Huế tháo dỡ hàng rào công viên, mở rộng vỉa hè cho người đi bộ
Hàng rào công viên bằng bê tông, cốt thép và làm mất mỹ quan đô thị được chính quyền địa phương tháo dỡ, mở rộng vỉa hè lên thành 6 m.
Nhiều ngày qua, lực lượng chức năng thành phố Huế đã tháo dỡ những hàng rào bê tông cốt thép vòng quanh các công viên dọc tuyến đường Trần Hưng Đạo, Lê Duẩn.
Hàng rào bằng bê tông xây dựng từ năm 1982 ở công viên Thương Bạc được tháo dỡ. Ảnh: Võ Thạnh.
Theo nhiều người dân, công việc nêu trên là cần thiết, Huế nên triển khai đồng bộ để tháo dỡ toàn bộ hàng rào công viên trên địa bàn.
Hàng rào công viên dọc tuyến đường Trần Hưng Đạo, Lê Duẩn đang được tháo dỡ. Ảnh: Võ Thạnh.
Video đang HOT
Chị Nguyễn Thị Thanh Tâm (27 tuổi, phường Phú Hòa) cho biết, sau khi hàng rào được tháo dỡ thì lối đi xung quanh công viên Thương Bạc thông thoáng hơn trước rất nhiều.
Ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch thành phố Huế cho biết, hàng rào tại các công viên dọc tuyến đường Lê Duẩn, Trần Hưng Đạo xây dựng từ năm 1982, có chức năng bảo vệ công viên.
Hàng rào công viên được tháo dỡ giúp vỉa hè thông thoáng hơn. Ảnh: Võ Thạnh.
“Hàng rào công viên hiện không còn phù hợp, gây mất mỹ quan đô thị, vì vậy lãnh đạo thành phố đã quyết định tháo dỡ, qua đó vỉa hè dọc công viên được mở rộng thành 6 m cho người dân đi bộ”, ông Thành nói
Võ Thạnh
Theo VNE
Từ vỉa hè Sài Gòn nhìn sang vỉa hè thế giới
Kiến trúc sư Tạ Mỹ Dương chia sẻ những trải nghiệm vỉa hè từ sạp hàng trên đường phố Ba Lan cuối thập niên 1990, đến quán bia lề đường ở London, quán cà phê vỉa hè ở Paris.
Từ góc quán cà phê Sài Gòn nhìn ra, cả thành phố đang nóng lên trong đợt ra quân của chiến dịch "giành lại vỉa hè" bắt đầu từ quận 1, trung tâm của thành phố lớn nhất đất nước. Hàng quán, xe cộ, gánh gồng, tủ kệ, bàn cà phê vỉa hè, tất cả đang được dọn dẹp, như một phần "đời sống cũ" của vỉa hè đang được sang trang. Nó mang lại niềm hy vọng, và nó cũng mang đến sự gợi nhớ, liên tưởng.Xây nhà từ sạp hàng trên vỉa hè Ba Lan
Ba Lan vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, ngay từ thời tiền mở cửa, trên những con đường trung tâm, trong các cửa hiệu, hàng hoá trông nghèo nàn, thế nhưng ngoài vỉa hè, lối qua lại dưới đường hầm, các sạp hàng mọc lên như nấm sau mưa.Gọi là "sạp" nhưng nó chỉ là một cái bàn nhỏ hay một chiếc giường xếp Liên Xô người ta dùng khi đi picnic. Vào 9h sáng, người bán bày đủ thứ áo quần nhập từ châu Á, vòng xuyến, khăn quàng Ấn Độ, hoa quả từ Nam Mỹ, châu Phi. Đến 5h chiều, họ dọn dẹp hàng, khi dòng khách bộ hành vắng hẳn.
Tôi cũng có một "cái giường" trên hè ở một thành phố phía tây Ba Lan, bán các loại quần áo được "đánh" sang từ Sài Gòn. Tôi vô tình trở thành lái buôn. Ban đầu tôi chỉ định sang Ba Lan chơi một thời gian để thoát khỏi công việc trong một viện thiết kế đang ngắc ngoải ở giai đoạn cuối thời bao cấp. Tuy nhiên, cái không khí bán buôn vỉa hè náo nhiệt giữa một đất nước châu Âu khiến tôi ngỡ ngàng và bị lôi cuốn.
Dòng người đi không vội, những đám đông túm tụm quanh cái giường bán quần áo của người châu Á, những ánh mắt vui sướng khôn tả của những phụ nữ tóc vàng khi mặc vừa chiếc áo sơ mi rẻ tiền.Bên kia là cái bàn bán băng cassette của một chàng da đen vừa rao vừa nhảy theo điệu nhạc; một anh chàng Ấn Độ dụ khách với trò ảo thuật hay ông Ả Rập choàng cái khăn qua vai khách. Một vỉa hè đầy màu sắc, âm thanh và hình ảnh. Thỉnh thoảng một hai anh cảnh sát đi qua với ánh mắt rất thờ ơ.
Nhờ đời sống "muôn mặt lề đường" trong một cộng đồng nhiều sắc thái, tôi có thêm sự quan sát và cảm nhận phong phú, đa diện hơn những gì nghĩ trong đầu trước đó. Tuy nhiên, trong cái không khí xô bồ buôn bán trên hè phố ấy, vẫn thấy được nét bình yên, nề nếp của một xã hội trật tự. London bia bọt, Paris cà phê vỉa hè
Nói đến nước Anh, người ta thường nghĩ đến những di sản kiến trúc, đền đài, dinh thự cổ, nhà hát, bảo tàng hay "món đặc sản" hàn lâm là nhạc kịch.
Tuy nhiên, "đặc sản" trong đời sống của người Anh chính là quán bia với những cái bàn đứng trên vỉa hè London, dù ở khu trung tâm tài chính mới Canary Wharf hay khu cổ kính ở Liverpool hoặc Soho.Người Anh có whisky của xứ Scotch nhưng thứ người dân thích là mỗi buổi chiều tụm năm tụm ba bia bọt trên hè phố. Những cái bàn đặt sát tường, dân văn phòng, nhân viên nhà băng ném cái cặp xuống đất, phanh áo vest, uống bia "tám chuyện" sau ngày làm việc. Phía trên đầu họ, những chậu hoa treo lơ lửng dưới mái hiên quán.
Trong khi đó, Paris theo một kiểu văn hoá vỉa hè khác, những quán cà phê có bàn ghế trên vỉa hè luôn đông đúc. Ngay trên các con phố nhỏ người ta vẫn kê được dù chỉ một hai cái bàn nhỏ sát tường. Bên những bàn cà phê vỉa hè, ken dày những chậu hoa tươi. Có khi họ dùng những chậu hoa để ngăn lối cho người đi bộ.
Ở đâu cũng vậy, London hay Paris thì vỉa hè luôn là một phần của đời sống đô thị nhưng được sắp đặt có tính toán.
Kiến trúc sư Tạ Mỹ Dương không chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực kiến trúc, mà còn được yêu mến qua các bài viết được đăng trên nhiều tạp chí. Bài viết trên thể hiện văn phong, góc nhìn và trải nghiệm của tác giả.
Theo Tạ Mỹ Dương (Zing)
TP HCM kẻ vạch sơn, lắp biển báo để xử lý chiếm vỉa hè Vach sơn, biên bao se đươc triên khai đông bô ơ cac khu vưc via he câm đê xe, buôn ban va thông tin rông rãi đê lam căn cư xư ly cac hanh vi lân chiêm. Theo Chỉ thị tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn TP HCM do Phó bí thư Thường trực Thành ủy...