Hứng ‘nước thánh’ ở phủ ‘Tiên Cô’
Nhìn cảnh bà cụ tay run run mở túi rút (túi đựng tiền bằng vải kẹp trong quần) lấy 600 ngàn đồng nộp cho “ người giời” mà tôi cảm thấy thật đau lòng. Một ngày mà có cả chục, thậm chí cả trăm con người nghèo khổ mê muội chắt chiu dè sẻn từng đồng để rồi cúng tiến số tiền rất lớn cho bà Nghi, thật là bất công!
Trong căn phòng trả kết quả, ngoài việc trả các phiếu cầu, thì “người giời” Nguyễn Thị Nghi còn trả bùa cho các đệ tử. Những gói bùa to nhỏ gói lại như những chiếc bánh nếp, bên ngoài ghi tên chủ nhân. Ai tìm thấy tên mình ở ngoài bìa thì đó là bùa mà bà Nghi cấp cho. Trên tường có cả tấm bảng hướng dẫn cách uống bùa, dùng bùa, đệ tử chỉ việc đọc và làm theo. Với lượng người đông như thế, chả ai có hơi sức đâu mà giải thích cho từng người một.
Có cả biển hướng dẫn cách dùng bùa.
Theo đó, nếu là nam thì dùng 7 lá dâu, nữ dùng 9 lá. Lá dâu được xếp chồng lên nhau, xiên bằng 7 chiếc gai với đàn ông và 9 chiếc gai nếu là đàn bà. Đặt lá dâu xiên gai vào nồi, đổ nước đun sôi. Ngày đầu uống bùa số 1, ngày thứ 3 uống tiếp bùa số 2. Ngoài ra, bùa viết bằng “chữ Thiên” do bà Nghi vẽ vào miếng giấy màu vàng thì đốt thành than, hòa với nước uống. Đệ tử dùng bùa này vào nhiều mục đích, như giải bùa ngải nèm chài do người khác ám hại, trừ bệnh tật, gặp may mắn… Một số loại bùa đem chôn ở cổng, ngõ hoặc trong nhà để xua đuổi tà ma. Như vậy, ngoài các khả năng siêu phàm của “người giời”, bà Nghi còn là một thầy bùa siêu hạng!
Bi hài nhất có lẽ là cảnh xin “ nước thánh” chữa bệnh. Cả trăm người xếp hàng với can to can nhỏ, chai lớn chai bé để hứng nước từ cái bể khổng lồ nằm ngay bên sườn ngôi biệt thự. Ai cũng cố gắng hứng được thật nhiều nước. Chẳng rõ bể nước này là nước mưa hay nước giếng. Tôi đồ rằng đây là nước giếng khoan, bởi vì, dù trời mưa suốt ngày, cũng không thể phục vụ xuể từng ấy người đến hứng. Vả lại, ở vùng quê hẻo lánh này chưa có nước máy.
Nước lã là thuốc…
Khi đã hứng đầy lô lốc can nước, các bệnh nhân ghi tên, tuổi, quê quán, tình trạng bệnh tật vào can, chai nước, rồi đem đến bàn kiểm soát. Tại đây, các bệnh nhân nộp tiền, rồi đem những can, chai nước tập kết tại một cửa hẹp, nơi có cầu thang dẫn lên tầng trên. Tại cửa hẹp này, có một người đàn ông to béo ngồi gác, không cho ai bước vào nhà. Tôi đọc các thông tin trên các can nước thì thấy người xin “nước thánh” cầu chữa khỏi đủ các loại bệnh, từ viêm họng, đau dạ dày, trĩ, táo bón đến ung thư, thậm chí cả HIV… Cứ vài phút, lại có người từ tầng trên xuống mang các chai, can nước lên gác.
Hỏi ra mới biết, “người giời” Nguyễn Thị Nghi sẽ dùng khả năng thánh thần của mình để chữa bệnh cho chúng sinh. Chỉ cần biết tên bệnh nhân, không cần người bệnh phải kể, bà cũng biết bệnh nhân mắc bệnh gì. Bà có thể gọi linh hồn người chết là người thân thiết với bệnh nhân về để hỏi bệnh. Biết bệnh rồi, bà sẽ truyền năng lượng (có lẽ là năng lượng nhân điện!) vào nước. Theo đó, bệnh nhân mang nước đó về uống, thì dù bệnh nan y thế nào cũng khỏi hết!
Nghe chuyện bà Nghi truyền năng lượng vào nước để chữa bệnh, tôi chợt nhớ đến những kẻ hoang tưởng mà ông Vũ Thế Khanh (TGĐ Liên hiệp UIA) từng kể rất nhiều. Có tới cả chục người gặp ông Khanh tuyên bố có khả năng phóng năng lượng làm đục cốc nước, làm đổi màu nước, truyền năng lượng vào nước chữa bệnh, thậm chí phóng năng lượng làm sạch nước Hồ Tây. Tất cả các trường hợp ông Khanh khảo nghiệm đều là kẻ hoang tưởng.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Nghi.
Ấy thế nhưng, cũng với cách chữa bệnh sặc mùi hoang tưởng này, bà Nguyễn Thị Nghi lại được các nhà khoa học ủng hộ, ca ngợi hết lời. Thậm chí, Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người còn lập đề tài nghiên cứu về khả năng chữa bệnh của bà Nghi, rồi khẳng định bà có khả năng chữa rất hiệu quả, ít tốn kém với các ca bệnh như ung thư, tâm thần, liệt, câm, hiếm muộn, nhiễm chất độc da cam ảnh hưởng đến sinh sản, miễn dịch, tai biến, suy thận, và nhiều bệnh lạ khác mà y học hiện đại chưa giải quyết được. Tôi trộm nghĩ, với kiểu chữa bệnh truyền năng lượng vào nước thế này, mỗi ngày, bà Nghi có thể chữa trị cho hàng ngàn bệnh nhân. Nếu việc chữa trị của bà có khả năng thần thánh như lời đồn, như nghiên cứu của một số nhà khoa học, thì có lẽ, hàng loạt bệnh viện ở nước ta phải đóng cửa, các bác sĩ chân chính phải bỏ nghề.
Tôi đặc biệt lưu ý đến “quầy tiếp đón” đặt ngay cửa chính của tòa biệt thự. Người phụ nữ béo tốt, hồng hào ngồi làm việc với chiếc bàn chắn giữa cửa ra vào. Tại đây, cả chục người xếp hàng đợi đến lượt nộp “hồ sơ”. Những người dùng “dịch vụ” này sẽ được dâng mâm lễ lên “người giời” Nguyễn Thị Nghi. Họ phải chuẩn bị một mâm lễ, số tiền phúng “người giời” theo quy định chung thấp nhất là 600 ngàn đồng, còn cao nhất thì tùy sự giàu có và hảo tâm của đệ tử. Nộp tiền cho người phụ nữ này xong thì sẽ được phát phiếu. Họ sẽ bê mâm lễ ngồi chờ ở cửa phụ của tòa biệt thự, cùng chỗ đưa “nước thánh” lên tầng trên, để chờ đến lượt được gọi. Khi được gọi, sẽ có người bê lễ của họ lên tầng trên cho bà Nghi, chứ họ cũng chẳng được lên gặp “người giời”. Nghe nói, nếu cúng lễ lớn như thế này, sẽ hiệu nghiệm hơn!
Những người mê muội sẵn sàng bỏ ra ít nhất 600 ngàn đồng “cúng” bà Nghi để mong được “người giời” độ trì nhiều nhất!
Một bà cụ chừng 70 tuổi, chậm rãi viết những nét chữ: “Xin Thánh cô cho gia đình khỏe mạnh, làm ăn phát đạt, cháu Nguyễn Thị T. hết bệnh tâm thần, vợ chồng con trai con là Nguyễn Văn K. về ở với nhau (hiện vợ chồng anh K. đang ly thân), con khỏi bệnh đau dây chằng…”. Viết xong những lời cầu vào tấm phiếu, bà được người phụ nữ hướng dẫn kẹp 600 ngàn đồng vào phiếu. Nhìn cảnh bà cụ tay run run mở túi rút (túi đựng tiền bằng vải kẹp trong quần) lấy 600 ngàn nộp cho “người giời” mà tôi cảm thấy thật đau lòng. Một ngày mà có cả chục, thậm chí cả trăm con người nghèo khổ mê muội chắt chiu dè sẻn từng đồng để rồi cúng tiến số tiền rất lớn cho bà Nghi, thật là bất công!
Trao đổi với ông Phạm Quyết Thắng (Phó Chủ tịch UBND xã Lạc Long) và ông Nguyễn Văn Công (Trưởng thôn Phương Quất), thì hai ông đều khẳng định bà Nguyễn Thị Nghi là người rất tốt, có tấm lòng hảo tâm với làng xã. Lý do là bà Nghi đã cúng tiến tổng cộng 2,850 tỷ đồng để sửa sang đình, chùa, đường sá cho xã, thôn (?!).
Tôi thắc mắc việc bà Nghi hoạt động mê tín dị đoan, chữa bệnh bằng nước lã nhăng cuội, song hai ông đều khẳng định không nắm rõ hoạt động đó. Trong làng hầu như không có ai đến nhà bà Nghi chữa bệnh, xem bói, mà toàn người nơi khác đến. Hoạt động của bà Nghi không gây mất trật tự cho địa phương, nên địa phương cũng không can thiệp. Ngoài ra, theo hai ông: “Các cơ quan trên Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận nhà ngoại cảm, khả năng chữa bệnh cho bà Nghi, nên xã cũng không dám can thiệp (?!)” . Hai ông bảo: “Nhà báo muốn tìm hiểu thì cứ xâm nhập vào là biết, chứ xã cũng không nắm được gì”.
Ông Phạm Quyết Thắng (Phó Chủ tịch UBND xã Lạc Long): “Các cơ quan trên Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận nhà ngoại cảm, khả năng chữa bệnh cho bà Nghi, nên xã cũng không dám can thiệp (?!)”.
Không hiểu những tấm giấy chứng nhận của một cơ quan nghiên cứu kia có sức mạnh như thế nào, có giá trị pháp luật không, nhưng rất nhiều “người giời” dựa vào đó tự tung tự tác, lừa bịp người nhẹ dạ, chính quyền địa phương cũng phải kiêng nể.
Theo ông Thắng, hàng năm, bà Nghi tổ chức 2 khóa lễ tại chùa Quýt, một đợt vào 1-4 và một đợt vào cuối năm. Đến ngày đó, bà Nghi xin phép lãnh đạo xã cho tổ chức và xã đều đồng ý. Mỗi dịp bà Nghi tổ chức khóa lễ, có khoảng 4.000 đến 5.000 đệ tử ở khắp cả nước kéo về, toàn đại gia cỡ lớn, các giáo sư, tiến sĩ, cả nhà báo, ô tô xếp dài cả km. Trong ngày khóa lễ, bà Nghi làm chủ, mọi người ngồi cầu nguyện. Cầu xong thì ăn uống linh đình, hóa vàng như đốt đống rơm, lửa cháy cao tận ngọn tre, cháy xém cả cây cối.
Theo VietNamNet
Độc đáo lễ thay xiêm y Mẫu tại Tháp Bà Ponagar
Trong khuôn khổ Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2011, ngày 22/4 (tức 20/3 âm lịch), Ban tổ chức đ tiến hành lễ thay xiêm y Mẫu. Đây là một trong những nghi lễ quan trọng và vô cùng độc đáo của lễ hội Tháp Bà.
Trong lễ thay xiêm y Mẫu th xiê, đượo bỏ, tượng nữ thần được tắm rửa bằng c lá thơm và thay xiêm y mi, n mi.
Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm nay được khai mạc vào ngày 23/4 (tức 21/3 âm lịch) vi ý nghĩa ca ngợi công đức Mẹ Xứ sở và cầu mong cho cư dân sống yên bnh, ấm no hạnh phúc.
Lễ hội Tháp Bà Ponagar là một trong những lễ hội quốc gia và là lễ hội có tính chất tôn giáo ln nhất ở khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên. Hàng năm, Lễ hội không chỉ thu hút đông đảo bà con ngưi Việt, ngưi Chăm ở Nha Trang - Khánh Hòa mài ở khắp nơi trong c cũng nô nức kéo về dự hội.
Một số hnh ảnh về lễ thay xiêm y Mẫu tại Tháp BàPonagar trưa ngày 22/4:
Chuẩn bị c lá thơm để tắm rửa tượng nữ thần
Tượng nữ thần trong Tháp Chính
Làm sạch lại những đồ trang sức của tượng nữ thần
Tắm rửa tượng nữ thần bằng c lá thơm
Ngưi dân chạm lên bàn tay tượng nữ thần, có ngưi dùng khăn lau tượng rồặt lên tim mnh để cầu mong những điều an lành
Tượng nữ thần được thay xiêm y mi
Theo Dân Trí
Phía sau sự việc "chết vì nước thánh" Sau cái chết "bí ẩn" của chị Cấn Thị Lâm (xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) người dân nơi đây đã thêu dệt ra những câu chuyện hết sức ly kỳ, khó hiểu. Thực hư của những câu chuyện này như thế nào đến nay vẫn chưa có lời đáp. Cái chết bí ẩn Xã Phụng Thượng (Phúc Thọ, Hà Nội)...