Hùng binh thủy vệ biên đất Quảng

Theo dõi VGT trên

Cách đây hơn 170 năm, những người con đất Quảng Nam đã đầu quân vào lực lượng thủy vệ biên để bảo vệ lãnh hải Việt Nam.

Gia phả tộc Lê Văn (nay là thôn Hạ Thanh, xã Tam Thanh, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) ghi rõ, năm 1838, ông Lê Văn Ước, hậu duệ đời thứ 6 tộc Lê được Tuần phủ Nam Ngãi ra chỉ dụ số 1 tạm giao quyền Suất đội thủy vệ binh Quảng Nam số 1. Từ đây, hàng trăm người con trên đất Quảng Nam đã tiếp bước, rẽ sóng vươn khơi, xả thân vì sự nghiệp bảo vệ vùng biển, lãnh hải của Tổ quốc.

Hùng binh thủy vệ biên đất Quảng - Hình 1
Con cháu tộc Lê Văn nâng niu các chỉ dụ do các vua Nguyên ban như báu vật – Ảnh: Hoàng Sơn

Đại đoàn dân binh nghĩa dũng

Theo tài liệu gia phả tộc Lê Văn, tổ tiên tộc Lê nguyên gốc là dân xứ Thanh Ba, xã Kim Anh, phủ Kim Sơn, Nghệ An. Năm 1600, dưới triều vua Lê Kinh Tông, chiến tranh Trịnh – Nguyễn xảy ra liên miên, tổ đời thứ nhất tộc Lê đã dẫn vợ, con vào đất Thuận Quảng lẩn tránh trong 30 năm. Trang thứ hai gia phả ghi, năm 1630, họ lại vào vùng Tiên Đõa, xã Tân Hiệp, phủ Thăng Hoa (nay là Bình Sa, H.Thăng Bình Quảng Nam) lập nghiệp, an cư. Tiếp đó, người của tộc Lê đời thứ 4 về lập địa bạ làng Phú Quý Hạ, làng Phú Ngọc, phủ Thăng Hoa (nay là Tam Phú, Tam Thanh, TP.Tam Kỳ). Ông Lê Văn Ước được sinh ra vào năm Gia Long thứ hai, đơn vị ông đầu quân đầu tiên là Đội thủy vệ biên Quảng Nam số 1.

Video đang HOT

Căn cứ theo 4 sắc phong hiện vẫn được giữ tại nhà thờ tộc Lê thì ông Lê Văn Ước chính là người giữ chức suất đội thủy vệ binh của hai đội số 1 và số 2, với 100 quân. Theo bản dịch của trụ trì chùa Kỳ Viên (TP.Tam Kỳ), sa môn Thích Chánh Huệ vào đầu tháng 10.2010, chỉ dụ 1 (năm Minh Mạng thứ 18, vào ngày 10.3.1838) và chỉ dụ 2, ông Lê Văn Ước được quan Tuần phủ Nam Ngãi giao làm Đội trưởng Đội Tả thủy vệ Quảng Nam số 1 (năm Thiệu Trị thứ nhất, vào ngày 6.12.1841). Bản dịch viết: “Xét đội Tả thủy vệ Quảng Nam số 1 vị trí đội trưởng còn treo khuyết. Nay căn cứ lời quan viên thưa lên là đã chọn được vị ủy quyền đội trưởng y vệ tên Lê Văn Ước đầu quân lâu năm, công vụ cần mẫn, xin được cấp giấy chứng nhận làm đội trưởng đội y vệ…”.

Vào năm Thiệu Trị thứ 2, vào ngày 18.1.1842, ông Lê Văn Ước được quan Tuần phủ Nam Ngãi giao chỉ dụ số 3 giữ thêm chức Suất đội thủy vệ biên Quảng Nam số 2. Đặc biệt, năm Tự Đức thứ 11 (tháng 12.1859), thời điểm thực dân Pháp chiếm Đà Nẵng, ông được quan tri phủ huyện Hà Đông họ Hà phê chỉ dụ số 4 đứng ra kêu gọi dân chúng lập Đại đoàn dân binh nghĩa dũng.

Chỉ dụ viết: “Dưới hạt là các xã thôn đoàn kết, tùy theo mỗi nơi mà quy định tuyển 50, 60 hay trên 40 người làm thành một tiểu đoàn. Mỗi đoàn bố trí một đoàn trưởng, lựa chọn như thế nào có thể thu phục được họ. Quy thúc (tập hợp) thành 5 tiểu đoàn, có tên theo thứ tự thành một đại đoàn… Các đoàn lấy vải đỏ may cờ nhỏ, trên đó viết dòng chữ “Hà Đông tiên giang đoàn dân dũng” nhằm trưng bày và cáo phó cho dân biết…”. Theo đó, bốn phường: Hòa Thanh Trung, Hòa Thanh Thượng, Hòa Thanh Hạ và Vinh Giang được bố trí làm một đoàn, ông Lê Văn Ước được cử làm đoàn trưởng.

Ông Lê Văn Tài (75 t.uổi), con cháu đời thứ 13 tộc Lê Văn cho biết: “Trải qua nhiều cuộc chiến tranh, 4 chỉ dụ từ gần 200 năm trước vẫn được con cháu dòng họ giữ gìn cẩn thận. Ngày nay, chúng tôi vẫn treo 4 chỉ dụ này tại nhà thờ họ để răn dạy, khơi dậy lòng tự hào cho con cháu về một thời oanh liệt của tiên tổ khi góp sức bảo vệ vùng biển quê hương”.

U hồn ấp nấm

Theo tài liệu “Những di tích lịch sử tộc Lê Văn liên quan đến Hoàng Sa và phong trào yêu nước chống ngoại xâm” do những người đứng đầu tộc Lê soạn thảo, ông Lê Văn Ước, là người đã tích cực tuần tra, giám sát và bảo vệ các cảng Đà Nẵng, cửa Đại Chiêm (Hội An), cửa An Hòa, đảo Cù Lao Chàm và đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa. Tài liệu này cũng dẫn nguồn tài liệu theo “Việt Nam – Sự kiện” (của Viện Sử học Việt Nam, xuất bản năm 2001): Năm 1836, thủy binh đưa thuyền ra Hoàng Sa thăm dò đường thủy, đo đạc vẽ bản đồ dâng lên Bộ Công nghiên cứu. Nhiệm vụ của các đội thủy vệ biên lúc bấy giờ còn được sai đến Hoàng Sa, Trường Sa thu lượm hải sản, đo đạc mực nước thủy triều sâu cạn trên các đảo.

Theo đó, ông Lê Văn Ước đã cùng quân binh nhiều lần dong thuyền kiểm soát trên biển như lực lượng biên phòng trên biển thời điểm đó. Gia phả tộc Lê Văn còn ghi tên t.uổi 24 người mất tích trên biển khi đang theo ông Lê Văn Ước làm nhiệm vụ tuần tra. Ngày nay để tưởng nhớ vong linh Suất đội trưởng Lê Văn Ước cũng như 24 người mất tích, con cháu họ Lê đã chọn một ngày lành vào trung tuần tháng 3 Âm lịch hàng năm để tưởng niệm. Ngoài ra, tộc Lê còn đắp thêm 24 ngội mộ gió cho 24 người mất tích trên biển theo phong tục “u hồn ấp nấm” để con cháu đời sau tưởng vọng.

Tộc Lê cũng truyền cho con cháu đời sau được biết, những người lính tham gia thủy vệ biên mỗi lần ra kiểm sát đảo Hoàng Sa, Trường Sa phải mang theo hành trang quyết tử gồm: 2 chiếc chiếu, 7 tấm kẹp tre, 1 đoạn dây thừng và 1 bảng tên người lính. Khi sóng to gió lớn, thuyền gặp nạn, có người c.hết thì lấy hành trang đó buộc chặt vào t.hi t.hể, cột vào ống phao tre thả trôi dạt trên biển để tấp vào bờ.

Ông Lê Xuân Trĩ (79 t.uổi), đời thứ 12 của tộc Lê cho biết: “Căn cứ vào các cứ liệu di tích lịch sử, họ Lê đã kiến nghị lên cơ quan chức năng công nhận mộ của Suất đội Lê Văn Ước là di tích lịch sử cấp tỉnh”.

Trong văn bản xác minh di sản văn hóa tộc Lê do thượng tá Huỳnh Văn Long, Phó trưởng Công an TP.Tam Kỳ khẳng định: Các tài liệu liên quan chưa thể hiện rõ các di sản văn hóa của tộc Lê (thôn Hạ Thanh, xã Tam Thanh) có liên quan đến việc bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, nhưng cho thấy được ý thức bảo vệ vùng biển Tổ quốc của cha ông ta thời xưa. Để xác định đúng di sản văn hóa tộc Lê có liên quan đến việc bảo vệ chủ quyền đảo Hoàng Sa thì cần phải thẩm định, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của Đội tả thủy vệ Quảng Nam số 1 mà ông Lê Văn Ước đã tham gia”.

Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Ngọc Dũng, Trưởng phòng Văn hóa – thông tin TP.Tam Kỳ cho biết: “Vấn đề công nhận mộ Suất đội Lê Văn Ước là di tích cấp tỉnh sẽ được các bên liên quan hoàn chỉnh các hồ sơ theo đúng quy trình trong thời gian sớm nhất”.

Theo TNO

Không cần 'giải pháp Đặng Tiểu Bình' ở Biển Đông

Yang Razali Kassim, nghiên cứu sinh cao cấp của Học viện Nghiên cứu quốc tế Rajaratnam, khẳng định sự cần thiết của một Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông nhằm xoa dịu những tuyên bố lãnh hải.

Không cần giải pháp Đặng Tiểu Bình ở Biển Đông - Hình 1

Một giàn khoan dầu khí của Trung Quốc trên Biển Đông. Ảnh: ChinaNewsServices

Tờ The Nation đăng các bài viết của Yang Razali Kassim, nghiên cứu sinh cao cấp của Học viện Nghiên cứu quốc tế Rajaratnam thuộc Đại học Nanyang, Singapore, trong đó cho rằng việc chuyển từ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) sang một Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông là cấp thiết, nếu khu vực này muốn kiềm chế và giải tỏa căng thẳng tại đây.

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thể hiện mong muốn sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Tinh thần này đã từng được thể hiện trong thông cáo chung giữa lãnh đạo Việt Nam và Singapore nhân chuyến thăm Singapore gần đây của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Sự cấp thiết về việc bắt đầu phải đàm phán về COC cũng đã được thể hiện ở từng nước ASEAN kể từ khi khối này khôi phục được một phần uy tín bằng Nguyên tắc 6 điểm hôm 26/7 sau thất bại tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 45 ở Phnom Penh. Hội nghị này đã không ra được thông cáo chung về tranh chấp trên Biển Đông.

Dự thảo COC, từng được ASEAN thảo luận tại Phnom Penh, phải được đưa ra đàm phán với Trung Quốc và phải được chuẩn bị sẵn vào đúng thời điểm Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tháng 11 tới. Các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ gặp nhau trước và sau đó sẽ có các cuộc gặp thượng đỉnh với các các đối tác Đông Á Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, cùng 5 cường quốc khác, trong đó có Mỹ.

Những bên tham gia chủ chốt này có quyền lợi trong một khu vực có những căng thẳng liên tiếp về tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Những người theo chủ nghĩa dân tộc bài Nhật tại Trung Quốc đang đe dọa đẩy nhanh tới một cuộc đối đầu giữa hai quốc gia láng giềng này xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á sắp tới vì thế sẽ là những cuộc gặp quan trọng nhất của các nhà lãnh đạo khu vực trong năm. Chúng sẽ có ảnh hưởng tới hòa bình khu vực và sự hình thành kiến trúc an ninh của không chỉ với Đông Á mà còn cả khu vực rộng lớn hơn Ấn Độ dương-Thái Bình dương.

Với khoảng thời gian chỉ còn hơn một tháng, thì việc thúc đẩy tiến trình COC để sẵn sàng cho đàm phán ít nhất là về khuôn khổ là điều quan trọng. Nếu có thể thực hiện được, một COC có khả năng cũng sẽ trở thành một khuôn mẫu cho việc giải quyết tranh chấp trên biển Hoa Đông. Mỹ, trong khi vẫn tuyên bố trung lập, đã khuyến cáo về một cuộc xung đột có thể xảy ra nếu có sự tính toán sai lầm xung quanh tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư đang trở nên ngày càng căng thẳng. Không cần phải nói, những lời bóng gió giống nhau đằng sau sự vội vàng gần đây của ASEAN về COC là vì Biển Đông.

Tuy nhiên, Trung Quốc, với tư cách là một bên tham gia trong các tranh chấp lãnh thổ ở cả hai vùng biển và là một bên then chốt trong COC với ASEAN, dường như lại không vội vã. Trong chuyến thăm Jakarta, một phần trong hành trình khu vực gần đây, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì cho biết Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với ASEAN để thực hiện DOC. Nhưng vào thời điểm hiện nay, việc làm này nên "dựa trên cơ sở của sự nhất trí" để tiến tới "thông qua COC". Ông này cũng nhắc lại rằng Trung Quốc sẽ tiếp cận COC "khi thời điểm chín muồi".

Nói một cách khác, cho dù ASEAN có nhất trí thúc đẩy giải quyết tranh chấp trên Biển Đông thì họ cũng vẫn chưa có được sự đồng tình của Trung Quốc. Bên cạnh đó, trước khi COC được thỏa thuận, Bắc Kinh vẫn còn muốn tập trung vào thực hiện DOC - là một bước quan trọng trước khi có COC. Rõ ràng việc đàm phán COC là rất khó khăn vì sẽ bị kéo dài. Trong khi ASEAN và các bên khác muốn thúc đẩy việc này, đặc biệt là khi căng thẳng trong khu vực ngày càng gia tăng, thì Trung Quốc dường như lại có ý định chờ một cơ hội khác

Không giống như DOC, COC được cho là có sự ràng buộc. Nhưng liệu nó có cần phải như vậy khi chưa có sự chắc chắn. ASEAN đã đề xuất các nhân tố then chốt để phản ánh các nguyên tắc chính trong việc giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình tuân thủ luật pháp quốc tế các cơ chế cho việc giải quyết tranh chấp và giám sát việc thực hiện COC. Cho tới nay, các nhân tố then chốt này đã được chuyển cho phía Trung Quốc xem xét.

Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ tham gia ở điểm nào trong việc soạn thảo COC? Phía Philippines ngày 4/4 nói rằng chỉ có các thành viên ASEAN mới được tham gia soạn thảo. Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa có một chiến thuật khác, cho biết cần có trao đổi liên tục thông qua khuôn khổ ASEAN-Trung Quốc trước khi ASEAN có được lập trường cuối cùng.

Theo Trung Quốc, tranh chấp trên Biển Đông nên được đưa ra chỉ trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc (ASEAN 1). Nói một cách khác, việc soạn thảo COC nhất thiết phải có sự nhất trí của Bắc Kinh. Công thức của Ngoại trưởng Marty về sự tham gia của Trung Quốc trong quá trình soạn thảo như vậy là một sự thỏa hiệp: nó cho phép ASEAN có khoảng trống của riêng mình để thảo luận về những gì là quan trọng có thể ảnh hưởng tới các nước thành viên có tuyên bố chủ quyền trong khi vẫn tiến hành trao đổi với Trung Quốc như một bên đàm phán.

Như biện pháp xây dựng lòng tin, một COC khu vực phù hợp với địa chiến lược của Trung Quốc. Cố lãnh tụ Đặng Tiểu Bình từng đưa ra công thức giải quyết tranh chấp lãnh thổ: các bên tranh chấp nên gác lại các tuyên bố của mình cho tới khi có được một giải pháp và trong khi vẫn cùng phát triển các khu vực tranh chấp. Nếu Bắc Kinh thực hiện cái gọi là "giải pháp Đặng Tiểu Bình", việc cùng phát triển sẽ là một trong những nhân tố then chốt trong dự thảo của Trung Quốc về COC.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa nó sẽ được các nước ASEAN tuyên bố chủ quyền chấp nhận. Trong khi công thức của Đặng Tiểu Bình là thực dụng, tranh chấp cơ bản về chủ quyền vẫn sẽ theo cách này. Trên thực tế, một số nước ASEAN tuyên bố chủ quyền có thể ưu tiên cách tiếp cận "phát triển trước, giải quyết sau". Nhưng họ sợ rằng việc chấp nhận như vậy có thể là ngụ ý công nhận tuyên bố của Trung Quốc trong các khu vực tranh chấp.

Nhưng dù sao, việc chuyển từ DOC sang giai đoạn COC vẫn là điều quan trọng nếu khu vực này này muốn kiềm chế và giải tỏa căng thẳng gần đây trên Biển Đông. Thực tế, nó có thể cũng có ảnh hưởng tới những căng thẳng ở phía bắc trên biển Hoa Đông, nơi người ta kêu gọi cần có những cái đầu lạnh.

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Một mã đề thi toán THPT tại Đắk Lắk bị lỗi nghiêm trọng?
17:15:46 28/06/2024
Nữ tài xế điều khiển ô tô tông loạt xe máy ở Vũng Tàu, 2 mẹ con không qua khỏi
09:38:15 28/06/2024
Vụ tông xe nghiêm trọng ở Vũng Tàu: Xác định danh tính, tạm giam nữ tài xế
15:12:14 29/06/2024
Bà Rịa - Vũng Tàu điều tra vụ hỏa hoạn làm cặp vợ chồng t.ử v.ong
19:53:41 27/06/2024
Nữ tài xế lái xe tông nhiều người thương vong, náo loạn đường phố Vũng Tàu
09:20:16 28/06/2024
Lãnh đạo xã thông tin về clip 'bị đ.ập ly vào đầu vì đi mời rượu'
22:38:00 27/06/2024
2 người t.ử v.ong trong vụ nổ bình khí gas công nghiệp
18:12:10 28/06/2024
Yêu cầu xử lý vi phạm vụ biểu diễn phản cảm ở khu du lịch Bãi Cháy
17:23:03 28/06/2024

Tin đang nóng

Độc quyền bên trong đám cưới Midu: Thiếu gia Minh Đạt sẽ làm 1 điều độc đáo, không gian xa hoa được hé lộ
12:54:57 29/06/2024
Trần Hiểu lần đầu lộ diện sau drama ly hôn Trần Nghiên Hy, đụng độ "bồ nhí" Lâm Duẫn ở sự kiện
12:00:13 29/06/2024
Hôn lễ hào môn của Midu trước giờ G: Cô dâu tung bộ ảnh cưới cuối cùng, Lan Khuê - Puka và dàn khách mời nôn nao!
12:50:08 29/06/2024
Son Ye Jin - Hyun Bin hẹn hò sang chảnh tựa cảnh phim ở quán cafe, khiến khách du lịch thốt lên 1 câu
12:37:08 29/06/2024
Phương Oanh gây tá hỏa, mới sinh con đã ăn một món nhạy cảm, sự thật bất ngờ
14:45:31 29/06/2024
Hoa hậu Thùy Tiên lạ lẫm sau "chia tay", nghi lạm dụng thẩm mỹ, fan tiếc nuối
14:02:26 29/06/2024
Em chồng Hằng Du Mục tỏ thái độ lạ với chị dâu khi anh ruột "quậy đục nước"
14:31:32 29/06/2024
Lộ gia cảnh Phanh Nè: Thay bố gánh nợ 600 triệu nên làm điều "bất đắc dĩ"?
11:32:37 29/06/2024

Tin mới nhất

Tìm thấy t.hi t.hể nạn nhân bị mất tích tại Sa Pa

15:01:03 29/06/2024
Hiện tại, các cơ quan chức năng đang tổ chức làm các thủ tục theo quy định và bàn giao t.hi t.hể nạn nhân cho gia đình. Chính quyền địa phương đã động viên, thăm hỏi, chia buồn kịp thời cùng gia đình nạn nhân.

Quốc hội quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí

12:49:01 29/06/2024
Dao có tính sát thương cao sẽ được coi là vũ khí, tùy mục đích sử dụng để gây rối, chống người thi hành công vụ hoặc xâm phạm đến tính mạng người khác.

Bà Rịa Vũng Tàu: Cháy nhà khiến 2 vợ chồng t.ử v.ong

11:20:55 29/06/2024
Ngày 27-6, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp cùng Công an huyện Đất Đỏ điều tra nguyên nhân vụ 2 vợ chồng được phát hiện t.ử v.ong trong căn nhà cháy.

Hà Nội: Phát hiện nam thanh niên t.ử v.ong nghi rơi từ chung cư Khu đô thị Linh Đàm

10:04:57 29/06/2024
Rạng sáng 29/6, người dân khu HH2B Khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai, hốt hoảng phát hiện một nam giới nằm bất động dưới sân tòa nhà.

112 công nhân nghi ngộ độc thực phẩm ở Hải Phòng đã được xuất viện

07:16:23 29/06/2024
Vụ việc đã khiến 127 công nhân phải đến các cơ sở y tế trên địa bàn TP Hải Phòng để điều trị. Ngoài ra còn có 51 công nhân có triệu chứng nhẹ hơn được theo dõi tại Công ty đóng tàu Sông Cấm.

Một người bị mất tích nghi do lũ cuốn tại thị xã Sa Pa

07:09:28 29/06/2024
Trước đó, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với tác động của vùng hội tụ gió trên cao hoạt động mạnh, từ đêm 27/6 đến rạng sáng 28/6/2024 trên địa bàn thị xã Sa Pa có các đợt mưa vừa, mưa lớn gây lũ cục bộ trên các sông, suối.

Hà Nội: Cô gái người nước ngoài t.ử v.ong do rơi từ tầng 31 chung cư

17:54:22 28/06/2024
Cơ quan công an đang điều tra nguyên nhân một cô gái người nước ngoài t.ử v.ong do rơi từ tầng 31 chung cư ở phường Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

TP Hồ Chí Minh: Cảnh báo nguy cơ không có lối thoát từ chung cư 'chuồng cọp'

14:10:40 28/06/2024
Sở cũng chưa ban hành văn bản hướng dẫn nào liên quan đến các nội dung nêu trên. Việc ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn trong thiết kế thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng.

Nổ bình khí công nghiệp tại Bắc Giang, hai người t.ử v.ong

12:54:14 28/06/2024
Ngay khi tiếp nhận tin, Công an thành phố Bắc Giang đã chỉ đạo các lực lượng tiến hành bảo vệ hiện trường. Hiện nạn nhân đã được đưa đến nhà xác Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang để tiến hành khám nghiệm t.ử t.hi.

Giây phút chàng trai lao ra dòng lũ dữ cứu b.é g.ái

10:27:27 28/06/2024
B.é g.ái đạp xe qua đ.ập tràn thôn Ngòi Bục, thuộc xã An Thịnh (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) không may bị dòng nước xiết cuốn theo cả người và xe. Em rất may mắn được hai thanh niên cứu giúp.

Vụ nghi ngộ độc thực phẩm ở nhà máy đóng tàu, Sở Y tế chỉ đạo

06:44:52 28/06/2024
Theo báo cáo từ Sở Y tế Hải Phòng, tính đến 18h ngày 27/6, số công nhân của Công ty Đóng tàu Sông Cấm có triệu chứng ngộ độc thực phẩm là 178 người.

Tài xế xe đầu kéo chấp tay lạy vợ chồng người đi xe máy bị nạn

19:43:00 27/06/2024
Chiều 27-6, lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk khám nghiệm hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn giao thông giữa xe đầu kéo và xe máy trên quốc lộ 14 đoạn qua phường Khánh Xuân, TP Buôn Ma Thuột làm hai vợ chồng thương vong.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc khai trừ đảng hai cựu Bộ trưởng Quốc phòng

Thế giới

17:30:55 29/06/2024
Ông Lý Thượng Phúc cũng bị phát hiện đã đưa t.iền cho người khác để trục lợi, cấu thành tội đưa hối lộ. Cuộc điều tra cũng tìm ra manh mối về những vi phạm khác của ông Lý Thượng Phúc.

Biết chồng là người thích giữ gìn cho đêm tân hôn, tôi hồi hộp đợi anh trong phòng, ai ngờ chồng nhìn chằm chằm vào tôi rồi xô ngã xuống giường

Góc tâm tình

17:29:07 29/06/2024
Tôi và chồng quen biết nhau qua mai mối. Khi đó tôi 28 t.uổi, vừa kết thúc mối tình 3 năm với người yêu cũ. Ngay trong đêm tân hôn, tôi bị chồng trả ngay về nhà mẹ đẻ.

Chồng Hằng Du Mục về Việt Nam 1 mình, đi chơi với gái xinh, vợ lủi thủi theo sao

Netizen

17:27:27 29/06/2024
Câu chuyện hôn nhân của Hằng Du Mục (Nguyễn Thái Hằng, sinh năm 1995) và chồng - Tôn Bằng (sinh năm 1981) vẫn chưa có kết quả rõ ràng. Vì vậy cư dân mạng đang tiếp tục theo dõi sát sao.

Hồng Vân xót xa cô vợ chịu biến cố phá sản, chồng ngoại tình

Tv show

17:23:43 29/06/2024
Trong Mảnh ghép hoàn hảo , câu chuyện hôn nhân của chị Hồng Phi và anh Ngọc Cường khiến NSND Hồng Vân không khỏi xót xa.

Zingplay chính thức ra mắt game 'Cờ Tỷ Phú 2 - Zingplay' trong tháng 6.2024

Mọt game

17:12:23 29/06/2024
Cờ Tỷ Phú 2 - ZingPlay là một phiên bản hoàn toàn mới của trò chơi Cờ Tỷ Phú truyền thống, kết hợp yếu tố chiến thuật với cách chơi thẻ bài độc đáo, tạo nên trải nghiệm hấp dẫn và mới mẻ cho người chơi.

Bella mờ nhạt cạnh bạn trai, hé lộ phản ứng lần đầu gặp nhà chồng

Sao châu á

17:10:41 29/06/2024
Công chúa Disney Bella và bạn trai doanh nhân vừa có chuyến du lịch đến Mỹ, cả hai đã đăng một bức ảnh chụp chung khá mờ nhạt, khiến fan cười không ngớt. Nữ chính sau đó đã lên tiếng, còn tiết lộ về phản ứng đáng yêu khi lần đầu ra mắt ...

Nam ca sĩ bật khóc nói về ý định từ bỏ ca hát: Từng mời Chi Pu hỗ trợ, áp lực làm nghề lâu năm mà chưa nổi tiếng

Nhạc việt

17:03:32 29/06/2024
Vòng Live Stage 1 của Anh trai say hi đã chứng kiến sự vươn lên dẫn đầu của team No far, no star với đội hình hùng hậu gồm toàn những rapper cộm cán như HURRYKNG, Tage, Captain, Rhyder.

Mâm cơm nhà ai nhìn vào cũng thích mê

Ẩm thực

17:00:20 29/06/2024
Mâm cơm này thích hợp cho gia đình có 2-3 người, toàn món ngon ai cũng thích. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Nước non Ghềnh Ráng (Quy Nhơn, Bình Định)

Du lịch

16:58:28 29/06/2024
Nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 3 km về phía Đông Nam, Ghềnh Ráng là một trong những danh thắng bậc nhất của tỉnh Bình Định.

Rộ nghi vấn Bảo Ngọc bắt chước Thơ Nguyễn phẫu thuật thẩm mỹ, liền lên tiếng

Sao việt

16:50:11 29/06/2024
Được mệnh danh là hoa hậu tương lai bởi thần thái và nhan sắc thuộc hàng top, hoa khôi nhí Lê Huỳnh Bảo Ngọc luôn là cái tên thu hút sự quan tâm của nhiều người hâm mộ sắc đẹp.

Vùng Đất Câm Lặng thể loại kinh dị đặc sắc, được fan mong đợi vì 1 lý do

Phim âu mỹ

16:36:08 29/06/2024
Vùng Đất Câm Lặng được nhiều cây bút phê bình có cùng nhận định là nét chấm phá đặc sắc của thể loại kinh dị lôi cuốn. Sức hút tác phẩm không chỉ đến từ nội dung, mà nó còn nằm ở dàn diễn viên chất lượng dù đó là vai phụ