Hun Sen trách Ranariddh “giả truyền thánh chỉ” về biên giới với Việt Nam
Không nên lấy các vấn đề quốc gia đại sự làm trò đùa vì nó làm giảm uy tín danh dự của Hoàng gia và Nhà vua chỉ vì những tham vọng chính trị cá nhân.
TS.Trần Công Trục: Hun Sen bất ngờ thừa nhận cạo sửa bản đồ là có ẩn ýNhà vua Campuchia không họp các đảng về biên giới với Việt NamThủ tướng Hun Sen: Không có chuyện “đòi” Phú Quốc, Nam Bộ
Hoàng thân Norodom Ranariddh.
The Cambodia Daily ngày 28/7 đưa tin, Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm qua đã cảnh báo Hoàng thân Norodom Ranariddh không được “giả truyền thánh chỉ”, lôi kéo Nhà vua Norodom Sihamoni vào chính trị sau khi ông phát tán thông tin Quốc vương có kế hoạch triệu tập lãnh đạo 3 đảng chính trị CPP, CNRP và Funcinpec để thảo luận về vấn đề biên giới Việt Nam – Campuchia.
Ranariddh là Chủ tịch đảng bảo hoàn Funcinpec. Nhận xét về động thái “giả truyền thánh chỉ”, Thủ tướng Hun Sen phát biểu tại chùa Wat Botum ở Phnom Penh: “Không nên lấy các vấn đề quốc gia đại sự làm trò đùa vì nó làm giảm uy tín danh dự của Hoàng gia và Nhà vua chỉ vì những tham vọng chính trị cá nhân”, Hun Sen nói với tham chiếu rõ ràng nhằm vào Ranariddh.
“Thẳng thắn mà nói Hoàng thân Ranariddh đã nói rằng Nhà vua có kế hoạch mời lãnh đạo 3 đảng phái chính trị lớn để thảo luận vấn đề biên giới. Đêm qua tôi đã gửi một tin nhắn SMS cho Hoàng thân và ông cho biết, ông nghe tin này từ một người tên là Song Morisa”, ông Hun Sen cho biết.
Video đang HOT
“Vì vậy với sự tôn trọng của tôi dành cho các Hoàng thân, tôi đã gửi một tin nhắn SMS thông báo cho Hoàng thân Ranariddh: Xin ngài vui lòng đừng tin vào một số kẻ vô công rồi nghề, bởi vì Nhà vua của chúng ta không thảo luận bất kỳ chuyện gì với các đảng chính trị”, ông Hun Sen nói.
Thủ tướng Campuchia cho biết, sau khi nghe thông tin ông Ranariddh nói ông đã liên lạc với Bộ trưởng Hoàng gia Kong Sam Ol, người đang tháp tùng vua Sihamoni trong một chuyến đi từ thiện tại tỉnh Kompong Chhnang.
“Sau khi thông báo cho Hoàng thượng, Hoàng thượng ngay lập tức phủ nhận điều đó. Vì vậy tôi đã thông báo với Hoàng thân rằng, mặc dù ông ta là con trai của Thái thượng hoàng, ông ta phải nhớ rằng chế độ quân chủ là một tập thể vì dân tộc chứ không phải cá nhân ông ấy”, Hun Sen nói.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
TS.Trần Công Trục: Hun Sen bất ngờ thừa nhận cạo sửa bản đồ là có ẩn ý
Hun Sen đã công khai vạch rõ thực chất của những "là bài chính trị bản đồ", mặc dù những gì ông nói không phải là lời tuyên bố mạnh mẽ, rõ ràng thường thấy.
Thủ tướng Hun Sen: Không có chuyện "đòi" Phú Quốc, Nam BộTs Trần Công Trục: Hun Sen bất ngờ thay đổi lập trường bản đồ Hiến pháp 93?Động thái lạ của ông Hun Sen trong vấn đề biên giới Việt Nam-Campuchia
LTS: Xung quanh những phát biểu của Thủ tướng Campuchia Hun Sen liên quan đến biên giới Việt Nam - Campuchia và quá trình đàm phán, phân giới cắm mốc giữa hai nước ông nói trước cuộc họp Nội các hôm Thứ Sáu 24/7, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ có một vài lời bình luận xin trân trọng gửi đến độc giả.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.
Là người đã tham gia đoàn đàm phán về biên giới với Campuchia ngay từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước, tôi cho rằng Thủ tướng Hun Sen đã nói đúng sự thật về việc Campuchia cạo sửa bản đồ trước khi đàm phán với Việt Nam: "Tôi không làm gì sai về điều này. Khi các cán bộ có thẩm quyền của Campuchia nhận được chỉ thị của Hoàng thân Norodom Sihanouk năm 1964, họ đã chỉnh sửa bản đồ của Campuchia, lúc đó tôi chỉ mới 12 tuổi."
Phát biểu của Thủ tướng Hun Sen đã phản ánh đúng thực tế của quá trình nghiên cứu, lựa chọn các mảnh bản đồ bonne tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương in trước năm 1954 do 2 đoàn đàm phán cấp chuyên viên về biên giới Việt Nam và Campuchia thực hiện ngay từ khi hai bên đồng ý tiến hang đàm phán về biên giới.
Cụ thể là, phía Campuchia đã đưa ra 26 mảnh bản đồ dọc tuyến biên giới đã được cắt dán thành 3 mảnh lớn, trên đó có cạo sửa 9 khu vực, lớn nhất là khu vực Bu - phơ - răng. Phía Việt Nam đã kiểm tra 3 mảnh bản đồ lớn này và đã phát hiện chỉ có 5 mảnh là của Sở Địa dư Đông Dương in, 5 mảnh không xác định được Cơ quan in vì bị cắt dán, 16 mảnh do Campuchia in và tái bản.
Những mảnh bản đồ bonne bị cạo sửa là: 156w- 172w- 192w-201e- 219e-219w -218e. Việt Nam đã thẳng thắn trao đối với phía Campuchia về những phát hiện này, phía Campuchia cũng đã phải thừa nhận và cuối cùng hai bên đã thống nhất lựa chọn được 26 mảnh bản đồ bonne gốc để đính kèm Hiệp ước nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới năm 1983.
Từ tình hình nói trên cho thấy, thực chất của những mảnh bản đồ mà một số nhân vật thuộc đảng phái đối lập Campuchia CNRP đang sử dụng chỉ có thể là những mảnh bản đồ bị cạo sửa theo lệnh của Hoàng thân Norodom Sihanouk. Vì vậy, có thể nói đó chỉ là những "lá bài chính trị" trong ván cờ quyền lực đang diễn ra hết sức khốc liệt ở Campuchia.
Chính Thủ tướng Hun Sen đã công khai vạch rõ thực chất của những "là bài chính trị bản đồ", mặc dù những gì ông nói không phải là lời tuyên bố mạnh mẽ, rõ ràng thường thấy của những chính khách bản lĩnh mà chỉ là những lời phân bua, thanh minh đầy cảm xúc trước tình thế chính trị hiện nay của Campuchia.
Liên quan đế chủ quyền các đảo bao gồm Phú Quốc, thậm chí cả đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, Thủ tướng Hun Sen nói: "Ở thời điểm đó, họ đã "bỏ rơi" đảo Koh Tral (tức đảo Phú Quốc của Việt Nam) và Kampuchea Krom (tức người Khmer ở Nam Bộ, ViệtNam)...cho Việt Nam. Tôi không thể đòi lại được".
Phát biểu này nếu quả đúng là do chính miệng ông Hun Sen nói ra thì phải chăng đây là một sự né tránh bị động trước sức ép của phe đối lập kích động cử tri chĩa mũi nhọn vào đảng cầm quyền CPP hiện nay? Hay đây lại là cách thức mà Thủ tướng Campuchia buộc phải sử dụng để làm "hài lòng" cho những thế lực đang áp dụng mọi thủ đoạn để hạ bệ ông? Hoặc phải chăng lời nói ấy xuất phát từ nhận thức theo xu hướng chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang trỗi dậy tại Campuchia?
Để trả lời những câu hỏi này không đơn giản một vài câu là xong, xin vui lòng đón đọc phần bình luận tiếp theo để thấy rõ quá trình xác lập chủ quyền hợp pháp của Việt Nam cũng như việc phân định chủ quyền các đảo và vùng biển giữa Việt Nam và Campuchia một cách công khai, minh bạch, hợp pháp.
Ts Trần Công Trục
Theo giaoduc
Mỹ bắt tay với Thổ Nhĩ Kỳ đánh Nhà nước Hồi giáo Ngày 28-7 (giờ địa phương), phát biểu tại phiên họp khẩn cấp của NATO tại Brussels (Bỉ), Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố NATO bảo đảm đoàn kết với Thổ Nhĩ Kỳ (TNK) trong công cuộc chống khủng bố. Phiên họp được tổ chức theo yêu cầu của TNK. Hôm trước đó, một quan chức quốc phòng Mỹ tháp tùng Tổng...