‘Hừng Đông’ nhìn từ cuộc đời nhà cách mạng Phan Đăng Lưu
Vở cải lương “Hừng Đông” của tác giả Nguyễn Thế Kỷ đã đưa đến một góc nhìn sinh động, tầm vóc về con người và cuộc đời nhà cách mạng Phan Đăng Lưu.
Hừng Đông tái hiện lại trên sân khấu thủ đô cuộc đời nhà cách mạng Phan Đăng Lưu. Vở diễn lấy bối cảnh lịch sử từ năm 1923-1940, tác giả: PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, đạo diễn: NSƯT Triệu Trung Kiên. Hừng Đông sẽ công diễn trong 3 ngày 7-9/1/ tại rạp Hồng Hà (Hà Nội).
Vở diễn được dàn dựng với 8 cảnh chính. Cảnh mở màn được bắt đầu với sự xuất hiện của một ban nhạc trẻ 9X trong thời hiện đại, họ là những người trẻ dẫn dắt cho tuyến câu chuyện quá khứ được bắt đầu.
Đây là lần thứ ba NSƯT Triệu Trung Kiên cộng tác với PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ dàn dựng vở chính kịch cho sân khấu. Đây là áp lực không nhỏ khi cả hai vở trước đây làChuyện tình Khau Vai và Mai Hắc Đế đã gặt hái được thành công lớn.
Câu chuyện về nhà cách mạng Phan Đăng Lưu bắt đầu khi ông tận mắt chứng kiến sự bóc lột tàn bạo, dã man của chế độ thực dân với người dân An Nam.
Căm giận trước tội ác thực dân, Phan Đăng Lưu đã tích cực tuyên truyền, vận động quần chúng đứng lên đấu tranh và tham gia Hội Phục Việt – sau này đổi thành Tân Việt Cách mạng Đảng.
Phan Đăng Lưu gặp gỡ cụ Phan Bội Châu tại nhà riêng, qua đó tìm hiểu thêm về con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc và mong muốn được gặp Người.
Sau nhiều lần sang Quảng Châu (Trung Quốc) bàn việc hợp nhất Tân Việt Cách mạng Đảng và Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên, ông bị thực dân Pháp bắt tại Hải Phòng trước khi xuống tàu.
Phan Đăng Lưu bị đưa ra xử cùng 60 Đảng viên Tân Việt Cách mạng Đảng và bị kết án 3 năm tù khổ sai. Đây là một trong những cảnh xúc động nhất về cuộc đời của nhà cách mạng Phan Đăng Lưu trong vở Hừng Đông.
Ở tù, Phan Đăng Lưu vẫn tích cực hoạt động, vận động anh em học tiếng Ê-đê để thực hiện công tác binh vận, viết báo gửi ra ngoài tố cáo chế độ tàn bạo của thực dân Pháp.
Video đang HOT
Nhiều tổ chức quan sát viên quốc tế về tù chính trị đã nhận được thư của chàng trai trẻ Phan Đăng Lưu và gây áp lực mạnh mẽ với các nhà tù chế độ thực dân.
Vì vậy, nhà cách mạng với số tù “1438″ đã bị tăng án lên 5 năm khổ sai, bị liệt vào “loại nguy hiểm” và thường xuyên bị cai tù đánh đập dã man.
Để tăng tính chân thực cho vở diễn, đạo diễn tiết chế tối đa hóa việc trang điểm, phục trang cho diễn viên. Các nhân vật đều xuất hiện mộc mạc, để diễn thật nhất, sinh động nhất.
Cao trào vở diễn là cảnh sục sôi chuẩn bị cho khởi nghĩa Nam Kỳ, Phan Đăng Lưu khuyên Xứ ủy hãy chờ xin chỉ thị của Trung ương. Sau đó, đồng chí ra dự Hội nghị Trung ương lần thứ 7 và được chỉ thị hoãn khởi nghĩa Nam Kỳ.
Tháng 11/1940, tại Đình Bảng, Bắc Ninh, ông chủ trì Hội nghị Tái lập Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thường gọi là Hội nghị Trung ương 7. Tại Hội nghị, ông được đề cử làm Tổng Bí thư, nhưng ông không nhận, vì cho rằng mình cần về miền Nam.
Cuối cùng là cảnh Phan Đăng Lưu bị địch bắt ngay khi về đến Sài Gòn, chưa kịp truyền đạt chỉ thị của Trung ương. Khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại.
Phan Đăng Lưu cùng nhiều chiến sĩ cách mạng ưu tú ngã xuống trước hừng đông của độc lập, tự do. Đồng chí Phan Đăng Lưu đã bị thực dân Pháp xử bắn tại Bà Điểm, Hoóc Môn. Trước họng súng của kẻ thù, ông vẫn tràn đầy khí phách hiên ngang của người cộng sản, xứng đáng là nhà lãnh đạo tiền bối xuất sắc của Đảng Cộng sản Việt Nam.
“Vở cải lương Hừng Đông ra mắt công chúng trước thềm Đại hội 12 của Đảng nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang, sự phấn đấu, hy sinh to lớn của nhiều cán bộ, đảng viên, quần chúng ưu tú ở một giai đoạn khó khăn, máu lửa của cách mạng Việt Nam” – PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ nêu rõ tại buổi họp báo chiều 4/12/2015 ở Bộ VHTT&DL.
Theo Zing
Các rạp chiếu phim đình đám Hà Nội một thời
Phần lớn rạp chiếu phim nổi tiếng một thời nay được chuyển đổi mục đích sử dụng sang kinh doanh ăn uống, giải trí, thể thao. Số còn lại hoạt động èo uột.
Các rạp Dân Chủ, Đại Nam, Bạch Mai, Kinh Đô, Tháng Tám, Mê Linh... một thời được nhiều người dân thủ đô biết đến đã không còn hoặc chuyển đổi công năng sử dụng. Trong ảnh là rạp Đại Đồng cũ tại 46 Hàng Cót, quận Hoàn Kiếm, đã dừng hoạt động.
Dịch vụ kinh doanh thay thế cho chiếu phim vẫn khá ế ẩm. Cả hai tầng chính của rạp chiếu biến thành trung tâm tiệc cưới với đèn hoa lộng lẫy, nhiều màu sắc.
Rạp Bạch Mai (437 Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng) gần như hoàn toàn bị biến mất. Thay vào đó là một cửa hàng đồ ăn nhanh. Nơi đây từng được thuê để kinh doanh karaoke. Rạp phim 300 chỗ ngồi gắn liền với ký ức sinh viên nằm gần khu vực các trường đại học như Bách khoa, Kinh tế Quốc dân đã trôi vào dĩ vãng nhiều năm nay.
Rạp Lý Nam Đế (17 Lý Nam Đế) trực thuộc điện ảnh quân đội. Những tác phẩm phim truyện, phim tài liệu được trình chiếu ở đây đa phần là do ngành điện ảnh quân đội sản xuất. Hiện trạng của rạp phim này khá xập xệ, xuống cấp.
Poster của những bộ phim ra đời từ năm 2007 như The Holiday, Ghost Rider... đã bạc màu theo thời gian vẫn còn treo nguyên trên mặt tiền của rạp.
Rạp Đại Nam (89 phố Huế, quận Hai Bà Trưng) từng được gây dựng lại để chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Sau 5 năm đi vào hoạt động, nơi đây gần như không có hoạt động phim ảnh hay biểu diễn sân khấu nào đáng kể. Các banner, áp phích, lịch biểu diễn nghệ thuật cũng không có. Riêng sân khấu phục vụ nghệ thuật chèo, cải lương vẫn hoạt động lay lắt.
Fafim là một trong những rạp được xây mới đầu những năm 2000, một thời "độc quyền" về việc phát hành phim tại Hà Nội nay cũng hoạt động khá cầm chừng.
Riêng tầng 2 của rạp đã được cho thuê làm trung tâm thể dục thẩm mỹ, các tầng khác sử dụng làm sàn khiêu vũ...
Với hơn 50 năm tuổi, rạp Tháng Tám (45 Hàng Bài) được đánh giá là lớn và lâu đời nhất, gắn bó nhiều kỷ niệm với người dân Hà Nội. Do càng ngày càng vắng khách, phòng chiếu 1.200 chỗ từng bị tách thành hai phòng 1.000 chỗ và 120 chỗ, sau đó lại bị chia tiếp thành 5 phòng chiếu nhỏ 2D và 3D để phục vụ các suất chiếu phim khác nhau.
Anh Bùi Viết Phong (ở Ngã Tư Sở) cùng bạn tìm đến rạp Tháng Tám để tìm xem phimRiot mà anh yêu thích chứ không phải vì thói quen xem phim tại đây.
Sau khi các buổi chiếu phim cuối cùng trong ngày kết thúc, khu vực sảnh chờ vào cửa các phòng từng được cho thuê làm vũ trường, hoạt động từ sau 12h đêm cho tới sáng.
Rạp Công Nhân (42 Tràng Tiền) còn được biết đến là Nhà hát kịch Hà Nội. Sau 55 năm, nơi đây vẫn có những hoạt động nghệ thuật thường xuyên để đón khán giả thủ đô như các tuần phim quốc tế, lễ hội phim, ra mắt vở kịch mới, các chương trình nghệ thuật đương đại trong và ngoài nước...
Chỉ có một sân khấu (phòng chiếu) duy nhất tại tầng 2, còn lại gần như sảnh tầng 1 và tầng 2 được tận dụng làm không gian triển lãm tranh nghệ thuật.
Rạp Ngọc Khánh (Kim Mã, quận Ba Đình) trực thuộc Trung tâm dịch vụ và văn hoá - Viện phim Việt Nam, hoạt động từ những năm 1990 đến năm 2006 thì ngừng do tình trạng vắng khách. Năm 2007 rạp được đầu tư mới và kỳ vọng sẽ thu hút đông đảo khán giả yêu phim trở lại với 4 phòng chiếu hiện đại...
Tuy nhiên, với việc chỉ có phòng chiếu 2D, màn hình nhỏ nên rạp Ngọc Khánh vẫn chưa lấy được tình cảm và sự quan tâm của khán giả dù luôn cập nhật những phim bom tấn mới nhất của điện ảnh thế giới.
Được coi là rạp đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có trình chiếu phim 4D, tuy nhiên rạp Kim Đồng nay đã ngừng chiếu phòng 4D từ khá lâu. Lịch chiếu phim cũng ít khi số phòng tại đây cũng chỉ có 2.
Mới đây nhất, ngày 22/11, nhiều người dân Hà Nội bất ngờ trước thông tin rạp Dân Chủ bắt đầu đóng cửa. Họ tưởng rằng trung tâm chiếu bóng nổi tiếng một thời tại thủ đô này cũng sẽ chung số phận như các rạp trên, dừng hoạt động và chuyển đổi công năng sử dụng.
Tuy nhiên, đại diện Công ty TNHH Một Thành Viên Điện ảnh Hà Nội cho biết, rạp này chỉ tạm ngừng hoạt động trong thời gian ngắn để chuyển đổi phương hướng hoạt động, chứ không đóng cửa vĩnh viễn. Các kế hoạch dành cho mặt bằng sẽ sớm được thông báo tới công chúng trong thời gian tới. Lý do này phần nào làm nguôi sự tiếc nuối đối với thế hệ khán giả cao tuổi từng nhiều năm gắn bó với nơi chiếu phim nhiều kỷ niệm.
Họ hy vọng qua việc sửa chữa nâng cấp, thời gian tới rạp Dân Chủ sẽ mang một diện mạo mới, chức năng hiện đại để có thể đáp ứng được nhu cầu thưởng thức phim ảnh ngày một cao của khán giả.
Theo Zing
TP.HCM trình Thủ tướng quyết dự án metro hơn 3,7 tỉ euro Nếu sớm được đầu tư, tuyến metro số 5 (TP.HCM) sẽ bắt đầu từ Bến xe Cần Giuộc mới (H.Bình Chánh) chạy dọc theo Quốc lộ 50, Tùng Thiện Vương, Lý Thường Kiệt, Hoàng Văn Thụ, Phan Đăng Lưu, Bạch Đằng, Điện Biên Phủ và kết thúc tại cầu Sài Gòn (Q.Bình Thạnh). Lộ trình tuyến metro số 5 - Ảnh: Tân Phú...