Huế – Thành phố của những sắc hoa mùa hạ
Dù là mềm mại, nhẹ nhàng hay yêu kiều, quyến rũ, hoa của xứ Huế vẫn luôn mang vẻ đẹp đặc trưng.
Cứ mỗi độ tháng 5 về, cả thành phố Huế ngập tràn trong sắc hoa mùa hạ. Bằng lăng tím xen lẫn phượng vàng, phượng đỏ cùng với muồng hoàng yến làm cho cả thành phố như khoác trên mình tấm áo mới.
Huế khoe sắc dưới ánh nắng đầu hạ, con đường dường như mềm mại hơn, đầy màu sắc.
Huế êm đềm với những công viên xanh màu hai bên bờ sông Hương, màu phượng đỏ thắm của mùa hè hay màu hoa điệp vàng khoe sắc trước cổng trường Quốc Học, trường Hai Bà Trưng.
Những cây muối, cây xà cừ, cây bao báp xứ châu Phi, cây thích xứ lạnh châu Âu, hay cây ngô đồng đã đi vào thơ văn… đều hiện diện đâu đó trên các con đường xứ Huế.
Video đang HOT
Không ồn ào như những thành phố khác bởi vẻ đẹp của Huế là vẻ đẹp của tự nhiên, của gió sông Hương thổi lên, cuốn vào lòng người trắc ẩn khi đi xa.
Đặt chân đến đất Huế từ từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm, bạn sẽ được ngắm sắc vàng đậm cùng mùi hương đặc trưng của hoa phủ mọi ngả đường từ Ngô Quyền, Lê Duẩn, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ đến dọc hai bên sông An Cựu, đôi bờ sông Hương, hay trên những góc sân trường…
Nếu muốn ngắm những bông sen khoe sắc ở Huế, bạn hãy đến vào mùa hè (khoảng từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm). Sen mọc nhiều ở các vùng hộ thành hào, bao quanh khu thành cổ phía bắc thành phố Huế hay trên đoạn sông Ngự Hà bắc qua những cây cầu đá cổ và hai bên hồ Tĩnh Tâm.
Dù là mềm mại, nhẹ nhàng hay yêu kiều, quyến rũ, hoa của xứ Huế vẫn luôn mang vẻ đẹp đặc trưng, tô điểm cho phố phường nơi đây.
Vẻ đẹp ấy giúp Huế níu chân du khách, để lại ấn tượng khó phai sau mỗi lần chiêm ngưỡng, ngắm nhìn.
Hoa phượng đỏ mùa hạ như dệt cho Huế chiếc áo rực rỡ giữa trời xanh.
Loài hoa này gắn liền với cuộc sống nhiều thế hệ người dân xứ Huế, đặc biệt là gắn bó với biết bao kỷ niệm của tuổi học trò.
Việc xây dựng thành phố Huế bốn mùa hoa sẽ tạo nên bộ mặt mới cho đô thị Huế, một điểm đến ấn tượng cho du khách cũng như không gian sống lý tưởng cho người dân thành phố.
Đó cũng là mong ước của những nhà quản lý cũng như là người dân cố đô./.
Huế hướng tới đưa sông Hương và cảnh quan đôi bờ thành di sản thế giới
Thừa Thiên - Huế nghiên cứu các giải pháp quy hoạch để đưa sông Hương vào danh mục công nhận Di sản cảnh quan văn hóa của UNESCO mà không làm ảnh hưởng tới tiến trình phát triển của địa phương.
Ngày 20/5, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết, cơ quan này đang tổ chức lấy ý kiến cộng đồng về "Nhiệm vụ quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể Di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050". Việc lấy ý kiến kéo dài đến hết ngày 27/5 nhằm hoàn thiện và trình các cấp phê duyệt, làm cơ sở cho công tác quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế trong tương lai.
Sông Hương đoạn qua địa phận thành phố Huế.
Kể từ khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, hệ thống Quần thể Di tích cố đô Huế đã trải qua 2 giai đoạn bảo tồn và phát huy giá trị, gồm giai đoạn 1996-2010 theo Quyết định 105/QĐ-TTg và giai đoạn 2010-2020 theo Quyết định 818/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Mục tiêu của 2 giai đoạn này chủ yếu là cứu vãn di tích và phục hồi, phát huy giá trị bước đầu di tích.
Việc lập quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể Di tích cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050 sẽ hướng đến mục tiêu tôn vinh và tạo động lực tăng trưởng mới, thực hiện chiến lược phát triển đô thị di sản Thừa Thiên - Huế theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.
Theo nội dung lấy ý kiến cộng đồng lần này, định hướng bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể Di tích cố đô Huế từ nay đến năm 2030, tầm nhìn 2050 có những yêu cầu mới, như: Thực hiện các chiến lược phát triển của Trung ương và địa phương; khẳng định vai trò, vị thế của Quần thể di tích cố đô Huế trong chiến lược phát triển đô thị di sản Thừa Thiên - Huế; nghiên cứu, xác định chính xác, đầy đủ cấu trúc không gian và phạm vi bảo tồn di sản kiến trúc cảnh quan, trong đó sông Hương và các chi lưu cùng các quần cư trong Đại nội, Kinh thành, phố cổ Bao Vinh, Gia Hội, khu nhà vườn Kim Long cần phải được xem như một phần không thể thiếu được của di sản cảnh quan văn hoá thuộc Quần thể Di tích cố đô Huế.
Trong số những vấn đề trọng tâm, cốt lõi của đồ án quy hoạch, đáng chú ý là định hướng quy hoạch gắn với việc hoàn thiện hồ sơ tái đề cử để đưa sông Hương và cảnh quan đôi bờ sông vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới. Các giải pháp quy hoạch sẽ được nghiên cứu để đưa sông Hương vào danh mục công nhận Di sản cảnh quan văn hóa của UNESCO mà không làm ảnh hưởng tới tiến trình phát triển của địa phương, ngược lại trở thành động lực tăng trưởng mới, với quy mô và ảnh hưởng lớn hơn, mạnh mẽ hơn.
Thừa Thiên - Huế nghiên cứu các giải pháp quy hoạch để đưa sông Hương vào danh mục công nhận Di sản cảnh quan văn hóa của UNESCO mà không làm ảnh hưởng tới tiến trình phát triển của địa phương.
Trước đây, tại kỳ họp lần thứ 28 của Ủy ban Di sản thế giới vào năm 2004 tại Tô Châu (Trung Quốc), UNESCO đề nghị Việt Nam và UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế lập hồ sơ tái đề cử để đưa sông Hương và cảnh quan đôi bờ sông vào danh mục Di sản văn hóa thế giới.
Lúc đó, các chuyên gia quốc tế và trong nước đánh giá cao về giá trị cảnh quan sông Hương và nhiều lần khuyến nghị tỉnh Thừa Thiên - Huế đưa sông Hương vào danh mục cảnh quan cho hệ thống Quần thể Di tích cố đô Huế, nhưng tỉnh không thực hiện.
Đến năm 2014, khi đến khảo sát tại Quần thể Di tích cố đô Huế, đoàn chuyên gia cao cấp của UNESCO đã lưu ý tỉnh Thừa Thiên - Huế nhanh chóng thực hiện việc lập hồ sơ đưa sông Hương và cảnh quan đôi bờ sông vào danh mục Di sản văn hóa thế giới. Tuy nhiên, có thể vì lo ngại việc sông Hương và cảnh quan đôi bờ sông trở thành di sản thế giới sẽ làm ảnh hưởng tới việc phát triển của địa phương nên từ đó đến nay Thừa Thiên - Huế chưa thực hiện.
Phố phường Hà Nội rạo rực 'mùa phượng cháy' Những ngày cuối tháng 5, phố phường Hà Nội lại rạo rực, nhuộm màu hoa đỏ của phượng vỹ, loài hoa gới nhớ bao ký ức một thời cắp sách đến trường của những đứa học trò. Sau khi bằng lăng "nhuộm tím" là lúc hàng phượng vĩ trên khắp các con phố phường Hà Nội bắt đầu đua nở. Mọi khoảng trời,...