Hứng hoả lực Israel, cảng Yemen chìm trong biển lửa
Cảng Hodeidah do lực lượng Houthi kiểm soát ở Yemen chìm trong biển lửa sau khi các nhà kho chứa dầu trúng hoả lực tầm xa của quân đội Israel.
AlJazeera dẫn tuyên bố ngày 20/7 của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo đã tập kích vào cảng Hodeidah do lực lượng Houthi kiểm soát ở Yemen nhằm đáp trả vụ tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) của Houthi vào Tel Aviv trước đó một ngày.
Đám cháy khổng lồ bùng lên ở Hodeidah sau cuộc tập kích của Israel. Ảnh: Guardian
Cảng Hodeidah, nằm ở thành phố cùng tên bên bờ Biển Đỏ, là cảng biển quy mô lớn nhất của Yemen. Theo Guardian, hoả lực Israel đã đánh trúng các bồn lưu trữ nhiên liện và một nhà máy điện, gây ra vụ hoả hoạn nghiêm trọng trên diện rộng.
Các quan chức y tế địa phương cho biết, đã có “người thiệt mạng” do vụ tập kích, nhưng không nêu rõ số lượng. Khoảng 80 người khác bị thương được đưa đến bệnh viện cấp cứu.
IDF khẳng định, cảng Hodeidah được sử dụng vì mục đích quân sự và Tel Aviv chỉ tấn công các mục tiêu quân sự. Tuy nhiên, Houthi cáo buộc Israel đã nhắm mục tiêu vào cả thành phố Hodeidah đông đúc.
Video đang HOT
Đây là vụ tấn công trực tiếp đầu tiên của Israel vào Yemen từ tháng 10/2023, thời điểm Houthi mở chiến dịch tấn công tàu bè liên quan đến Israel ở Biển Đỏ, cũng như triển khai UAV tập kích Israel để thể hiện sự đoàn kết với phong trào Hamas ở Dải Gaza.
“Ngọn lửa đang bùng cháy ở Hodeidah có thể được nhìn thấy từ khắp Trung Đông và ý nghĩa của nó rất rõ ràng: Họ làm hại một công dân Israel, chúng tôi tấn công họ. Và chúng tôi sẽ làm vậy ở bất cứ nơi nào cần thiết”, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cùng ngày phát biểu. Đáp lại tuyên bố trên, Houthi khẳng định họ sẽ tiếp tục nhắm hoả lực vào các mục tiêu của Israel
Israel khước từ đề nghị kiềm chế, tuyên bố "tự quyết định" trả đũa Iran
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khẳng định Tel Aviv sẽ tự quyết định biện pháp phản ứng trước đòn tập kích của Iran, bác bỏ đề nghị kiềm chế leo thang của các đồng minh thân cận.
New York Times hôm (18/4) dẫn lời Thủ tướng Benjamin Netanyahu tại cuộc họp nội các Israel mới nhất khẳng định ông đã gửi lời cám ơn tới các nước tham gia hỗ trợ đẩy lùi đòn tập kích của Iran, nhưng khẳng định Tel Aviv "sẽ tự mình đưa ra quyết định" đáp trả.
Tên lửa được khai hỏa từ bệ phóng mặt đất của Israel. Ảnh: Reuters
"Nhà nước Israel sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để tự vệ", Thủ tướng Netanyahu nói. "Họ (các đồng minh của Israel) đã đưa ra đủ loại gợi ý và lời khuyên. Tôi rất cảm kích. Tuy nhiên, tôi muốn nói rõ ràng: chúng tôi sẽ tự đưa ra quyết định".
Tuyên bố của Thủ tướng Israel được đưa sau khi ông đón tiếp Ngoại trưởng Anh David Cameron và Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock ở Tel Aviv. Ông Cameron và bà Baerbock trở thành hai đặc phái viên phương Tây đầu tiên tới thăm Israel kể từ sau vụ tập kích của Iran cuối tuần trước.
Ngoại trưởng Anh Cameron xác nhận "người Israel đang đưa ra quyết định hành động". "Chúng tôi hy vọng rằng họ sẽ hành động theo cách ít làm leo thang vấn đề nhất có thể", ông Cameron nêu quan điểm.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Baerbock cảnh báo leo thang "không có lợi cho ai, dù là an ninh của Israel, các con tin ở Gaza, người dân khốn khổ ở Gaza hay chính những người dân Iran". Bà lo ngại nguy cơ Trung Đông có thể rơi vào cảnh "không thể đoán định".
Israel hiện chưa công bố biện pháp đáp trả. Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định Israel chặn đứng thành công cuộc tập kích từ Iran là nhờ phối hợp phòng thủ cùng Mỹ và đối tác. Ông cảnh báo Israel không nên đáp trả Iran sau vụ tập kích được đánh giá là "kiềm chế và chừng mực" mà Tehran tiến hành.
Giới quan sát tin rằng, Israel sẽ khó tấn công mục tiêu trên lãnh thổ Iran nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ. Tuy nhiên, họ có thể tập kích các mục tiêu Iran ở nước ngoài cũng như chỉ huy các nhóm vũ trang thân cận Iran tại Trung Đông.
Từ Tehran, Tổng thống Iran Ibrahim Raisi cảnh báo bất cứ đòn tấn công trực diện nào, dù là "nhỏ nhất" vào lãnh thổ Iran, sẽ kéo theo phản ứng "quy mô và khắc nghiệt". Iran cũng khẳng định họ tập kích Israel chỉ nhằm trả đũa vụ tấn công nhắm vào tòa nhà lãnh sự quán Iran ở Damacus, Syria hồi đầu tháng.
Theo New York Times, tình hình đang có dấu hiệu diễn biến xấu đi. Nhóm Hezbollah ở Lebanon ngày 18/4 thông báo tập kích căn cứ Israel bằng tên lửa và máy bay không người lái. Israel sau đó xác nhận đòn tập kích làm 14 binh sĩ bị thương, trong đó 6 người nguy kịch, đánh dấu cuộc tấn công gây thiệt hại đáng kể nhất mà Hezbollah từng thực hiện nhắm vào Israel.
G7 cam kết phối hợp trừng phạt Iran
Tại cuộc họp bên lề hội nghị của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế ở Washington (Mỹ) ngày 17/4, bộ trưởng tài chính và thống đốc các ngân hàng trung ương nhóm 7 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G7) xác nhận sẽ phối hợp trừng phạt Iran liên quan đến vụ tập kích Israel.
"Chúng tôi sẽ đảm bảo phối hợp chặt chẽ về bất kỳ biện pháp nào trong tương lai nhằm làm giảm khả năng mua, sản xuất, chuyển giao vũ khí với mục tiêu gây bất ổn của Iran",tuyên bố chung của G7, gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức, Italia và Canada, nêu.
Reuters tiết lộ, các ngoại trưởng nhóm G7 cũng dự kiến thảo luận về các biện pháp mới nhắm vào Iran tại cuộc họp ở Italia vào tháng 6/2024 tới.
Theo các nhà quan sát, Mỹ và đồng minh phương Tây dường như hi vọng việc áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Tehran có thể thuyết phục Israel hạn chế phạm vi và quy mô đáp trả, nhằm ngăn nguy cơ căng thẳng leo thang thành xung đột toàn diện ở Trung Đông.
Tướng Israel tiết lộ chi phí phòng thủ trong vụ tấn công của Iran Một vị tướng Israel tiết lộ, nước này đã tiêu tốn một khoản đáng kể để phòng thủ thành công trong vụ tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) và tên lửa của Iran. Chuẩn tướng Reem Aminoach hôm 14/4 chia sẻ với hãng truyền thông Ynet News rằng, các tên lửa đánh chặn, nhiên liệu máy bay và những vật...