“Hung thần” mô-tô phân khối lớn
Mô-tô phân khối lớn chỉ đáp ứng nhu cầu của số ít người có điều kiện, trong khi đang là nỗi ám ảnh thường trực của số đông người đi đường; thách thức trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội.
Chơi mô-tô phân khối lớn (PKL) dù khá tốn kém nhưng đang phát triển ở Việt Nam. Bằng chứng là lượng mô-tô nhập khẩu về Việt Nam tăng cao trong hai năm 2013 và 2014. Các hội, nhóm chơi xe thêm thành viên, tổ chức nhiều sự kiện đáng chú ý hơn. Một loạt tên tuổi lớn trong làng mô-tô đổ bộ và có đại lý phân phối chính hãng tại Việt Nam như Benelli, Ducati, KTM, Harley-Davidson… Mới đây nhất, thương hiệu mô-tô nổi tiếng thế giới Kawasaki cũng đã chính thức góp mặt.
Xem đường phố như của riêng
Sau ngày 1/3/2014, Chính phủ đã bãi bỏ khoản 3, điều 8 trong Thông tư 46-2012 của Bộ Giao thông Vận tải về các đối tượng được sử dụng xe có dung tích trên 175cc và cấp bằng A2 mà trước đây chỉ giới hạn trong các đối tượng cụ thể mới được phép thi và sử dụng, gồm: công an, quân đội, thanh tra giao thông, quản lý thị trường, kiểm lâm, sát hạch viên, VĐV mô-tô thể thao.
Ngay sau thời điểm trên, lượng người sử dụng mô-tô có dung tích trên 175cc ngày càng nhiều, phần đông là thanh niên đam mê tốc độ nhưng lại không sinh hoạt cụ thể trong một CLB mô-tô nào do nhà nước quản lý. Do vậy, chỉ cần bước ra đường là gặp những chiếc xe PKL gầm rú.
Với “nguyên tắc” tiếng pô càng to càng thể hiện đẳng cấp, nhiều thành viên trong các diễn đàn xe PKL sẵn sàng hướng dẫn cách độ pô thế nào để tiếng nổ to hơn, làm nhiều người chú ý hơn mặc cho người xung quanh khó chịu, thậm chí giật mình hoảng loạn.
Thời gian gần đây, mô-tô phân khối lớn xuất hiện rất nhiều trên đường phố TP HCM (Ảnh: Hoàng Triều)
Với mật độ xe đông kèm theo việc giới hạn tốc độ chỉ dưới 60 km/giờ cho xe 2 bánh trên xa lộ và 40 km/giờ trong nội thị, việc sử dụng các loại xe PKL này chưa phù hợp với hạ tầng giao thông đô thị Việt Nam. Để thể hiện đẳng cấp, nhiều người “thả ga” xe PKL tối đa trong các làn dành cho xe 4 bánh, phóng ẩu cả trong nội thị, xem như đó là đường riêng của mình. Ngoài ra, họ còn lập hội, nhóm phượt bằng xe PKL…
Theo ông Ngô Quang Vinh – Phó Chủ tịch Liên đoan Mô tô – Xe đạp Việt Nam, Chủ tịch Liên đoan Môtô – Xe đạp TP HCM – để có thể điều khiển tốt xe PKL, ngoài bằng lái A2, người điều khiển cần được tập huấn các kỹ thuật điều khiển xe PKL một cách bài bản. Việc phải điều khiển những loại xe này trong nội thị với mật độ xe đông đòi hỏi phải biết xử lý tình huống khi gặp sự cố cùng những kỹ thuật té ngã đúng cách.
Hiện tại, ngoài các CLB chính thức do liên đoàn quản lý, có những nhóm tự phát và cũng tổ chức sinh hoạt định kỳ, tổ chức huấn luyện ngay trên đường phố ở các khu vực có đường lớn như Phú Mỹ Hưng (TP HCM), dễ dẫn đến các nhóm tổ chức thi đấu với nhau, gây hệ lụy khôn lường.
Mạnh tay với mô-tô vi phạm
Video đang HOT
Sau vụ mô-tô phượt gây tai nạn chết người đối với ông Lìn A Sáng (thành viên đoàn mô tô hộ tống Giải Đua xe đạp nữ quốc tế Bình Dương – Cup Biwase 2015) hôm 1-3, sáng 2-3 lại thêm một vụ tai nạn nữa do mô-tô PKL gây ra. Một nam thanh niên điều khiển xe PKL lưu thông trên đường Trần Hưng Đạo, khi đến ngã ba Trần Hưng Đạo – Nguyễn Cảnh Chân (phường Cầu Kho, quận 1, TP HCM) thì va quệt vào một xe máy khiến người điều khiển xe máy trọng thương, phải đi cấp cứu.
Không phải chờ đến khi gây tai nạn, trong điều kiện lưu thông bình thường, mô tô PKL đang là nỗi ám ảnh của số đông người đi đường ở nhiều đô thị, trong đó có TP HCM.
Trước bức xúc của dư luận về việc mô-tô PKL phạm luật giao thông nhiều nhưng bị xử phạt ít, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động vào chiều 2/3, thiếu tá Huỳnh Trung Phong, Phó trưởng Phòng CSGT Đường bộ – Đường sắt (PC67 – Công an
TP HCM), đánh giá: Thời gian qua, trên một số tuyến đường xảy ra tình trạng một vài đội, nhóm điều khiển mô-tô PKL tham gia giao thông vi phạm các lỗi như lưu thông không đúng phần đường, làn đường quy định; lưu thông vào đường cấm, vượt không đúng quy định… gây ảnh hưởng trật tự an toàn giao thông và trật tự an toàn xã hội.
“Để bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn TP, ngăn ngừa các hành vi vi phạm về giao thông, PC67 đã quán triệt cán bộ, chiến sĩ CSGT trong khi thi hành công vụ phải chủ động phát hiện, kiểm tra và xử lý nghiêm đối với tất cả đối tượng tham gia giao thông vi phạm pháp luật giao thông, các hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông. Do đó, các đội, nhóm điều khiển mô-tô PKL lưu thông trên các tuyến đường có hành vi vi phạm pháp luật giao thông đều bị CSGT phát hiện, kiểm tra và xử lý nghiêm. Do vậy, tình trạng nói trên đã được giải quyết và xử lý kịp thời, chưa để phát sinh tình huống phức tạp” – ông Phong khẳng định.
Khẩn trương xác minh Ngày 2-3, Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã có công văn đề nghị Công an tỉnh Đồng Nai chỉ đạo cơ quan điều tra khẩn trương xác minh làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn chết người ở Giải Đua xe đạp nữ quốc tế Bình Dương – Cup Biwase 2015, xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm theo đúng quy định pháp luật. Cùng ngày, Công an huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai cho biết đang tiếp tục xác minh làm rõ vụ tai nạn nói trên để củng cố chứng cứ, nếu có cơ sở thì khởi tố vụ án. V.Duẩn – X.Hoàng
Nhóm gây tai nạn tránh né sự thật
Trên Facebook cá nhân, một thành viên của nhóm được cho là gây tai nạn khiến ông Lìn Mã Sáng tử vong cho rằng nhóm hoàn toàn không có lỗi và đã xin phép vượt đoàn, có video và hình ảnh chứng minh. Trao đổi về vấn đề này, ông Ngô Quang Vinh khẳng định: “Hoàn toàn không có chuyện ban tổ chức giơ tay đồng ý để cho đoàn mô tô PKL được vượt qua đoàn đua với tốc độ cao. Tôi không xuất phát cùng đoàn nên không phải là người giơ tay lên như trong bức ảnh. Người đang ngồi trong xe Hummer giơ tay chào là anh Đỗ Xuân Vinh, Chủ nhiệm CLB Mô-tô thể thao Tân Bình, không có nhiệm vụ trong ban tổ chức đoàn đua. Anh Vinh cho biết bạn chạy mô-tô PKL là người quen nên người ta chào anh ấy, anh ấy chào lại. Nếu phát lệnh đồng ý thì phải thông qua bộ đàm tới các thành viên của đoàn mô-tô và sẽ có mô tô đang làm nhiệm vụ dẫn qua một cách an toàn vì nếu như có vượt cũng không thể đi với tốc độ cao như thế”. Một thành viên của mô-tô dẫn đường khẳng định sự xuất hiện của nhóm mô-tô này với những tiếng nẹt pô kèm tốc độ nhanh đã khiến đoàn phải chủ động chạy chậm lại để tránh nguy cơ tai nạn. Điều này dẫn đến việc té ngã của ông Lìn Mã Sáng và chuyện đáng tiếc xảy ra”. Theo một sĩ quan CSGT đang làm nhiệm vụ cùng đoàn, đoàn đua được CSGT và đội mô -ô hộ tống, theo luật là được ưu tiên. Các phương tiện khác nếu vượt qua đoàn đua thì chỉ được phép đi với tốc độ tối đa 60 km/giơ”. Q.Liêm
Theo Quang Liêm – Thành Đồng
Người lao động
Các bước kiểm tra xe ô tô
Để đảm bảo cho người bạn đồng hành của mình luôn vận hành êm ả và suôn sẻ, bạn cần nắm được những bước kiểm tra xe ô tô cơ bản.
Khi nhắc đến việc chăm sóc, kiểm tra xế cưng, phần đông người sử dụng thường phó thác cho các gara ô tô. Nhưng để tiết kiệm chi phí và hiểu hơn và người bạn đồng hành của mình, bạn nên nắm được những nội dung cần kiểm tra cho xế yêu đơn giản sau đây:
Kiểm tra lốp
Thông thường, sau khoảng 8.000 - 10.000 km, bạn phải kiểm tra lốp xem có bị mòn quá không. Hãy thường xuyên kiểm tra áp suất lốp đúng hướng dẫn của nhà sản xuất xe để kéo dài tuổi thọ của chúng. Hãy quan sát kỹ lốp cũ trên xe của bạn để phát hiện những dấu hiệu cần thay mới. Nếu lốp bị xì hơi hoặc các thành phần tách rời rõ ràng, bạn chẳng cần suy nghĩ nhiều ngoài việc thay mới.
Kiểm tra hệ thống phanh
Bạn cần thay phanh khi bề mặt má phanh hoặc guốc phanh bị mòn đến mức thấp nhất cho phép. Bạn có thể mang xe đến các gara để kiểm tra độ mòn của phanh. Ngoài ra, bạn cũng nên nhờ thợ kiểm tra cả dầu phanh để đảm bảo an toàn cho những chuyến đi. Dầu phanh là sản phẩm bị biến chất theo thời gian mà không phụ thuộc vào số km sử dụng. Do đó, bạn hãy đảm bảo rằng dầu phanh được thay mới tối thiểu 2 năm/lần.
Có một số dấu hiệu báo cho bạn biết đã đến lúc kiểm tra hệ thống phanh xe. Thứ nhất là bàn đạp phanh trở nên mềm. Thứ hai là bàn đạp phanh quá cứng và khó nhấn. Thứ ba là đèn cảnh báo hệ thống phanh bật sáng trên bảng táp-lô. Thứ tư là tiếng lạo xạo và ken két phát ra to, liên tục từ hệ thống phanh.
Khi thấy hệ thống phanh có vấn đề, bạn nên thay càng sớm càng tốt. Nếu càng để lâu, hệ thống phanh hỏng nặng thì bạn sẽ phải bỏ chi phí sửa chữa và thay càng lớn.
Thay dầu nhớt động cơ
Nếu ví động cơ là trái tim của chiếc xe thì dầu nhớt động cơ ắt hẳn sẽ là máu luân chuyển bên trong trái tim đó. Do đó, bạn cần phải đặc biệt chú ý đến dầu nhớt động cơ. Theo các sách bảo dưỡng dành cho người lái, bạn nên thay dầu nhớt và lọc nhớt sau khi đi khoảng 5.000 - 10.000km tùy theo điều kiện vận hành của chiếc xe. Nói chung, nếu thường xuyên vận hành xe trong thành phố đông đúc, trong những quãng đường ngắn, đi rồi dừng thường xuyên hoặc vận hành trong môi trường nhiều bụi bẩn, bạn nên thay dầu nhớt và lọc nhớt sau mỗi 5.000km.
Để kiểm tra dầu, hãy chạy xe trong vài phút cho máy ấm rồi đỗ lại và tắt động cơ, sau đó dùng que thăm dầu để kiểm tra. Bạn hãy quan sát hai chi tiết, bao gồm mực dầu và màu sắc. Nếu mực dầu thấp, bạn có thể bổ sung hoặc thay mới, tùy thích. Dầu còn tốt phải có màu nâu ánh vàng và không dính cặn bẩn. Nếu dầu có màu tối với nhiều cặn bẩn, bạn phải thay dầu cũng như bộ lọc dầu.
Khi thay dầu nhớt cho xe, bạn nên chọn các loại nhớt có đặc tính bảo vệ đặc biệt như Castrol MAGNATEC. Đây là loại dầu nhớt có chất lượng cao cấp, đạt tiêu chuẩn API SN cao nhất trên thị trường hiện nay của Viện Dầu khí Hoa Kỳ. Sở hữu công nghệ các phân tử thông minh, bám chặt vào bề mặt động cơ, tạo màng dầu bảo vệ ngay cả khi xe đã tắt máy, Castrol MAGNATEC là loại dầu nhớt phù hợp nhất cho nhu cầu di chuyển nội thành. Đây là dòng nhớt được phát triển công nghệ trong suốt 20 năm và tin dùng bởi 99% người sử dụng.
Kiểm tra bộ lọc gió
Sau một thời gian sử dụng, bộ lọc gió xe ô-tô của bạn có thể bị bám đầy bụi đất. Bộ lọc gió bẩn sẽ khiến xe tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn. Vì thế, bạn nên kiểm tra bộ lọc gió xe ô-tô để xem có phải thay hay không.
Các chuyên gia khuyên người sử dụng xe nên thay bộ lọc gió sau khi khoảng 20.000km. Tất nhiên, con số trên còn tùy thuộc vào điều kiện đường sá và không khí nơi bạn sống. Khi thay bộ lọc gió, bạn có thể giảm 10% lượng nhiên liệu tiêu thụ của xe.
Điều thú vị nằm ở chỗ, bộ lọc gió hơi bẩn một chút lại tốt hơn loại hoàn toàn sạch sẽ. Lúc đó, bụi bẩn trên bộ lọc gió sẽ đóng vai trò giữ những hạt nhỏ hơn lại để chúng không lọt vào bên trong.
Kiểm tra nước và két làm mát
Hãy mở nắp khoang động cơ và kiểm tra mực nước làm mát. Nguyên tắc chung là bạn nên sục két nước và bổ sung nước làm mát ít nhất 2 năm một lần. Quá trình sục két nước khá đơn giản, chỉ cần đến một chất hóa học đặc biệt để làm sạch cặn bẩn bên trong.
Nếu nhìn thấy vũng nước nhỏ bên dưới xe khi đỗ một lúc, bạn nên hiểu là xe bị rò rỉ nước làm mát. Điều bạn cần làm là đưa xe đến ga-ra để kiểm tra và sửa chữa.
Kiểm tra ắc-quy
Đừng quên kiểm tra xem ắc-quy còn "khỏe" hay không và độ sạch sẽ của các cực điện. Lời khuyên của các chuyên gia là kiểm tra toàn bộ hệ thống nạp điện, bao gồm các cực, bộ chỉnh điện thế, dây đai cũng như cáp nối, mỗi năm 1 lần, đặc biệt khi ắc-quy của bạn đã được dùng 2 năm ở vùng có thời tiết nóng ẩm.
Bạn có thể thay ắc-quy cho ô-tô tại nhà. Hãy nhớ tháo cực âm khỏi ắc-quy cũ trước. Tuy nhiên, bạn lại phải nối cực âm với ắc-quy mới sau.
Kiểm tra đèn và cần gạt nước mưa
Với thời tiết ở miền Bắc, trong những ngày đầu năm mới thường có mưa phùn. Do đó, cần gạt nước mưa trở thành bộ phận quan trọng trên xe ô tô. Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, bạn nên thay cần gạt nước sau 12-18 tháng sử dụng.
Tuy nhiên, cũng có những dấu hiệu cho bạn biết thời điểm nên kiểm tra và thay cần gạt nước: cần gạt phát ra tiếng rít, tạo ra vết xước và làm đọng nước khi gạt. Thứ hai, cần gạt bị rung vì lớp cao su hỏng hoặc quá trình lắp lưỡi gạt nước không chính xác. Thứ ba là trên mặt kính chắn gió xuất hiện làn sương mỏng khi lưỡi gạt đi qua do lưỡi cao su dính dầu hoặc bụi bẩn trên đường.
Cuối cùng là kiểm tra độ sáng của hệ thống đèn trước/sau. Một số người cẩn thận khuyên nên thay đèn pha 1 hoặc 2 lần mỗi năm để đảm bảo an toàn cho mỗi chuyến đi.
Để tìm hiểu thêm về cách bảo dưỡng cho xe ô-tô, hãy truy cập trang web http://castrolmagnatec.vn/. Đây là một học viện online với các bí quyết chăm sóc xe hữu ích được trình bày dưới dạng trắc nghiệm bằng hình ảnh rất sinh động, giúp các bạn chuẩn bị cho những chuyến đi xa. Theo Dantri
Những mẫu phân khối lớn hứa hẹn làm mưa làm gió năm 2015 Aprilia RSV4 RR, BMW S1000RR, Yamaha FJ-09 dự kiến sẽ những mẫu xe phân khối lớn làm nên cơn sốt trong năm nay. Trong năm 2015 này, các nhà sản xuất môtô đến từ các quốc gia như Nhật, Ý và Đức sẽ tung ra nhiều bản nâng cấp cho các dòng xe hiện có, đồng thời bổ sung thêm sản phẩm xe...