trộn hóa chất tẩy trắng độc hại. Xưởng làm bánh bao ngay phía trên đống phế thải Qua một người quen, chúng tôi tìm đến cơ sở khá nổi...