‘Hung thần’ Zircon tấn công mục tiêu xa hơn 1.000 km, tiêu diệt tàu sân bay
Nga sẽ phóng tên lửa siêu thanh diệt hạm mới nhất Zircon ở khoảng cách lớn nhất, nhằm vào mục tiêu tàu sân bay đối phương.
Video: Tên lửa siêu thanh Zircon lần đầu phóng từ khinh hạm Đô đốc Gorshkov
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, tầm bay của tên lửa chống hạm siêu thanh Zircon trong các cuộc thử nghiệm mới sẽ tăng gấp đôi. Theo đó Zircon sẽ bắn tấn công và tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách khoảng 1.000km. Thông tin trên đã được TASS đăng tải sau khi xác nhận từ nguồn tin quân sự của Nga.
Các cuộc thử nghiệm tiếp theo của tên lửa siêu thanh mới nhất của Nga sẽ diễn ra vào tháng 11, từ khinh hạm Đô đốc Gorshkov của Hạm đội Phương Bắc. Theo kế hoạch, Zircon sẽ tấn công các mục tiêu mô phỏng từ tàu sân bay của đối thủ di chuyển trên biển.
Trước đó, các cuộc thử nghiệm tên lửa Zircon đã diễn ra vào đầu tháng 10/2020. “Hung thần” Zircon đã bắn trúng mục tiêu thành công ở khoảng cách 450 km. Tốc độ bay đạt Mach 8, độ cao 28 km.
Dự kiến cuối năm 2020, quân đội Nga sẽ tiếp tục phóng 3 tên lửa Zircon, trong đó có nhiệm vụ tấn công, tiêu diệt tàu chiến và tàu sân bay đối thủ.
Tên lửa siêu thanh Zircon (định danh NATO là SS-N-33) là tên lửa hành trình chống hạm siêu âm cơ động do NPO Mashinostroyeniya (Nga) phát triển, được trưng bày lần đầu tại triển lãm hàng không MAKS 1995.
Các nguyên mẫu Zircon sau đó được phóng thử từ máy bay ném bom Tu-22M3 vào năm 2012-2013, phóng từ bệ phóng trên mặt đất năm 2015. Tại lần thử nghiệm thành công đầu tiên vào năm 2016, Zircon đạt tốc độ Mach 8 (9.800km/giờ) và được Nga chính thức đưa vào trang bị tháng 11/2017.
Thử nghiệm mới nhất của tên lửa ngày 10/12/2018 đã chứng minh Zircon đạt được tốc độ Mach 8-9 (9.800-11.025 km/giờ), tầm bắn cực đại có thể đạt được là 1.000 km, gấp 3 lần so với tầm bắn của tên lửa diệt hạm Harpoon Block IV – loại tên lửa chống hạm hiện đại nhất của Mỹ.
Chỉ số này vượt xa hơn tầm bắn của các hệ thống phòng không trên tàu chiến hoặc tầm bay của máy bay tiêm kích từ tàu sân bay, cho phép máy bay, tàu chiến của Nga tấn công các chiến hạm địch mà không sợ bị bắn trả.
Khu trục hạm Trung Quốc có thể mang 'sát thủ tàu sân bay'
Tàu khu trục Type-055 của hải quân Trung Quốc có thể trang tên lửa đạn đạo diệt hạm cải tiến để tăng cường khả năng tấn công tàu sân bay.
Trung Quốc cuối tháng trước hạ thủy chiến hạm Type-055 thứ tám, chiếc cuối cùng thuộc lớp tàu khu trục lớn nhất từng được nước này chế tạo. Với lượng giãn nước 12.000 tấn, Type-055 cũng là khu trục hạm lớn thứ hai thế giới, chỉ sau lớp Zumwalt của Mỹ.
Chúng được thiết kế để tham gia nhóm hộ tống tàu sân bay do Trung Quốc phát triển, có thể phóng tên lửa hành trình chống hạm và tấn công mặt đất, tên lửa phòng không và ngư lôi chống ngầm. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng Bắc Kinh có thể tìm cách trang bị tên lửa đạn đạo diệt hạm để tăng cường khả năng tấn công cho những chiếc Type-055.
Tàu khu trục Type-055 đầu tiên của Trung Quốc duyệt binh trên biển hồi năm 2019. Ảnh: AP.
Quân đội Trung Quốc đang biên chế hai mẫu tên lửa đạn đạo diệt hạm có biệt danh "sát thủ tàu sân bay" gồm DF-21D và DF-26B, nhưng chúng đều là những tên lửa cỡ lớn và phóng từ mặt đất, được trang bị cho lực lượng tên lửa chiến lược.
Chưa có thông tin nào về nỗ lực hoán cải dòng DF-21D và DF-26B thành tên lửa phóng từ tàu chiến, nhưng báo cáo đánh giá năng lực quân sự Trung Quốc do Lầu Năm Góc công bố hồi đầu tháng nhận định những chiếc Type-055 có thể mang tên lửa đạn đạo diệt hạm khi đưa vào biên chế.
Chuyên gia hải quân Trung Quốc Lý Kiệt cho rằng khó có khả năng những chiếc Type-055 đã được trang bị tên lửa đạn đạo chống hạm, do các mẫu tên lửa này có kích thước quá lớn. Tuy nhiên, ông đánh giá lực lượng khu trục hạm Trung Quốc có thể được tích hợp tên lửa diệt hạm siêu vượt âm tương tự mẫu Zircon của Nga.
"Khả năng chống tiếp cận của quân đội Trung Quốc sẽ nâng cao đáng kể nếu thực hiện phương án này", Li nói.
Một số chuyên gia cũng cho rằng Bắc Kinh sẽ không vội vã đóng các mẫu tàu chiến mới, mà tập trung vào hoàn thiện khả năng hoạt động và hiệp đồng của những chiến hạm mới trong biên chế hiện nay. "Tốc độ đóng tàu có thể chậm lại trong 10 năm tới và xuất hiện nhiều thay đổi trên những loại tàu hiện nay", nhà phân tích Zhou Chenming ở Thượng Hải nêu quan điểm.
Hải quân Trung Quốc biên chế tàu Nam Xương, khu trục hạm Type-055 đầu tiên, hồi tháng 1 sau quá trình hoàn thiện và thử nghiệm trên biển dài hai năm rưỡi. Các chuyên gia nhận định hải quân Trung Quốc có thể cần khoảng 3 năm nữa để thử nghiệm và biên chế toàn bộ 8 chiếc Type-055.
Khu trục hạm hạng nặng 'Voi trắng' HMS Bristol của Anh "về hưu" sau 53 năm hạ thủy Hải quân Hoàng gia Anh đã cho nghỉ hưu tàu khu trục lớp Type 82 duy nhất từng được chế tạo, HMS Bristol, 53 năm sau khi nó được hạ thủy. Tàu khu trục Type 82 HMS Bristol của Hải quân Anh. Ảnh: Rick Garcia. Tàu khu trục lớp Type 82 duy nhất của Anh được chế tạo 53 năm trước, HMS Bristol,...