Hun Sen: ‘Không dựa vào Trung Quốc thì dựa vào ai?’
Thủ tướng Hun Sen bảo vệ quan hệ gần gũi của Campuchia với Trung Quốc, nhấn mạnh sự hỗ trợ tài chính của Bắc Kinh cho Phnom Penh.
Phát biểu tại Hội nghị quốc tế về Tương lai châu Á tổ chức trực tuyến hôm 20/5, Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho rằng những chỉ trích về việc Phnom Penh quá phụ thuộc vào Bắc Kinh là “không công bằng”.
“Không dựa vào Trung Quốc thì dựa vào ai? Không hỏi Trung Quốc thì hỏi ai?” ông nói.
Trung Quốc là nước bảo trợ chính trị quan trọng và cung cấp viện trợ lớn nhất cho Campuchia. Quốc gia này đã đầu tư hàng tỷ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng ở Campuchia.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen phát biểu tại Hội nghị quốc tế về Tương lai châu Á tổ chức trực tuyến hôm 20/5. Ảnh: Nikkei
Thủ tướng Hun Sen tiếp tục bác bỏ ý kiến rằng Campuchia cho phép tàu chiến Trung Quốc tiếp cận một căn cứ hải quân của nước này. Ông nhấn mạnh hiến pháp Campuchia cấm nước ngoài lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ, bày tỏ hoan nghênh mọi quốc gia điều tàu cập cảng Campuchia với mục đích viện trợ phát triển.
“Chúng tôi không đóng cửa với bất kỳ ai muốn hỗ trợ xây dựng Campuchia”, Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh.
Trong bối cảnh Campuchia đang chống chọi với đợt bùng phát Covid-19 lớn, ông cho rằng cần loại bỏ rào cản trong vận chuyển vật tư y tế qua biên giới để vaccine dễ tiếp cận hơn.
“Châu Á cần ưu tiên đảm bảo vaccine Covid-19 trở thành hàng hóa công cộng toàn cầu, cung cấp và phân phối vì mục đích nhân đạo cho mọi quốc gia, đặc biệt là những quốc gia dễ bị tổn thương”, ông Hun Sen nói.
Campuchia năm 2020 ghi nhận chưa đầy 500 ca nhiễm và không có ca tử vong vì Covid-19. Tuy nhiên, quốc gia này đang vật lộn với đợt bùng phát Covid-19 tồi tệ nhất từ khi đại dịch bắt đầu, với hơn 20.000 ca nhiễm từ tháng 2. Giới chức y tế đang gấp rút triển khai chiến dịch tiêm chủng và đã tiêm ít nhất một mũi cho hơn hai triệu người.
Một phần vaccine của Campuchia nhận được từ chương trình Covax của Liên Hợp Quốc, nhưng phần lớn nguồn cung đến từ Trung Quốc, Hun Sen nhấn mạnh.
Video đang HOT
“Nếu không có Trung Quốc giúp đỡ, có lẽ chúng tôi đã không thể có vaccine cho người dân”, ông nói.
Campuchia phạt roi người vi phạm lệnh phong tỏa
Cảnh sát Campuchia nói rằng họ phạt roi những người không tuân thủ lệnh phong tỏa để cứu mạng những người này.
Phnom Penh áp lệnh phong tỏa kéo dài hai tuần từ ngày 15/4 và tuyên bố một số quận là "vùng đỏ", cấm người dân rời khỏi nhà ngoại trừ vì lý do y tế. Với những người vi phạm hạn chế phòng dịch, cảnh sát Campuchia bắt họ và trừng phạt bằng cách đánh họ bằng gậy mây.
Phát ngôn viên cảnh sát Phnom Penh San Sokseiha ngày 21/4 cho biết hình thức trừng phạt này nhằm cứu mạng người, đồng thời tuyên bố rằng hầu hết công chúng đều ủng hộ. "Chính quyền Phnom Penh đã quyết định rằng không ai được phép rời khỏi nhà vì khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao", Sokseiha nói. "Một số ít người không chịu tuân thủ và chúng tôi phải thực hiện các biện pháp để cứu mạng họ".
Tuy nhiên, các nhóm nhân quyền Campuchia đã lên án các vụ bắt bớ và phạt roi, nói rằng có nhiều cách tốt hơn để đảm bảo mọi người bảo vệ bản thân và những người khác khỏi nCoV. "Chúng tôi rất sốc vì những hình phạt nghiêm khắc như vậy được áp dụng đối với người dân vì một số vi phạm nhỏ", Naly Pilorge, giám đốc nhóm nhân quyền Licadho, nói.
Bộ trưởng Thông tin Campuchia Khieu Kanharith cũng chỉ trích việc phạt roi và nói rằng cảnh sát không nên sử dụng vũ lực nếu người vi phạm không phản ứng dữ dội. "Đừng quên lời hứa phục vụ nhân dân", Khieu Kanharith viết trên Facebok, bên cạnh hình ảnh cảnh sát cầm gậy.
Campuchia đang trong đợt dịch bùng phát mạnh mẽ từ cuối tháng hai. Họ ghi nhận thêm 303 ca nhiễm nCoV và 5 ca tử vong, nâng tổng số người mắc Covid-19 lên 7.747, trong đó 54 người đã tử vong. Giới chức y tế địa phương lo ngại số ca nhiễm mới tăng mạnh sẽ đe dọa hệ thống y tế nước này. Thủ tướng Hun Sen tuần trước cảnh báo ca Covid-19 tăng khiến Campuchia "bên bờ vực sinh tử", đồng thời áp lệnh phong tỏa với hơn hai triệu người ở Phnom Penh và Ta Khmau.
Đường phố Phnom Penh trong đợt phong tỏa ngày 15/4. Ảnh: Reuters .
Thế giới đã ghi nhận 144.398.135 ca nhiễm nCoV và 3.070.147 ca tử vong, tăng lần lượt 854.030 và 13.197, trong khi 122.861.648 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 32.596.310 ca nhiễm và 583.243 ca tử vong do nCoV, tăng 59.316 ca nhiễm và 789 ca tử vong so với một ngày trước đó.
Khoảng 211,6 triệu mũi vaccine ngừa Covid-19 đã được tiêm chủng ở Mỹ, với trung bình ba triệu liều mỗi ngày, bất chấp việc tạm dừng sử dụng vaccine Johnson & Johnson, theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) công bố ngày 19/4. Số liều đã sử dụng chiếm khoảng 80% trong tổng số hơn 264,5 triệu liều đã được phân phối trên khắp nước Mỹ.
Khoảng 40% dân số, tương đương hơn 132 triệu người, đã nhận ít nhất một liều vaccine và khoảng 26%, tương đương hơn 85 triệu người, đã hoàn thành chương trình tiêm chủng.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 19/4 tiếp tục kêu gọi người dân không ra nước ngoài giữa đại dịch và sẽ cập nhật hướng dẫn đi lại theo khuyến nghị của CDC. Bản cập nhật dự kiến "tăng đáng kể số quốc gia được liệt vào cấp độ 4, tức không nên đến, lên khoảng 80% số quốc gia toàn cầu".
Ấn Độ là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với 15.924.732 ca nhiễm và 184.672 ca tử vong, tăng so với hôm trước lần lượt 315.728 và 2.102 ca. Đây là số ca tử vong trong một ngày cao nhất ở Ấn Độ kể từ khi dịch bùng phát.
Ấn Độ đang hứng chịu làn sóng lây nhiễm thứ hai do các quy định lỏng lẻo của chính phủ và biến thể nCoV mới, họ ghi nhận thêm gần 3,5 triệu ca mới chỉ trong tháng 4. Một số địa phương lâm vào tình trạng thiếu thiết bị y tế, trong đó có nguồn khí oxy. Hôm 21/4, 22 bệnh nhân Covid-19 tại bệnh viện Dr Zakir Hussain ở Nashik, cách Mumbai 200 km về phía bắc, đã tử vong khi nguồn oxy cho máy thở bị gián đoạn do rò rỉ.
Thủ đô New Delhi đã bắt đầu áp lệnh phong tỏa một tuần từ 22h ngày 19/4 tới 5h sáng 26/4. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ đóng cửa và người dân chỉ được ra ngoài để sử dụng dịch vụ thiết yếu. Biện pháp hạn chế tương tự cũng được áp dụng ở các khu vực khác của Ấn Độ, gồm bang phía tây Maharashtra, nơi có thủ đô tài chính Mumbai, và bang phía nam Tamil Nadu.
Ấn Độ đã triển khai tiêm 130 triệu liều vaccine. Bắt đầu từ ngày 1/5, tất cả công dân Ấn Độ từ 18 tuổi trở lên đều được phép tiêm vaccine Covid-19.
Brazil là vùng dịch lớn thứ ba thế giới với 14.122.795 ca nhiễm và 381.475 ca tử vong, tăng lần lượt 71.910 và 2.945.
Chính phủ Brazil hôm 17/4 khuyến cáo phụ nữ nước này nên dừng kế hoạch mang thai cho đến khi đại dịch Covid-19 qua đi do lo ngại các biến chủng nCoV có thể ảnh hưởng tới các sản phụ nhiều hơn.
Sao Paulo, bang đông dân nhất ở Brazil, đang cảnh báo có thể xảy ra thảm họa sức khoẻ cộng đồng trong bối cảnh các bệnh viện công tại đây thiếu trầm trọng thuốc cần thiết để đặt nội khí quản cho bệnh nhân Covid-19. Hai bang lớn khác là Rio de Janeiro và Minas Gerais cũng ghi nhận tình trạng tương tự.
Pháp , vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận 5.374.288 ca nhiễm và 101.881 ca tử vong.
Phát ngôn viên chính phủ Pháp Gabriel Attal ngày 19/4 cho biết nước này tuần trước đã tiêm chủng vaccine AstraZeneca cho khoảng 65.000-70.000 người mỗi ngày.
Việc triển khai vaccine của Pháp đã được tăng tốc trong những tháng qua với hơn 12 triệu người đã được tiêm chủng ít nhất một liều. Chính phủ của Tổng thống Emmanuel Macron đặt mục tiêu tiêm chủng cho 20 triệu dân vào ngày 15/5.
Pháp dự kiến gỡ hạn chế đi lại và nới lỏng lệnh giới nghiêm toàn quốc từ 2/5. Người dân hiện chỉ được phép di chuyển trong phạm vi cách nhà họ 10 km và phải tuân thủ lệnh giới nghiêm kéo dài từ 19h đến sáng hôm sau. Từ 2/5, cả hai giới hạn sẽ được nới lỏng.
Tổng thống Emmanuel Macron cũng lên kế hoạch cho phép các nhà hàng phục vụ khách ở ngoài trời từ giữa tháng 5, đồng thời mở cửa trở lại các rạp chiếu phim, rạp hát và bảo tàng nhưng giảm công suất. Các cơ sở kinh doanh phi thực phẩm cũng dự kiến mở cửa vào giữa tháng 5.
Anh báo cáo 4.395.703 người nhiễm và 127.327 người chết, tăng lần lượt 2.396 và 22 trường hợp.
Bộ trưởng Y tế Matt Hancock ngày 19/4 thông báo hơn 10 triệu người Anh đã được tiêm liều vaccine ngừa Covid-19 thứ hai. Anh đã tiêm chủng tổng cộng hơn 43 triệu liều vaccine kể từ 8/12 tới 18/4.
Ông Hancock thêm rằng Ấn Độ cũng được thêm vào "danh sách đỏ" hạn chế du lịch đối với người dân Anh, khi nước này ghi nhận 103 ca nhiễm biến chủng mới phát hiện ở Ấn Độ. Theo đó, người đến từ Ấn Độ cũng phải cách ly bắt buộc tại khách sạn được chính phủ Anh chỉ định. Chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Boris Johnson dự kiến vào tuần tới cũng đã bị hủy khi số ca nhiễm mới ở quốc gia châu Á tăng mạnh.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.620.569 ca nhiễm, tăng 5.720, trong đó 44.007 người chết, tăng 230.
Indonesia đã tiêm chủng 16,69 triệu liều vaccine Covid-19 tính tới hết ngày 17/4, tương đương khoảng 3,95% dân số đã tiêm ít nhất một liều, theo Our World in Data.
Jakarta có kế hoạch đầy tham vọng là tiêm chủng 181 triệu trong tổng số gần 270 triệu dân trong vòng một năm, chủ yếu dựa vaccine Sinovac của Trung Quốc và vaccine AstraZeneca. Tuy nhiên, các nhà khoa học nước này cũng đang nỗ lực tìm cách phát triển vaccine trong nước để chống Covid-19.
Philippines vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á, ghi nhận 962.307 ca nhiễm và 16.265 ca tử vong, tăng lần lượt 9.227 và 124 ca.
Quốc gia Đông Nam Á đã tiêm chủng 1,46 triệu liều vaccine Covid-19 tính tới ngày 17/4, và khoảng 1,15% dân số đã được tiêm ít nhất một liều, theo Our World in Data.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 15/4 cho biết chính phủ có thể tiếp quản các khách sạn và biến chúng thành các cơ sở cách ly Covid-19 trong bối cảnh các cơ sở y tế đang quá tải. Ông nói thêm các khách sạn được trưng dụng sẽ được khử khuẩn sạch sẽ trước khi trao lại.
Tại Thái Lan , 6 nữ nhân viên y tế ở tỉnh Rayong, phía đông Bangkok, được tiêm vaccine Sinovac của Trung Quốc vào đầu tháng này đã có các triệu chứng tương tự đột quỵ, bao gồm buồn ngủ và tê bì tay chân. Họ đã hồi phục sau khi được điều trị đột quỵ và không phát hiện cục máu đông. Kết quả chụp não 6 người phụ nữ đều cho thấy họ không bị đột quỵ.
Các chuyên gia của chính phủ cho biết Thái Lan sẽ tiếp tục sử dụng vaccine Sinovac. Thái Lan đã nhận được hai triệu liều loại này và đã tiêm cho hơn 600.000 người trên toàn quốc. Họ cũng đặt hàng thêm 1,5 triệu liều. Thái Lan ghi nhận tổng cộng 46.643 ca nhiễm, trong đó 110 người chết.
Thái Lan tăng 1.458 ca, dịch ở Campuchia có 'tín hiệu tích cực' Ngày 21-4, Thái Lan tăng thêm 1.458 ca COVID-19, trong khi Campuchia tăng 303 ca. Trong khi dịch bệnh ở Thái Lan vẫn đang rất nóng, tình hình tại Campuchia đã xuất hiện những tín hiệu khả quan hơn. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 từ một người dân Campuchia ở thủ đô Phnom Penh - Ảnh: KHMER TIMES Theo...