“Hung thủ” trong vụ án ở Hà Nam 23 năm liên tục kêu oan
Gần 24 năm trôi qua, thế nhưng chưa lúc nào gia đình nạn nhân và hung thủ dừng kêu oan. Hàng nghìn lá đơn được gửi đi các cơ quan chức năng với hi vọng ngày nào đó được minh oan.
Trở về sau 15 năm tù về tội “Giết người”, dường như anh Trần Ngọc Thanh (tức Thủy, SN 1974, người xóm 4, Lý Nội, Hà Nam) đã quá mỏi mệt và chỉ mong một ngày nào đó sớm được minh oan.
Chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin, anh Trần Ngọc Thanh cho biết hôm sự việc xảy ra (29/11/1992) anh đi làm đất ở nhà một người hàng xóm tên Quân (thôn Nhân Phúc) nên không có mặt ở ngoài bãi Bạc Hà (giáp 2 thôn thôn Nhân Phúc và Thanh Nga).
“Khi xảy ra tiếng nổ thì tôi và anh Trần Xuân Đạt (đi làm đồng cùng) đang trên đường về. Sau đó, tôi về nhà rồi mới ra ngoài bãi. Đến năm sau (2/1993 – PV) tôi mới đi lính thì khoảng 1 tháng sau thì công an huyện Lý Nhân mà trực tiếp là anh Hòa lên bắt tôi.
Lúc đó, anh Hòa nói: “Mọi người bị bắt hết và khai hết ra mày rồi. Hôm đó, mày có mặt ở ngoài bãi. Chính mày trực tiếp ném lựu đạn, ông Trần Văn Vót (SN 1949) đưa cho mày. Bây giờ nếu mày nhận thì ở trên người ta sẽ mở rộng khoan hồng cho mày nhẹ tội. Còn nếu mày không nhận thì mày chết”.
Tôi mới nói là không có mặt ở ngoài đó, hôm đó tôi đi làm đất. Sau đó, đưa tôi về huyện có 2 anh dùng dùi cui đánh tôi, ép cung tôi, bắt tôi nhận tội. Khi ra tòa khai đúng như sự thật là hôm đó tôi đi làm đất không có mặt tại hiện trường. Công an còn mạo danh ghi âm và viết thư gửi về cho bố mẹ tôi”, anh Thanh kể lại.
Anh Trần Ngọc Thanh, mong một ngày nào đó mình sẽ được minh oan.
Video đang HOT
Hiện anh Thanh đã ra tù, thế nhưng ông Vót vẫn đang trong trại giam sau khi lĩnh án tù chung thân cho cả bốn tội: “Giết người”, “Phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội”, “Tàng trữ vũ khí trái phép” và “Gây rối trật tự công cộng”.
Gần 24 năm qua hàng nghìn lá đơn gửi đi để minh oan cho ông Vót – người chồng, người cha vẫn không có hồi âm nào. Cuộc sống thiếu vắng người chồng, người cha bao nhiêu năm qua khiến gia đình tủi hổ, khó khăn, thế nhưng gia đình vẫn hi vọng ngày nào đó ông Vót sẽ được minh oan.
Theo chị Trần Thị Chi, con gái út của ông Vót chia sẻ: “Khi bố tôi vào trại giam Ba Di thì có đoàn luật sư vào hỏi bố tôi xác định bao nhiêu năm, lúc đó bố tôi chỉ nói là họ bắt nhầm rồi sẽ thả ra tôi ra, thế nhưng đến bây giờ vẫn không thả. Từ đó đến giờ bố tôi không ký vào biên bản nhận tội. Bố tôi chỉ ghi là “tôi không phạm tội, tôi không giết người đề nghị các ông xem xét lại vụ án”…”.
Sức khỏe ông Vót ngày càng yếu kém đi, gia đình chỉ biết động viên ông Vót quyết tâm, cố gắng lên để chiến thắng bệnh tật, đợi đến ngày được minh oan.
Chị Trần Thị Chi, con gái út của ông Vót luôn mong bố mình sớm được minh oan, trở về.
“Bố tôi luôn luôn hi vọng và mong rằng mọi chuyện sẽ được sáng tỏ. Bố tôi hiện đang ốm, sức khỏe yếu đi nhưng gia đình vẫn luôn động viên cho bố tôi vững tin, không được gục ngã. Gia đình tôi làm đơn kêu oan cho bố tôi, chỉ mong một ngày nào đó bố tôi được minh oan, về với gia đình chúng tôi. Giờ nhìn dáng vẻ bố tôi đi liêu xiêu mà chúng tôi xót xa”, nước mắt ngấn lệ chị Chi cho biết.
Gần 24 năm qua, sau buổi chiều kinh hoàng ấy, nhiều người dân địa phương đến nay vẫn chưa thể quên được cảnh tượng diễn ra. Thế nhưng, bây giờ họ chỉ mong một điều là sớm được minh oan cho 2 “hung thủ” và mong ông Vót sớm được trở về đoàn tụ với gia đình.
Văn phòng Chính phủ chỉ đạo xem xét Trước đó, ngày 28/4/2016, Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi các cơ quan tư pháp Trung ương thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình vê vụ án kêu oan suốt hơn 20 năm ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Trước đó, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhận được thư của GS.TS Nguyễn Lân Dũng kèm theo các bài báo liên quan đến việc xét xử bị cáo Trần Văn Vót (từ năm 1994) về tội “Giết người” có dấu hiệu oan sai, không khách quan. Sau khi nhận được thư của GS. TS Nguyễn Lân Dũng, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghi liên ngành xem xét, cho xác minh các vấn đề liên quan đến vụ án để trả lời cho công luận và GS.TS Nguyễn Lân Dũng. Nếu thực sự có oan sai thì phải giám đốc thẩm lại vụ án để giải oan cho người vô tội.
Diễn biến vụ án Như tin tức đã đưa, vào ngày 29/11/1992, tại bãi Bạc Hà (giáp 2 thôn thôn Nhân Phúc và Thanh Nga) xảy ra vụ nổ lựu đạn khiến 1 người chết (Anh Trần Văn Việt – PV) và 21 người bị thương. Sau vụ án chấn động năm đó, Tòa án nhân dân tỉnh Nam Hà đã tuyên phạt bị cáo Trần Văn Vót tù chung thân cho cả bốn tội: “Giết người”, “Phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội”, “Tàng trữ vũ khí trái phép” và “Gây rối trật tự công cộng”. Trần Ngọc Thanh bị tuyên án15 năm tù về tội “Giết người”. Còn về Trần Văn Cự, bị truy nã về tội tội giết người và tàng trữ vũ khí trái phép nhưng sau đó lại bị tòa tuyên phạt 2 năm tù về tội gây rối trật tự công cộng. Cùng vụ án năm đó còn có 26 bị cáo khác phải lãnh án về các tội khai báo gian dối, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ…. Cũng kể từ đó đến nay, gia đình bị hại của nạn nhân Trần Văn Việt đã gửi đơn thư đến nhiều cơ quan chức năng liên quan đến vụ án đề nghị xem xét lại toàn bộ vụ án và tìm ra hung thủ thực sự trong vụ án này.
Ngọc An
Theo_Người Đưa Tin
Chủ tịch nước yêu cầu làm rõ vụ án "án oan 22 năm"
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa yêu cầu Viện trưởng Viện KSNDTC, Chánh án TANDTC xem xét lại bản án hình sự phúc thẩm được tuyên từ năm 1994 với bị cáo Trần Văn Vót có dấu hiệu oan sai.
Theo nguồn tin của Dân Việt, Văn phòng Chủ tịch nước đã có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao xem xét, làm rõ vụ án có dấu hiệu oan, sai cách đây hơn 22 năm ở Hà Nam.
Chủ tịch nước yêu cầu xem xét, giải quyết đơn của GS Nguyễn Lân Dũng liên quan đến vụ án ông Trần Văn Vót ở Hà Nam.
Công văn của Văn phòng Chủ tịch nước số 949 ngày 19/6/2015, gửi tới GS.TS Nguyễn Lân Dũng (Hà Nội) nêu rõ: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nhận được thư của GS.TS Nguyễn Lân Dũng gửi ngày 26/5/2015, đề nghị Chủ tịch nước chỉ đạo các cơ quan liên quan xem xét vụ án của cựu chiến binh Trần Văn Vót (SN 1949, ở xã Phú Phúc, huyện Lý Nhân, Hà Nam) bị kết án tù chung thân đến nay đã thụ án được 22 năm. Thực hiện ý kiến của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ngày 1/6/2015, Văn phòng Chủ tịch nước đã có công văn thông báo ý kiến của Chủ tịch nước gửi Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng Viện KSND yêu cầu chỉ đạo xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật, báo cáo Chủ tịch nước kết quả.
Liên quan đến vụ án này, ngày 12/6/2015, Văn phòng Chính phủ cũng đã có công văn gửi Viện trưởng Viện KSND Tối cao, Chánh án TAND Tối cao, nêu đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về việc xem xét lại vụ án của Trần Văn Vót. Như vậy vụ án này được cả Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo làm rõ.
Thủ tướng đề nghị làm rõ vụ án Trần Văn Vót. Ảnh: Báo Vietnamnet
Trước đó, trao đổi với PV báo Trí Thức Trẻ, GS Nguyễn Lân Dũng cho biết, ông nhận đơn của vụ việc từ một phóng viên và sau khi nghiên cứu ông thấy đây là vụ việc có nhiều vấn đề cần phải làm rõ.
"Tôi nhận được đơn này và thấy có nhiều tình tiết trong đó còn hơn cả vụ ông Chấn (ông Nguyễn Thanh Chấn - PV). Bị cáo là dũng sĩ diệt Mỹ và Đảng viên, sau khi bị bắt, ông kiên quyết không nhận tội giết người.
Đối tượng ném lựu đạn thì đã được tha còn ông Vót bị nghi ngờ đưa lựu đạn thì chưa được tha. Tôi chưa về làng đó nhưng anh phóng viên về làng đó chuyển đơn đến tôi cho biết là cả làng họ bênh, thậm chí bố nạn nhân còn ra sức bảo vệ cho bị cáo", GS Dũng nói.
Theo phản ánh trên báo Nông nghiệp Việt Nam, bước đầu cho thấy vụ án có nhiều điểm chưa được làm rõ. Đáng lưu ý, trong 22 năm qua, bị cáo Trần Văn Vót vẫn liên tục kêu oan và kiên quyết không ký vào bản nhận tội vì cho rằng mình không có tội. Cũng chừng đó thời gian, bố của nạn nhân vẫn kêu oan cho hung thủ... Theo điều tra của báo Nông nghiệp Việt Nam, mâu thuẫn đất đai giữa 2 làng Thanh Nga và Nhân Phúc (xã Phú Phúc) đã lên đến đỉnh điểm là vụ ném lựu đạn diễn ra vào ngày 29/11/1992 khiến anh Trần Văn Việt tử vong và 21 người bị thương. Ngay sau đó, công an huyện Lý Nhân đã khởi tố vụ án hình sự "giết người" và "tàng trữ vũ khí trái phép", khởi tố bị can đối với Trần Văn Cự khi đó đã bỏ trốn về 2 hành vi trên, đồng thời ra lệnh truy nã Cự trên toàn quốc. Đến ngày 23/2/1993, Trần Ngọc Thanh (SN 1974) bị di lý về công an tỉnh Nam Hà (nay là Hà Nam) để điều tra về hành vi "giết người". Kế tiếp đến 27/5/1993, Trần Văn Vót khi đó đang là Bí thư chi bộ xóm cũng bị bắt tại trụ sở UBND xã để phục vụ điều tra về hai hành vi "giết người" và "tàng trữ trái phép vũ khí". Kết luận điều tra của Công an tỉnh Nam Hà ghi: Trần Văn Vót là người đã tàng trữ và đưa trái lựu đạn cho Trần Ngọc Thanh, để Thanh ném vào đám đông bà con xã viên Nhân Phúc gây nên cái chết cho anh Trần Văn Việt và làm bị thương 21 người. Trần Văn Vót sau đó bị VKSND tỉnh Nam Hà truy tố về 4 tội: "Giết người","tàng trữ trái phép vũ khí", "phá hoại việc thực hiện chính sách kinh tế xã hội" và "gây rối trật tự công cộng", còn Trần Ngọc Thanh bị truy tố về hành vi "giết người". Ngày 26/2/1994, Trần Văn Vót bị TAND tỉnh Nam Hà tuyên phạt tù chung thân vì 4 tội trên; Trần Ngọc Thanh bị tuyên 15 năm tù. Tuy nhiên các nhân chứng và 21 người Nhân Phúc bị thương không được triệu tập, thân nhân của những bị cáo cũng không được vào tòa. Từ ngày 25-27/8/1994, tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội phúc thẩm lại vụ án trên và tuyên y án sơ thẩm với bản án hình sự phúc thẩm số 1030. Trong suốt 22 năm qua, cụ Trần Anh Điền (bố của nạn nhân Trần Văn Việt) liên tục kêu oan cho Trần Văn Vót và Trần Ngọc Thanh. Với những chứng cứ như: Trần Ngọc Thanh không có mặt ở hiện trường khi xảy ra vụ án; 4 cán bộ công an huyện Lý Nhân có mặt ở hiện trường đã nhìn rõ lựu đạn được ném từ phía người Thanh Nga sang phía người Nhân Phúc. Gia đình Trần Văn Vót sau đó cũng đã liên tiếp gửi đơn khiếu nại đến nhiều nơi nhưng tất cả đều chìm vào im lặng. Trần Văn Vót là người đã có 18 năm quân ngũ, được tặng huân chương Chiến sỹ giải phóng hạng ba, huân chương Chiến sỹ vẻ vang hạng nhì, được Nhà nước Lào tặng thưởng huân chương chống Mỹ...
GIA HUY (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Thủ tướng chỉ đạo làm rõ bản án hình sự 22 năm có dấu hiệu oan sai Trong 22 năm qua, bị cáo Trần Văn Vót vẫn liên tục kêu oan và kiên quyết không ký vào bản nhận tội, vì cho rằng mình không có tội. Thủ tướng đề nghị Viện trưởng Viện KSNDTC, Chánh án TANDTC xem xét lại bản án hình sự phúc thẩm được tuyên từ năm 1994 với bị cáo Trần Văn Vót có dấu...