Hứng “cơn lốc” luận tội của phe Dân chủ, ông Trump sẽ chiến thắng?
Tổng thống Trump được cho là đã thành công trong nỗ lực vận động để giữ cho nội bộ đảng Cộng hòa đoàn kết giữa “cơn lốc” luận tội của phe Dân chủ.
Với 232 phiếu thuận và 196 phiếu chống, ngày 31/10, Hạ viện Mỹ đã thông qua nghị quyết về các thủ tục điều tra luận tội đối với Tổng thống Donald Trump. Đây được coi là bước đi chính thức đầu tiên trong nỗ lực của đảng Dân chủ nhằm khiến ông Donald Trump trở thành vị tổng thống thứ 3 trong lịch sử nước Mỹ phải đối mặt với điều tra luận tội.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi. Ảnh: Washington Times
Nghị quyết thiết lập các quy tắc cho các phiên điều trần mở và việc thẩm vấn của các thành viên và nhân viên của các ủy ban điều tra đối với các nhân chứng. Cuộc điều tra luận tội của Hạ viện xoay quanh vấn đề liệu Tổng thống Donald Trump có gây sức ép để buộc lãnh đạo Ukraine tiến hành điều tra ứng viên Tổng thống Joe Biden và con trai nhằm mang lại lợi thế cho ông Donald Trump trong chiến dịch tranh cử năm 2020 hay không.
Phát biểu tại cuộc bỏ phiếu, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi khẳng định, đây là bước đi chính thức và quan trọng, đồng thời cho biết những gì đang diễn ra là vì nền dân chủ của Mỹ.
Video đang HOT
“Hiến pháp được lập ra cho nền cộng hòa của chúng ta chứ không phải là cho chế độ quân chủ. Nhưng khi chúng ta có một tổng thống nói, tôi có thể làm bất cứ điều gì tôi muốn thì đó là bất chấp sự phân quyền. Nền dân chủ trong hiến pháp của chúng ta đang bị đe dọa. Chúng ta phải đấu tranh để bảo vệ nền dân chủ của chúng ta”, bà Pelosi nói.
Theo các nghị sĩ đảng Dân chủ, việc bỏ phiếu thông qua nghị quyết nhằm đảm bảo tính minh bạch và công khai của cuộc điều tra, bao gồm cả việc điều trần công khai với các nhân chứng quan trọng đối với cuộc gọi điện thoại giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Ukraine.
Về phần mình, đảng Cộng hòa cho rằng, các nghị sĩ đảng Dân chủ đang tìm cách phế truất một vị Tổng thống mà họ không thể đánh bại trong các cuộc bầu cử. Theo họ, việc tiến hành quy trình luận tội tổng thống vào thời điểm chỉ còn 1 năm trước kỳ bầu cử Tổng thống năm 2020 là hành động không phù hợp và không công bằng.
Ông Jim Jordan, nghị sỹ đảng Cộng hòa tại bang Ohio cho biết: “Chúng ta còn chưa đầy 13 tháng là bước vào cuộc bầu cử tiếp theo. Người Mỹ hiểu rằng, việc thúc đẩy quá trình luận tội là không công bằng. Họ sẽ thấy được ngày hôm nay bất công và phe phái như thế nào khi cuộc bỏ phiếu thông qua nghị quyết về các thủ tục điều tra luận tội tổng thống diễn ra tại đây”.
Phản ứng trước động thái trên, trên trang Twitter cá nhân, Tổng thống Donald Trump lên tiếng cho rằng, cuộc điều tra luận tội của đảng Dân chủ là “cuộc săn lùng phù thủy lớn nhất trong lịch sử của Mỹ”, điều mà ông từng lên án đối với cuộc điều tra của cựu Công tố viên Robert Mueller đối với Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016.
Trong khi đó, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Stephanie Grisham trong một tuyên bố cho rằng, cuộc bỏ phiếu cho thấy những ám ảnh của đảng dân chủ đối với tiến trình luận tội bất hợp pháp này.
Hiện đảng Cộng hòa nắm giữ 53 ghế tại Thượng viện. Dù cho Hạ viện do phe Dân chủ kiểm soát có luận tội ông Donald Trump, ông vẫn sẽ không bị phế truất trừ khi có đủ 67 thượng nghị sĩ bỏ phiếu chống lại ông. Điều này có nghĩa rằng, phe Dân chủ cần phải lôi kéo được ít nhất 20 thượng nghị sĩ phe Cộng hòa kết hợp với 47 nghị sĩ của họ mới có thể khiến ông Donald Trump bị phế truất. Một con số được xem là đáng chú ý nhất trong cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện vừa qua chính là không có nghị sĩ đảng Cộng hòa nào bỏ phiếu thông qua nghị quyết thúc đẩy việc luận tội ông Donald Trump.
Đây được xem là một chiến thắng với ông Donald Trump, người đã ra sức vận động để giữ cho nội bộ đảng đoàn kết giữa “cơn lốc” luận tội của phe Dân chủ. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, nhiều khả năng vẫn có một số thành viên đảng Cộng hòa quay sang ủng hộ nỗ lực của phe Dân chủ vào ngày luận tội./.
Theo Vũ Anh Tuấn/VOV1
Tổng hợp
Hạ viện Mỹ 'đang trong lộ trình' phê chuẩn Hiệp định USMCA
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ngày 31/10 cho biết cơ quan lập pháp này đang tiến tới việc phê chuẩn Hiệp định thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA)
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi (phía trước) tới văn phòng ở Washington DC., ngày 24/9/2019. Ảnh: THX/TTXVN
Bà Pelosi khẳng định Hạ viện Mỹ đang trong "lộ trình thông qua" hiệp định trên, vốn đã được chính quyền của Tổng thống Donald Trump ký cách đây gần một năm. Chủ tịch Hạ viện Mỹ nhấn mạnh cuộc điều tra nhằm quyết định luận tội Tổng thống Trump không liên quan gì tới tiến trình phê chuẩn USMCA.
Mới đây, Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador cũng đã gửi thư cho Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi để đề nghị bà giúp sớm phê chuẩn USMCA.
USMCA được các quan chức Mỹ, Canada và Mexico chính thức đặt bút ký ngày 30/11/2018 sau một năm đàm phán căng thẳng theo yêu cầu của Tổng thống Mỹ Trump để thay thế Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đã tồn tại suốt 24 năm qua.
Tổng thống Trump mô tả USMCA là một "thỏa thuận thương mại tuyệt vời", thay cho phiên bản cũ hay một "thỏa thuận thương mại tồi nhất từ xưa đến nay". USMCA đã có những thay đổi kỹ thuật căn bản về các quy tắc sản xuất ôtô và xe tải, vấn đề mở cửa thị trường ngành công nghiệp sữa Canada, phạm vi trải rộng của tác quyền và quy tắc giải quyết tranh chấp...
Hiệp định mới cũng yêu cầu Mexico phải cải cách sâu rộng luật lao động nước này. Hiện mọi sự chú ý hiện giờ tập trung vào việc phê chuẩn USMCA tại Quốc hội 3 nước bởi NAFTA vẫn sẽ có hiệu lực cho đến khi phiên bản thay thế được phê chuẩn đầy đủ.
Ngày 19/6 vừa qua, Mexico đã là quốc gia đầu tiên trong ba nước phê chuẩn nội dung của USMCA, sau khi được Thượng viện bỏ phiếu thông qua. Tại Canada, Quốc hội nước này dường như có ý muốn chờ động thái của Mỹ trước khi bỏ phiếu thông qua.
Theo Thanh Phương (TTXVN)
Chủ tịch Hạ viện Mỹ bất ngờ tới Jordan bàn về vấn đề Syria Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi đã dẫn đầu 1 đoàn nghị sĩ Mỹ, thăm bất ngờ Jordan, để tìm hiểu chi tiết về tình hình tại Syria. Chuyến thăm tới Syria trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đang có kế hoạch rút quân. Nhiều thành viên thuộc lưỡng Đảng trong Quốc hội Mỹ những ngày qua đã lên...