“Hung thần” tăng Leclerc của Pháp đáng sợ đến mức nào?
Xe tăng Leclerc được trang bị pháo nòng trơn 120mm có thể bắn được đạn APFSD (đạn xuyên giáp có guốc) và HEAT (đạn lõm) với tốc độ bắn liên tục 12 phát/phút.
Ngày 16/3, công ty Nexter Systems của Pháp đã giành được một hợp đồng nâng cấp 200 xe tăng chiến đấu chủ lực Leclerc cho quân đội nước này.
Xe tăng chiến đẩu chủ lực Leclerc của Pháp
Theo trang tin về quốc phòng và tình báo Janes.com, hợp đồng trị giá 330 triệu euro. Ngoài việc hiện đại hóa 200 xe tăng Leclerc, Nexter Systems cũng sẽ hiện đại hóa 18 xe sửa chữa và cứu kéo đa dụng DCL. Dự kiến bàn giao các xe tăng Leclerc đã qua nâng cấp diễn ra trước năm 2020.
Dự án hiện đại hóa sẽ kéo dài tuổi thọ của xe tăng đến năm 2040 và nâng cao khả năng chiến đấu của loại xe tăng này trong điều kiện chiến tranh hiện đại, bao gồm cả chiến tranh không đối xứng.
Các danh mục hiện đại hóa loại tăng chủ lực Leclerc bao gồm việc thiết kế và lắp đặt hệ thống thiết giáp mới, liên kết tăng với hệ thống chỉ huy tác chiến SCORPION, cũng như thiết lập hệ thống thông tin liên lạc kỹ thuật số chiến thuật mới Thales.
Video đang HOT
Hiện Quân đội Pháp có tổng cộng 406 chiếc Leclerc và quân đội UAE (Các tiểu vương quốc Arab thống nhất) sở hữu 388 chiếc. Mỗi chiếc Leclerc có giá 7,4 triệu USD.
Trọng lượng: 54,5 tấn, Dài: 9,87 m, Rộng 3,71 m, Cao: 2,53 m, Quân số: 3 người. Phạm vi hoạt động: 550 km, 650 km với nhiên liệu dự trữ, Tốc độ: 72 km/h.
Xe tăng Leclerc được trang bị súng (pháo) nòng trơn 120 mm. Súng có thể bắn được đạn APFSD (Amour Piercing Fin Stabilised Discardung Sabot) và HEAT (High Explosive Anti Tank), có thể bắn liên tục 12 phát/phút. Hệ thống ngắm điện tử tăng tốc.
Leclerc được trang bị hệ thống tự động nạp đạn, cho phép nó có thể bắn trong khi di chuyển (cross-country fire-on-the-move) để chống lại các mục tiêu di động. Xe tăng có thể mang theo 22 quả đạn “sẵn sàng sử dụng” và còn được trang bị 1 súng máy 12,7 mm gắn trên nòng súng chính, 1 súng phòng không 7,62 mm trên nóc.
Hệ thống bắn điện tử cho phép xạ thủ hoặc chỉ huy có thể chọn 6 mục tiêu khác nhau để tham chiến chỉ trong vòng 30 giây. Hệ thống vi tính điện tử cho phép xử lý thông tin từ kính ngắm và hệ thống cảm biến. Chỉ huy có 8 kính tiềm vọng và hệ thống ngắm toàn cảnh HL-70 từ nhà sản xuất Safran. HL-70 bao gồm laser định vị, hệ thống ban ngày và hệ thống khuếch đại hình ảnh 2 bậc. Tầm nhận diện mục tiêu là 4 km và tầm định vị là 2,5 km.
Cơ quan mua sắm quốc phòng Pháp cho biết hợp đồng hiện đại hóa 200 xe tăng chiến đấu chủ lực Leclerc đã được ký kết hôm 5/3 vừa qua, phù hợp với ngân sách quốc phòng giai đoạn 2014-2019.
Công ty Nexter Systems là công ty nhà nước, chuyên sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự có trụ sở tại thành phố Roane thuộc tỉnh Loire (Pháp). Trước đó, công ty này cũng đã sản xuất 254 xe tăng Leclerc cho quân đội Pháp.
Theo Infonet
Từ T-14 Armata, Nga tiến gần đến xe tăng robot
Năm 2015, Nga sẽ có xe tăng thế hệ mới T-14 Armata và tiến gần đến việc chế tạo ra xe tăng robot hóa hoàn toàn.
Khung gầm chiến đấu vạn năng Armata là khung gầm xích hạng nặng cải tiến thế hệ 4 của Nga. Dựa trên khung gầm tiêu chuẩn này, Nga dự kiến chế tạo xe tăng chủ lực, xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép chở quân hạng nặng, xe chiến đấu yểm trợ tăng, xe cứu kéo bọc thép, cũng như một số loại pháo tự hành, vũ khí phòng không và hệ thống phòng chống vũ khí NBC.
Các xe tăng T-14 đầu tiên sẽ được chuyển giao cho quân đội Nga vào năm 2015, còn việc sản xuất loạt sẽ bắt đầu từ năm 2016. Đến năm 2020, Nga sẽ sản xuất 2.300 xe tăng này và qua đó hiện đại hóa 70% lực lượng xe tăng Nga.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Công nghiệp quốc phòng Nga, tăng chủ lực thế hệ mới Armata sẽ tham gia duyệt binh Chiến thắng ngày 9/5/2015 và sẽ được thử nghiệm vào năm 2016.
Armata được phát triển như một khung gầm chiến đấu, module, vạn năng, có thể dùng làm cơ sở để chế tạo hàng loạt xe chiến đấu như tăng chủ lực, xe chi viện hỏa lực, xe gỡ mìn, hệ thống phun lửa hạng nặng và xe tăng bắc cầu.
Tăng Armata sẽ có pháo điều khiển từ xa và hệ thống tiếp đạn hoàn toàn tự động, cũng như có khoang riêng cho kíp xe làm bằng vật liệu composite và được bảo vệ bằng giáp phức hợp. Các chuyên gia cho rằng, bằng cách đó, cuối cùng Nga sẽ có được một xe tăng chiến đấu không người lái, hoàn toàn robot hóa.
Xe tăng Armata sẽ được trang bị module chiến đấu tháo pháo điều khiển từ xa và hệ thống điều khiển tự động, kíp xe được bảo vệ nhờ cáp-xun bọc giáp. Trên tháp sẽ lắp pháo 125 mm với 32 phát bắn. Ngoài ra, dự kiến còn chế tạo tên lửa mới dẫn bằng laser, có thể phóng qua nòng pháo có tầm bắn 5.000 m. Vũ khí bổ trợ sẽ gồm 1 pháo 30 mm và 1 súng máy 12,7 mm. Pháo 30 mm dùng để tiêu diệt xe không bọc thép và trang thiết bị quân sự như radar, cũng như khí tài bên ngoài của xe tăng, xe bọc thép chở quân.
Xe tăng -14 sẽ không cấp tiến và đồ sộ như mẫu Objekt-195 hay tăng -95 vốn đã bị đình chỉ, nó sẽ có trọng lượng nhỏ hơn và do đó mà có sức cơ động cao hơn. Xe tăng này cũng rẻ tiền hơn hai loại tăng đầy triển vọng kia.
Nga đang dự định chế tạo hàng loạt phương tiện chiến đấu robot, gọi là các hệ thống robot cơ động dùng cho các nhiệm vụ trinh sát bộ đội, chi viện hỏa lực, bảo vệ và phòng thủ các cơ sở quân sự, vị trí đóng quân, lắp đặt các loại sensor.
Robot mới nhất trong dòng sản phẩm này là MRK-002-BG-57 có tên Volk-2. Thực chất, đây là một xe tăng có kích thước như một ô tô nhỏ, lắp 1 súng máy 12,7 mm. Ở chế độ tự động, người điều khiển có thể lựa chọn đến 10 mục tiêu để sau đó robot nổ súng tiêu diệt. Volk-2 có thể hoạt động độc lập ở mức độ nhất định, nhưng quyết định nổ súng tiêu diệt mục tiêu vẫn hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của con người.
Theo Năng Lượng Mới
Hàn Quốc chi hơn 900 tỷ won, "tậu" xe tăng thế hệ mới Theo tờ Lenta.ru (Nga), cơ quan mua sắm quốc phòng (DAPA) của Hàn Quốc đã ký với Công ty Hyundai Rotem hợp đồng cung cấp các xe tăng chiến đấu chủ lực K2 Black Panther. Ảnh minh họa Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap cho hay, hợp đồng này có giá trị lên tới 901,5 tỷ won (tương đương khoảng 820,3 triệu USD)....