Hùng hổ dọa nạt, báo Trung Quốc lâm cảnh “khó ăn khó nói” trước đội tuyển Việt Nam
Từng chê bai và coi nhẹ đội tuyển Việt Nam nhưng giờ đây, một bộ phận truyền thông Trung Quốc lại đang phải “tắt tiếng” trước thầy trò HLV Park Hang-seo.
HÙNG HỔ DỌA NẠT ĐỘI TUYỂN VIỆT NAM
Một bộ phận không nhỏ truyền thông Trung Quốc từng tỏ ra rất ngạo nghễ, bề trên với đội tuyển Việt Nam, khi đôi bên sẽ có 2 cuộc đụng độ ở vòng loại thứ ba World Cup 2022, khu vực châu Á.
Tờ Sohu hôm 27/6 từng nhận định rằng, chỉ cần cặp đôi tiền đạo của họ chơi tốt bóng bổng, sẽ dễ dàng “đè bẹp” tuyển Việt Nam:
“Đấu với Việt Nam, cách hiệu quả nhất là dùng bóng bổng. Tuyển Trung Quốc có thể trông cậy vào hai cầu thủ tấn công cao lớn là Elkeson (1m80) và Zhang Yuning (1m83). Chỉ cần hai người này làm tốt những pha không chiến, việc chúng ta thắng tuyển Việt Nam sẽ chẳng phải là vấn đề”.
Hay vào đầu tháng Bảy, cũng chính Sohu tự tin rằng, chỉ cần dàn sao nhập tịch và Wu Lei chơi tốt, họ sẽ cho tuyển Việt Nam biết thế nào là “sắc màu”:
“Bởi thế, tôi phải nói rằng Trung Quốc đang rất háo hức và mong được gặp tuyển Việt Nam lần nữa. Hãy để cho họ thấy sự tiến bộ của bóng đá Trung Quốc. Và hãy để Wu Lei cùng những cầu thủ nhập tịch của chúng ta mang đến cho tuyển Việt Nam một chút “sắc màu”".
Tờ Sina thì từng mỉa mai thậm tệ bóng đá Việt Nam “nghèo mạt rệp”. Khi đó, đang có tin thủ môn Filip Nguyễn có thể về V.League thi đấu, rồi nhập tịch Việt Nam. Tờ báo Trung Quốc tỏ ra rất trịch thượng mà phán:
“Những tin tức kiểu này không khỏi khiến người ta phải bật cười. Thực lực tài chính của bóng đá Việt Nam quá yếu, nên ngay cả khi Filip Nguyễn có nhập tịch thành công, chúng tôi nghĩ cậu ấy cũng chả lấy gì làm vui vẻ cho lắm. Là một ngôi sao từ trời Âu trở về mà lương mỗi năm chỉ hơn 1 triệu NDT, Filip Nguyễn có thể tìm cách đầu quân cho đội tuyển Trung Quốc, nhiều khả năng cậu ấy sẽ nhận được mức lương lý tưởng hơn rất rất nhiều”.
PHẢI “TẮT TIẾNG” NGAY SAU LOẠT TRẬN THỨ NHẤT
Nhưng mọi thứ đang thay đổi quá nhanh, khiến nhiều tờ báo Trung Quốc từng mỉa mai sâu cay, từng coi thường đội tuyển Việt Nam phải “bay màu”, “tắt tiếng”.
Ngay loạt trận đầu tiên vòng loại thứ ba World Cup 2022, khu vực châu Á, giữa tuyển Việt Nam và tuyển Trung Quốc đã có những khác biệt lớn. Dù cùng bị thủng lưới 3 bàn và thua, nhưng trong khi đội tuyển Việt Nam nhận nhiều lời khen thì tuyển Trung Quốc bị chê bai thậm tệ.
Trước một Ả Rập Xê Út được đánh giá cao hơn hẳn, tuyển Việt Nam đã thi đấu kiên cường. Thậm chí, thầy trò HLV Park Hang-seo còn mở tỷ số ngay từ phút thứ ba.
Dẫu biết bàn thắng đó đến từ pha phá bóng lỗi cực kì ngớ ngẩn của hậu vệ chủ nhà, nhưng không thể không khen ngợi Quang Hải đã tỏa sáng với một pha xử lý, sút xa cực nhanh và hoàn hảo. Nếu không có phản xạ tốt, kĩ năng khống chế và dứt điểm tuyệt vời, cùng một tinh thần cứng cỏi, Quang Hải khó lòng tận dụng sai lầm của đối phương như thế.
Chung cuộc, đội tuyển Việt Nam vẫn thua 1-3, nhưng chủ yếu do tình huống mất Duy Mạnh ở phút 55. Ả Rập Xê Út cực mạnh, nhưng chính việc tuyển Việt Nam ghi bàn trước và luôn chơi phòng ngự lăn xả, đã khiến chủ nhà bối rối về mặt tâm lý, từ đó có những tình huống dứt điểm không như ý.
Highlights: Saudi Arabia 3-1 Việt Nam
Trái ngược tuyển Việt Nam, Trung Quốc lại thi đấu với thứ tinh thần rất tệ trước Australia. Ảo tưởng về sức mạnh, tuyển Trung Quốc nhập cuộc không hợp lý và sớm bị đội bóng xứ Chuột túi áp đảo.
Để rồi tới phút 26, Trung Quốc đã bị dẫn trước 2-0. Tới đây, các học trò của HLV Li Tie đã sụp đổ, không thể gượng dậy, thua chung cuộc 0-3.
AFC Asian Qualifiers – Road to Qatar (Vòng loại thứ 3 World Cup – Khu vực châu Á): Australia 3-0 Trung Quốc
Cùng thua đậm, nhưng khi tuyển Việt Nam được bạn bè quốc tế ngợi khen về tinh thần, thì chính NHM và truyền thông Trung Quốc cũng phải chán nản với bại ý của đội nhà.
Thế nên giờ đây, thay vì tiếp tục dọa nạt đội tuyển Việt Nam, nhiều tờ báo Trung Quốc đã phải “tắt tiếng” hoặc thay đổi quan điểm, trở nên cực kì dè dặt.
“Nếu đem màn trình diễn tổng thể đi so sánh với Oman và Việt Nam, chúng ta đừng mong bằng họ” – tờ 163.com viết.
“Hãy nhìn xem, Oman thi đấu với Nhật Bản cũng là một đội yếu đối đầu đội mạnh, hay tuyển Việt Nam dù thua Ả Rập Xê Út nhưng họ thậm chí còn ghi bàn trước và chỉ thua bởi tấm thẻ đỏ. Vì sao đội tuyển Trung Quốc thua kém so với tuyển Việt Nam và Oman? Chúng ta bỏ tiền gấp vô số lần so với Oman và Việt Nam!” – vẫn lời tờ 163.com tỏ ra cay đắng.
Tờ Sina thì nêu ra quan điểm rằng ở loạt trận thứ ba tới đây gặp Việt Nam (7/10), có lẽ tuyển Trung Quốc nên tập trung chơi phòng ngự để tránh có thêm thất bại.
“Oman đã hạ Nhật Bản với tỷ số 1-0. Việt Nam bị coi là đội yếu nhất bảng B, tuy nhiên cũng dẫn trước Ả Rập Xê Út trên sân khách. Họ chỉ bị khuất phục khi trung vệ Duy Mạnh nhận thẻ đỏ trong hiệp hai. Chính vì vậy, tuyển Trung Quốc cần tập trung chơi phòng ngự phản công trước cả Việt Nam cũng như Oman. Bằng không, nguy cơ rất cao đoàn quân ông Li Tie sẽ tiếp tục thua trận”.
Trước mắt vào ngày 7/9 tới, Trung Quốc sẽ gặp Nhật Bản còn Việt Nam gặp Australia. Hãy chờ xem khi tiếp tục phải đối đầu 2 địch thủ mạnh hơn, tuyển Việt Nam và Trung Quốc sẽ thể hiện như thế nào.
Vào thế bí, bóng đá Trung Quốc mang thứ "vũ khí" bị mỉa mai ra đe dọa ĐT Việt Nam
Cách đây chưa lâu, báo chí và dư luận Trung Quốc còn lớn tiếng chê bai, mỉa mai chính sách nhập tịch của liên đoàn bóng đá nước này (CFA).
"Hy vọng của bóng đá Trung Quốc giờ biết đặt vào đâu? Trong 10, 20 năm tới, bóng đá Trung Quốc sẽ không nhìn thấy hy vọng nào cả. Mặc dù Liên đoàn đã cho nhập tịch cầu thủ, nhưng đó chỉ là hành động mang tính xoa dịu dư luận. Đào tạo trẻ không tốt thì Trung Quốc vẫn sẽ chỉ là một nền bóng đá yếu mà thôi".
"Có thể nói, bóng đá Trung Quốc lại một lần nữa rơi xuống đáy vì kết quả này của đội U19. Tất cả dường như bất lực và các cầu thủ đang phải gánh chịu hậu quả ở thời kỳ đen tối của bóng đá Trung Quốc hơn 10 năm trước.
Lứa cầu thủ trẻ không cho thấy được tương lai, còn ĐTQG thì cũng đang loay hoay với những phương án nhập tịch dưới thời HLV Lippi. Nhưng rồi mọi thứ sẽ đi về đâu?".
Đó là những lời nhận xét đầy chua chát trên tờ Sohu vào tháng 11/2019, sau khi chứng kiến đội U19 Trung Quốc thất bại ở vòng loại giải U19 châu Á 2020. Đây cũng là lần đầu tiên sau 25 năm, bóng đá Trung Quốc không thể giành vé tham dự vòng chung kết giải đấu này.
Hàng loạt chỉ trích được nhắm về phía CFA, đặc biệt trong hoàn cảnh Trung Quốc đang nỗ lực tăng cường lực lượng cho đội tuyển quốc gia bằng cách nhập tịch cầu thủ.
Dư luận Trung Quốc coi đây là cách làm "ăn xổi" của CFA, với mong muốn phụ thuộc vào "lính đánh thuê" người nước ngoài để có thành tích, trong khi chất lượng cầu thủ trong nước không đủ tốt và công tác đào tạo trẻ của bóng đá Trung Quốc rơi vào tình trạng báo động.
Lứa cầu thủ sinh năm 2001 của bóng đá Trung Quốc gây thất vọng lớn.
Trong khi đó, U19 Việt Nam thời điểm ấy đã xuất sắc hòa Nhật Bản để giành vé dự vòng chung kết U19 châu Á 2020. Tiếc rằng giải đấu này không thể tổ chức vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Sau khi HLV Lippi từ chức bởi trận thua Syria (tháng 11/2019), CFA quyết định bổ nhiệm HLV Li Tie và tiếp tục thực hiện mạnh hơn chính sách sử dụng cầu thủ nhập tịch. Tuy nhiên truyền thông và dư luận Trung Quốc vẫn không mấy ủng hộ điều này.
CFA đã phải đưa ra nhiều biện pháp để cải thiện tình hình, bởi một số cầu thủ nhập tịch tỏ ra lạc lõng khi được gọi tập trung vào tuyển Trung Quốc.
Vậy nhưng trong bài bình luận mới đây, một cây viết của Sohu lại đưa ra quan điểm trái ngược. Không chỉ tự hào về sự tiến bộ của bóng đá Trung Quốc, bài viết này còn quay ngoắt thái độ, tự tin rằng những cầu thủ nhập tịch sẽ giúp Trung Quốc giành ưu thế trước tuyển Việt Nam nếu hai đội gặp nhau ở vòng loại cuối World Cup 2022.
"[...] Bởi thế, tôi phải nói rằng Trung Quốc đang rất háo hức và mong được gặp tuyển Việt Nam lần nữa. Hãy để cho họ thấy sự tiến bộ của bóng đá Trung Quốc. Và hãy để Wu Lei cùng những cầu thủ nhập tịch của chúng ta mang đến cho tuyển Việt Nam một chút "sắc màu"".
Elkeson là cầu thủ gốc Brazil. Tiền đạo này hiện 32 tuổi và có 7 lần khoác áo tuyển Trung Quốc.
Ở loạt trận vòng loại World Cup 2022 vừa diễn ra, những cầu thủ nhập tịch của Trung Quốc như Elkeson, Nico Yennaris, Alan Carvalho hay Tyias Browning đều được trao cơ hội ở một số thời điểm nhất định.
Tuy nhiên để khẳng định họ thực sự giúp nâng tầm tuyển Trung Quốc thì vẫn cần thêm thời gian và những đối thủ mạnh hơn để kiểm chứng.
Ví dụ ở trận đấu then chốt với đội đầu bảng Syria, nơi Trung Quốc buộc phải giành 3 điểm để có vé đi tiếp, chỉ có Tyias Browning và Elkeson được ra sân, còn lại đều phải dự bị.
Rõ ràng khi nhìn vào vị trí trong nhóm hạt giống, Trung Quốc (nhóm 4) là đội nhỉnh hơn so với Việt Nam (nhóm 6).
Tuy nhiên cách truyền thông nước này mang cầu thủ nhập tịch ra để "đe dọa" tuyển Việt Nam có phần hơi khó hiểu, đặc biệt sau những mỉa mai của chính họ về nhóm cầu thủ này trong quá khứ.
Sự phát triển của bóng đá Trung Quốc, chẳng lẽ lại dựa vào những cầu thủ nhập tịch hay sao?
CĐV Trung Quốc chia rẽ, có người cho rằng đội nhà sẽ thất bại trước tuyển Việt Nam Một số người hâm mộ bóng đá Trung Quốc đang nhận định rằng ĐTQG nước này sẽ thất bại trước đội tuyển Việt Nam ở vòng loại World Cup. Đội tuyển Việt Nam vẫn đang làm tốn rất nhiều giấy mực của truyền thông Trung Quốc. Ngày 30/8, trang 163.com có bài viết với tiêu đề: "Bóng đá nam Trung Quốc thậm chí...