“Hung thần” tung hoành do phường thu phí (?!)
Bàng hoàng, đau xót, đó là điều mà chúng tôi cảm nhận rất rõ trên gương mặt từng người thân của chị Trần Thị Đào – nạn nhân một vụ tai nạn giao thông mới đây. Xen lẫn nỗi đau thương ấy còn là sự bức xúc trước việc làm vô lối của chính quyền địa phương nơi đây.
Cái chết oan uổng
Trong căn nhà cấp 4 thấp lè tè, xập xệ, anh Trần Văn Thạo (SN 1973, trú ở khu phố Đa Hội, phường Châu Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh) bần thần nhớ lại, 17h ngày 3/10, vợ anh – chị Trần Thị Đào (SN 1975) rời nhà ra đường đi bộ thể dục đến khu vực cầu Dầm. Quá quen với tiếng nổ của xe công nông hàng ngày nên khi nghe thấy tiếng phành phạch phía sau, chị Đào liền đi sát vào lề đường. Thế nhưng tai họa vẫn đổ ập xuống khi chiếc xe bất chợt mất lái, va vào đống gạch, sau đó chồm lên đâm thẳng vào chị Đào. Chưa chịu dừng lại, nó tiếp tục ngoặt đầu sang phải, đẩy nạn nhân thêm một đoạn nữa, rồi chèn người phụ nữ vào chân tường. Chị Đào nhanh chóng được gia đình đưa tới bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Long Biên, Hà Nội) cấp cứu.
Chị Đào bị thương quá nặng, gãy hàng loạt xương sườn, đứt cuống phổi nên đã tử vong. Hồi tưởng cái buổi chiều oan nghiệt, anh Thạo lặng người: “Vợ tôi chết thật đau đớn và oan uổng. Các con tôi đều đang ở tuổi ăn, tuổi học, bỗng dưng mất mẹ.
Chiếc “hung thần”chở sắt cồng kềnh bất ngờ gặp sự cố trên đường ở Đa Hội (Từ Sơn – Bắc Ninh)
Còn tôi thì phải chịu cảnh gà trống nuôi con”. Trước bàn thờ em dâu, ông Trần Văn Nghiệp (anh trai cả anh Thạo) bùi ngùi: “Chú thím ấy đều là con út trong cả hai gia đình. Sau 18 năm chung sống, kinh tế tuy khó khăn, song vợ chồng em tôi rất hạnh phúc. Các cháu đều chăm ngoan học giỏi. Vậy mà cái xe công nông chết tiệt kia đã cướp đi mạng sống của em dâu tôi và đẩy chú nó cùng mấy đứa trẻ lâm vào cảnh khốn cùng”. Vậy nhưng nỗi đau xót ấy của đại gia đình này sẽ chẳng biết đến khi nào mới nguôi ngoai, vì sau khi chị Đào mất, anh Thạo “lờ mờ” hay tin, chính quyền phường đã “bảo kê” cho hàng loạt xe công nông trên địa bàn hoạt động, trong đó không loại trừ cả chiếc “hung thần” gây nên cái chết của vợ anh.
Về chiếc xe công nông gây án, theo gia đình anh Thạo nó thuộc sở hữu của anh Trần Văn Ngời, người cùng địa phương. Lúc xảy ra tai nạn, anh này thuê đối tượng tên Sơn, quê ở Thái Nguyên điều khiển. Sau tai nạn, đối tượng lái xe bỏ trốn. Khám nghiệm phương tiện cho thấy, chiếc xe không phanh, không đèn, không còi và người điều khiển thì chưa đủ tuổi thành niên. Về điểm này, luật sư Nguyễn Quang Tiến (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng cùng với người điều khiển công nông, rất có thể anh Ngời cũng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi “Đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường bộ không đảm bảo an toàn” hoặc “Điều động, giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, theo các Điều 204, 205-BLHS.
Video đang HOT
Sững sờ trước “phí lưu hành”… xe tự chế
Từ sự nghi vấn của thân nhân nạn nhân Trần Thị Đào, phóng viên đã tìm hiểu về công tác xử lý xe công nông, xe tự chế trên địa bàn phường Châu Khê.
Con đường chính nối từ quốc lộ 1A xẻ ngang phường Châu Khê sang tận xã Dục Tú của huyện Đông Anh, các phương tiện giao thông luôn chạy rầm rầm. Trong số ấy, đến đâu cũng thấy xe công nông đầu ngang, đầu dọc và xe tự chế. Điểm chung của các xe tự chế 3 bánh là nó được thiết kế bằng một đầu máy nổ tương đương với nhiều con ngựa kéo, cầu, nhíp, gầm bệ rất chắc chắn để có thể chở được nhiều hàng hóa.
Anh Trần Văn Thạo thẫn thờ không còn hình bóng vợ…
Ai cũng biết bắt đầu từ 1/1/2008, Nghị quyết 32/NQ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành. Theo đó, xe công nông, xe tự chế buộc phải xóa bỏ vĩnh viễn. Thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông, Nhà nước cũng đã cố gắng hỗ trợ tiền chuyển đổi nghề đối với chủ loại phương tiện được coi là “hung thần” này. Đã hơn 4 năm trôi qua, nhưng khi tìm về phường Châu Khê, Bắc Ninh, chúng tôi không khỏi sững sờ. Lẽ nào chính quyền địa phương nơi đây không hề hay biết gì đến Nghị quyết 32 của Chính phủ!?
Một số người dân lý giải rằng sở dĩ hàng loạt “hung thần” vẫn đang tồn tại, phát triển ở Đa Hội còn là do UBND phường đã thu phí lưu hành phương tiện hàng tháng của họ. Chúng tôi cũng đã “sưu tầm” được một số “biên lai” nộp tiền có dấu của chính quyền phường Châu Khê. Thật không thể tin nổi, trong lúc Chính phủ và tất cả các tỉnh, thành đang nỗ lực loại bỏ công nông, xe tự chế để bảo đảm cuộc sống an toàn, hạnh phúc cho người dân thì một số lãnh đạo ở Châu Khê lại đi ngược lại lợi ích chung. Vì thế mới có người bảo rằng việc thu phí lưu hành công nông ở Châu Khê chẳng khác nào cái được gọi là “bảo kê”, hợp pháp hóa sai phạm của cơ quan hành chính cơ sở.
Để có thông tin hai chiều, chúng tôi đã đến gặp lãnh đạo phường Châu Khê. Trong lúc chờ đợi ông chủ tịch phường tiếp chuyện, một trong số lãnh đạo phường này cho hay, Châu Khê hiện có khoảng hơn 300 đầu xe tự chế các loại, trong đó có trên dưới 100 công nông đầu ngang. Phường cũng đã nhiều lần ra quân dẹp bỏ các “hung thần”, nhưng không dẹp nổi vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Cầm bản sao một số “biên lai” thu phí lưu hành công nông trên tay do chúng tôi cung cấp, vị cấp phó phường quả quyết: “Nếu những bản sao này không có sự thay đổi nào so với bản gốc thì chữ ký trong biên lai chính là chữ ký của sếp tôi thật”. Lúc sau gặp chúng tôi, ông Đỗ Văn Hiền – Chủ tịch UBND phường Châu Khê phần nào tỏ ra lúng túng. Vậy nhưng nhắc đến việc thu phí lưu hành công nông trên địa bàn, ông Hiền đột ngột cao giọng: “Làm gì có chuyện ấy”! Tuy nhiên khi chúng tôi đưa ra dẫn chứng cụ thể, vị chủ tịch phường lại chuyển sang nhã nhặn bảo: “Đó là do người dân tự nguyện đóng góp”! Thật nực cười lắm thay…
Theo 24h
Những đứa trẻ bỗng chốc mồ côi
"Ông ơi... Chú ơi! Bố con đâu rồi? Sáng qua, bố vẫn còn bế con trước khi đi làm, sao giờ lại thế này hả ông..." - tiếng khóc, tiếng gọi bố đến lạc cả giọng của cô bé lớp 3 khiến những người dự đám tang không cầm được nước mắt.
Góa phụ chèo chống nuôi 3 con thơ
Cách đây tròn 1 năm, người dân thôn Lã Côi, xã Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội lặng lẽ đến nhà ông Lê Xuân Lợi để tiễn đưa anh Lê Xuân Quyền (SN 1980, con trai thứ 2 của ông Lợi) về nơi chín suối. Họ hàng, làng xóm thương tiếc anh Quyền hiền lành, chăm chỉ mà đoản mệnh đã đành, song nỗi đau xót, còn dành cho cả 3 đứa trẻ, các con của người đàn ông xấu số này.
Anh Quyền cùng 2 người anh, em ruột khác có một cửa hàng cắt tóc nam nằm trên phố Ngô Gia Tự, quận Long Biên. Cửa hàng của anh Quyền lúc nào cũng nườm nượp khách. Nghe danh, một thanh niên ở xã Trung Giã, Sóc Sơn tìm xuống nằng nặc xin học nghề. Khóa truyền nghề kết thúc, thanh niên kia trở về quê mở hiệu. Cảm kích ân tình của các "thầy", ngày 8/10/2011, "đệ tử" của anh Quyền làm bữa cơm để cảm tạ.
Hôm ấy, Quyền và anh trai đón xe buýt lên Sóc Sơn, còn đứa em út ở nhà trông cửa hàng. Đến điểm xe buýt gần nhà cậu "học trò", Quyền đã thấy thanh niên kia cùng chiếc xe máy đợi sẵn. Khi đến ngã tư Trung Giã, xe máy chở anh, em Quyền bất ngờ bị một xe máy đi từ hướng cầu Vát sang đâm trực diện. Quyền ngã đập đầu xuống đường, bất tỉnh nhân sự. Đến chiều hôm sau thì anh thợ cắt tóc mãi mãi ra đi mà không kịp dặn dò vợ con lấy một lời.
Chị Dư thường bế con đứng cửa cố tìm hình bóng của người chồng chết vì tai nạn bất ngờ
Nhớ lại cái giây phút vợ chồng giáp mặt mà nghìn trùng xa cách, chị Đào Thị Dư (vợ anh Quyền) sụt sịt: "Lúc nghe tin sét đánh, em nhào ngay vào viện, nhưng đã muộn... Chồng em đã không còn biết gì vì chấn thương sọ não. Phải mổ. Vậy mà cũng có cứu được đâu". "Anh ấy bỏ mẹ con em đi khi thằng cu còn chưa đầy 4 tháng tuổi. Con Dung học lớp 4, con Thúy thì đang học mẫu giáo. Cả 3 đứa đều còn quá nhỏ anh ạ! Giờ em chẳng biết phải xoay xở thế nào để nuôi các cháu lớn khôn" - chị Dư nghẹn ngào.
Nói xen lời con dâu, ông Lợi bảo: "Ngày Quyền còn sống, nó là lao động chính nuôi sống cả gia đình. Giờ Dư phải thay chồng ra hiệu tóc phụ giúp anh, giúp em để nhặt từng đồng bạc lẻ. Khốn nỗi, chân yếu tay mềm, mấy đứa trẻ thì ho, sốt triền miên nên nó cũng buổi đực, buổi cái". Theo lời ông Lợi, thương em dâu, chị dâu và các cháu côi cút nên các con ông đều hết lòng giúp đỡ. Ngặt điều mấy đứa cùng túng thiếu cả, nên cũng chỉ đỡ đần phần nào. Ngoài làm ở hiệu tóc, Dư còn phải thức đêm đóng từng gói tăm tre để nhận về vài chục nghìn đồng tiền công. "Tôi thương con một, giờ thương các cháu mười. Thành thử còn chút sức lực cuối cùng, tôi đều dồn cả vào việc trông nom bọn trẻ để mẹ chúng có thời gian kiếm ăn" - ông Lợi dằn lòng.
Nhắc đến các con, Dư kể hôm cử hành tang lễ chồng, chị cũng như người "đã chết". "Dung tuy chưa hiểu hết nỗi đau thương, sự cơ cực vì mất bố, nhưng cháu biết thương mẹ, thương các em lắm và tỏ ra rất có hiếu" - chị Dư bảo vậy. Thế nên bây giờ cứ ai cho quà bánh gì, cô bé đều đặt lên bàn thờ mời bố trước. Riêng Thúy thì thỉnh thoảng vẫn hỏi "Bố đi đâu hả mẹ". Nhìn về tương lai, chị Dư khẩn cầu: "Chỉ mong ông trời cho mẹ con em khỏe mạnh".
Bé gái ngằn ngặt khát sữa
Thật khó mà so sánh gia đình nào đau xót, bất hạnh hơn gia đình nào trong những vụ tai nạn giao thông. Nhưng có một điều chắc chắn những đứa con bé bỏng của các nạn nhân là khổ cực nhất. Không còn cha, mẹ, chúng lớn lên chẳng khác nào cái cây non trước giông bão... Về thôn Ngọc Kiên, xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, chúng tôi nhận thấy người dân nơi đây đã phần nào bình tâm để bảo ban người thân đi lại cẩn thận mỗi khi tham gia giao thông. Xuất phát chính từ cái cảnh ngộ của gia đình ông Nguyễn Văn Hải.
Sáng 6/10, gia đình ông Hải bất ngờ nhận được điện thoại của một người quen báo về, con dâu ông, chị Nguyễn Thị Hồng đã chết vì tai nạn giao thông. Cả nhà ông Hải đều chết lặng. Nhà ông đã thực sự "tang trùng tang"... Ngồi ngây ở góc nhà, bà Nguyễn Thị Sợi (vợ ông Hải) nói mà như không muốn mở lời, lúc 4h30 cùng ngày, Hồng lẳng lặng dắt xe máy ra đường để đi "xáo rau". Ai ngờ trên đường chở rau ra chợ bán thì va chạm với ô tô. Lúc Hồng nằm bất động ở hiện trường, người đi đường còn nhìn thấy trên áo cô vẫn đang đeo một chiếc băng tang đen bằng 2 ngón tay trước ngực. Bởi trước đó, cách ngày cô bị nạn hơn 4 tháng, anh Nguyễn Trường Ca (chồng Hồng) cũng đã thiệt mạng trên đường đi làm về. Sau những ngày tháng "chết đi sống lại" vì nỗi đau mất chồng, Hồng dần lấy lại được thăng bằng và gắng gượng nuôi bé Mai Trang (đứa con đầu lòng) mới 8 tháng tuổi. Bà Sợi bảo: "Hồng vốn chỉ quen với mấy sào ruộng, nhưng khi không còn chỗ dựa về kinh tế nữa, nó buộc phải tập tành chạy chợ kiếm miếng cơm cho cả gia đình". Thế nhưng thêm một lần nữa bà Sợi cùng chồng lại phải "đầu bạc khóc đầu xanh".
Nhấp một ngụm chè đặc chát, ông Hải tiếp lời vợ: "Vợ chồng chúng nó ra đi đột ngột, để lại cho hai thân già này đứa trẻ vẫn còn đang bú sữa mẹ. Ngày trước nuôi con đã khổ cực, giờ phải nuôi đứa cháu đỏ, thấy lòng chua chát quá"! "Cảm tạ trời đất, mấy đêm gần đây cháu cũng đỡ quấy khóc hơn" - ông Hải mừng thầm. Chuyện buồn của nhà ông Hải thì cả làng, cả xã ai cũng biết, ai cũng muốn sẻ chia. Vậy nhưng ngay cái mà bà con chòm xóm tưởng chừng dễ dàng thực hiện nhất là thăm hỏi, động viên đôi vợ chồng già ấy xem ra cũng rất khó. Vì bà con bảo rằng hỏi thăm mà không khéo dễ làm ông bà Hải thêm đau lòng. Chính vì thế những người họ hàng, làng xóm tốt bụng quay sang quan tâm đến bé Mai Trang. Thế nên hàng ngày, mấy chị đồng trang lứa với vợ chồng Hồng - Ca ở cùng xóm đang nuôi con nhỏ thường chạy qua nhà ông Hải cho bé Trang bú chực.
Nhớ lại mấy đêm đầu Hồng mới mất, ông Hải kể cứ bắt đầu sẩm tối là con bé lại khóc toáng đòi sữa mẹ. Đêm đến cả nhà cứ phải truyền tay nhau bế ẵm, dỗ dành. Có hôm nửa đêm thức giấc, Mai Trang nhất định không chịu bú bình, đưa thìa bột vào miệng cũng ngằn ngặt đẩy ra. Bí quá, bà Sợi buộc phải chạy qua "cầu cứu" chị hàng xóm sang nhà giúp đỡ. Chuyện trò với khách, cả ông Hải và bà Sợi đều tỏ ra vô cùng lo lắng. Vì như lời đôi vợ chồng già này thì khó khăn, cơ cực họ có thể chịu đựng được. Nhưng bé Mai Trang thiếu sữa mẹ sẽ rất hay đau ốm và chẳng biết ông Hải, bà Sợi có đủ sức, đủ thọ để nuôi dạy bé con nên người!?
Theo 24h
Chiếc công nông "xóa sổ" cả gia đình Cầm danh sách trích ngang những vụ nạn giao thông (TNGT) gần đây từ tay một cán bộ CSGT, chúng tôi lập tức bị ám ảnh bởi 3 cái tên trong cùng một gia đình. Thế nên dù đã xế chiều, chúng tôi vẫn tìm đến gia đình bất hạnh ấy. Chiều quê vọng nỗi đau thương Trời sâm sẩm tối, nhưng ngôi...