Hưng Thịnh đề xuất lập quy hoạch khu đô thị sinh thái tại Bảo Lâm, Lâm Đồng
Huyện Bảo Lâm thống nhất theo đề nghị của Tập đoàn Hưng Thịnh về phạm vi, ranh giới khảo sát lập ý tưởng quy hoạch xây dựng khu đô thị sinh thái phía Nam Bảo Lộc.
UBND huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng vừa thông báo kết luận của Phó Chủ tịch huyện Nguyễn Trung Thành sau buổi làm việc với tập đoàn Hưng Thịnh.
UBND huyện đề nghị Tập đoàn Hưng Thịnh khẩn trương rà soát, xác định rõ các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của dự án, đồng thời cập nhật, bổ sung các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất án trong các quy hoạch có liên quan.
Việc tổ chức thực hiện phải đảm bảo tôn trọng hiện trạng sử dụng đất của địa phương; tôn trọng các quy hoạch đã có, quy hoạch đã và đang lập trên địa bàn huyện; tôn trọng các ý tưởng quy hoạch của các đơn vị tài trợ quy hoạch trên địa bàn huyện…
UBND huyện Bảo Lâm yêu cầu việc khảo sát phạm vi, ranh giới và lập ý tưởng quy hoạch dự án phải có nội dung cụ thể, địa điểm, quy mô cụ thể và phù hợp với các quy hoạch của huyện Bảo Lâm. Thời gian cập nhật, bổ sung các chỉ tiêu quy hoạch đất của dự án hoàn thành trước 22/7 để làm cơ sở UBND huyện trình các cấp có thẩm quyền.
Video đang HOT
Thời gian gần đây, Tập đoàn Hưng Thịnh liên tục đề xuất tài trợ lập quy hoạch nhiều khu vực có diện tích lớn tại Lâm Đồng. Tập đoàn này đề xuất tài trợ quy hoạch phân khu và đăng ký đầu tư tại khu Bắc xã Liên Hiệp huyện Đức Trọng, diện tích khoảng 1.086 ha; nghiên cứu, tài trợ lập quy hoạch Vùng phức hợp đô thị xanh kết hợp nông nghiệp công nghệ cao và du lịch sinh thái theo ranh đề xuất thuộc huyện Bảo Lâm và huyện Di Linh khoảng 48.000 ha.
Ngoài ra, tập đoàn này còn cùng Tập đoàn Đèo Cả, Tập đoàn Nam Miền Trung nghiên cứu tiền khả thi dự án Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc có tổng mức đầu tư khoảng 18.200 tỷ đồng theo hình thức đối tác công tư (PPP). Đồng thời, UBND tỉnh Lâm Đồng giao cho liên danh nhà đầu tư này khảo sát, nghiên cứu và đề xuất đầu tư dự án đoạn cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương.
Từ tuyến đường Lê Văn Lương - Tố Hữu đến các bất cập trong quy hoạch đô thị?
Những người dân thấm thía từ lâu với sự khổ sở, quá tải trên đường Lê Văn Lương - Tố Hữu, tuyến đường vốn dĩ được coi là huyết mạch phía Tây Nam của Thủ đô.
Tuy nhiên có hay không sai phạm trong quy hoạch tuyến đường này bây giờ mới được các cơ quan quản lý đưa ra kết luận và trở thành vấn đề tranh cãi.
Theo đó, mấy ngày qua, Kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng chỉ rõ có hàng chục dự án, công trình nâng tầng, tăng mật độ xây dựng, biến đổi chức năng. Sau đó buông lỏng cấp phép và quản lý xây dựng trong thời gian dài.
Cụ thể, Thanh tra Bộ Xây dựng đã chỉ ra hàng loạt vi phạm, sai sót tồn tại trong quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, quản lý xây dựng theo quy hoạch tại một số dự án dọc tuyến đường Lê Văn Lương - Tố Hữu, Nguyễn Thanh Bình, khu đô thị Trung Hoà - Nhân Chính.
Tại 31 dự án, công trình, chủ đầu tư thi công sai quy hoạch được duyệt, sai tổng mặt bằng, phương án thiết kế được chấp thuận, không có giấy phép xây dựng, sai giấy phép xây dựng, sai thiết kế được phê duyệt. Việc thực hiện quy hoạch đầu tư, xây dựng dự án không đảm bảo đồng bộ về hạ tầng, hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ công cộng, không đúng tiến độ, vi phạm Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 dẫn đến không đảm bảo về môi trường, kiến trúc cảnh quan và đời sống cư dân đô thị.
Các dự án được lập, chấp thuận tổng mặt bằng phương án kiến trúc tỷ lệ 1:500 rồi điều chỉnh nhiều lần, có dự án điều chỉnh tới 5 lần điều chỉnh nhưng không được công bố công khai minh bạch, dẫn đến tổ chức cá nhân, có trách nhiệm trong quản lý đô thị không biết để quản lý, giám sát thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng năm 2003, Luật Xây dựng 2014, Luật Quy hoạch đô thị 2009.
Bên cạnh đó, quy hoạch chi tiết 2 bên đường Lê Văn Lương phê duyệt năm 2016 có một số chỉ tiêu quy hoạch không đúng với quy chuẩn, không thuyết minh, tính toán như: Không đảm bảo nội dung về bố trí vườn hoa, sân chơi trong các nhóm nhà, bán kính phục vụ không lớn hơn 300m, không bố trí trạm y tế, sân tập luyện, chợ, trường THPT, trường THCS, trường tiểu học, đất công trình giáo dục không đạt 2,7m2/người, diện tích trường mầm non thiếu trên 12.000m2, diện tích đất cây xanh công cộng đơn vị thiếu gần 35.000 m2...
Về kết luận thanh tra về sai phạm trong quy hoạch tuyến đường Lê Văn Lương - Tố Hữu, đại diện Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội đã có một số phản biện (Ảnh: TTXVN)
Liên quan tới thông tin Kết luận thanh tra về sai phạm trong quy hoạch tuyến đường Lê Văn Lương - Tố Hữu, chất tải cao tầng gây sức ép quá tải lên hạ tầng giao thông, trong buổi họp báo mới đây của UBND TP Hà Nội, đại diện Sở Quy hoạch kiến trúc đã có một số phản biện lại Kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng.
Trong kết luận thanh tra chỉ ra: UBND TP Hà Nội và Sở Quy hoạch Kiến trúc đã có nhiều lần điều chỉnh quy hoạch mà không thuộc trường hợp được điều chỉnh đối với nhiều dự án trên trục Lê Văn Lương. Các đồ án quy hoạch phân khu cập nhật không đúng quy hoạch chi tiết. Đại diện Sở này phản biện cần xem xét lại bối cảnh năm 2008 hợp nhất Hà Nội - Hà Tây đã thay đổi địa giới hành chính, thay đổi nhiều định hướng phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô. Nên UBND TP đã chỉ đạo rà soát quy hoạch khu vực, nghiên cứu đề xuất phương án định hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên trục đường xuyên tâm của Thủ đô này.
"Qua các thời kỳ từ 2002 tới nay thì trục Lê Văn Lương luôn được xác định là xây dựng cao tầng. Và để chỉnh trang 1.000 năm Thăng Long thì Bộ Xây dựng cũng đã thống nhất cái việc mà điều chỉnh theo hướng nâng tầng cao các công trình tại đây. Cái nội dung định hướng cao tầng này thì cũng đã được cập nhật vào quy hoạch 1259 mà được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vẫn đảm bảo yêu cầu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật. Kết luận là gây quá tải cái này chúng tôi nghĩ cũng chưa hoàn toàn thoả đáng", ông Phạm Quốc Tuyến - Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho biết.
Đại diện Sở này cũng khẳng định việc định hướng cao tầng cũng đã được cập nhật vào quy hoạch chung xây dựng thủ đô được Thủ tướng phê duyệt năm 2011. Đến năm 2015, quy hoạch phân khu đô thị được duyệt cho phép xây dựng nhà ở chức năng hỗn hợp với tầng cao 30, 35 và cao nhất là 45 tầng dọc tuyến này.
Thế nhưng, giới kiến trúc sư và những người có trách nhiệm thời đó lại có cái nhìn ngược lại.
"Cái cơ chế lúc đấy rất khó khăn trong việc thảo luận, rất khó khăn về mặt thông tin. Bưng bít rồi thì giấu, rồi thì chỉ một nhóm người có thể quyết định được. Trong khi họp ý thì đưa ra những phương án rất hay, thế nhưng mấy ngày hôm sau thì vài người có thể quyết định khác đi, ngược lại với cái lời cam kết với tập thể. Thì đấy là cái cơ chế cơ chế giám sát xã hội, cái bộ máy yếu kém, mà lúc đó chúng ta biết rằng là nhiều kiến trúc sư lên tiếng bảo vệ lẽ phải bảo vệ lợi ích xã hội cũng rất khó khăn, cũng nhiều cái đe doạ", Kiến trúc sư Trần Huy Ánh - Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho biết.
Có hay không tiêu cực và lợi ích nhóm trong điều chỉnh quy hoạch tuyến đường? Đây sẽ là việc dành cho các cơ quan chức năng cùng xem xét, thanh kiểm tra.
Quy trình thông thường khi xin cấp phép xây dựng với các chung cư cao tầng sẽ bắt buộc phải qua những bước nào, qua các cấp nào? Muốn điều chỉnh quy hoạch cần dựa trên điều kiện gì? Mức độ điều chỉnh thế nào thì địa phương được phép phê duyệt? Ở mức độ nào thì phải trình xin ý kiến cấp Bộ? Làm sao để hạn chế việc lồng cả lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân trong xây dựng, điều chỉnh quy hoạch?
Dự án AE Resort Cửa Tùng chưa hẹn ngày trở lại Được kỳ vọng sẽ tạo ra điểm nhấn về du lịch biển Quảng Trị, thế nhưng đến nay dự án Khu đô thị sinh thái biển AE Resort Cửa Tùng vẫn chỉ là những cọc bê tông được xây lên rồi để hoang. Nhà đầu tư chưa có động thái thi công trở lại sau hơn 2 năm dừng hoạt động. Dừng hoạt...