Huế: Nhiều dự án du lịch ven biển “chết yểu”
Tại Thừa Thiên Huế, tập trung nhiều nhất các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng ven biển “treo” thuộc về huyện Phú Lộc gây lãng phí đất đai.
Vừa mới đầu năm 2015, UBND tỉnh đã rút giấy phép kinh doanh 15 dự án “treo” thuộc Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô (huyện Phú Lộc) trong đó có nhiều dự án du lịch ven biển gồm: Khu nghỉ dưỡng Pegasus Lăng Cô; Khu du lịch bến thuyền và CLB thể thao dưới nước Lăng Cô; Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cao cấp ven đầm Lập An…
Qua khảo sát thực địa của PV tại huyện Phú Lộc, ngoài các dự án mới bị thu hồi trên, còn rất nhiều khu du lịch bị hoang hóa, hay vẫn còn ở “giấy” như resort Nirvana từ lúc đi vào xây dựng, chạy thử nghiệm một thời gian ngắn hiện đã bỏ hoang. Hiện gió biển kèm theo cát nhiều thổi vào đã làm hư hại khá nhiều vật dụng ở resort.
Resort Nirvana bị bỏ hoang sau thời gian ngắn đi vào sử dụng
Ở thị trấn Lăng Cô của huyện này, dự án khu du lịch xanh Lăng Cô do Tổng Công ty CP Xây dựng Việt Nam làm chủ đầu tư được cấp phép từ năm 2004 với diện tích 6,3 ha nằm ở vị trí rất đẹp gần bãi biển Lăng Cô và Quốc lộ 1A. Nhưng hơn chục năm qua, dự án vẫn chưa thấy triển khai gì khiến nhiều cử tri địa phương trong các cuộc họp bức xúc.
Hiện ở thị trấn Lăng Cô có khoảng chục dự án du lịch, nghỉ dưỡng được cấp phép nhưng bị “treo” suốt nhiều năm trời của các công ty như Đất Việt, Gia Minh Conic, Thương mại Việt… gây lãng phí đất đai. Một số resort khác xây dở phần móng, hay vài nhà lên rồi bao hàng rào lại đã làm một dải bờ biển đẹp hoang sơ ở huyện này như “miếng bánh bị gặm dở”.
Một resort tại huyện Phú Lộc chỉ có nhà ở tạm và hàng rào giăng dây thép gai dang dở
Còn tại xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, dự án khu đô thị, nghỉ dưỡng Vincostec – Huế của Công ty CP Xây dựng và phát triển công nghệ Việt Nam được cấp phép thực hiện từ năm 2008, dự kiến hoàn thành vào năm 2011 trên diện tích 70ha, tổng kinh phí thực hiện 600 tỷ đồng. Nhưng đến nay, do hết tiền nên dự án chỉ mới “thành hình” với bộ nền móng đứng chỏng chơ bên biển.
Do hoang hóa quá lâu, nên đã dẫn đến những hệ lụy tại những dự án du lịch bỏ hoang. Cụ thể ở xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc đang xảy ra tình trạng người của dự án resort lấy cát đem đi bán khi dự án chưa được triển khai.
Ông Bùi Ngọc Ga, Chủ tịch UBND xã Lộc Vĩnh cho hay “Đơn vị lấy cát đem ra ngoài bán là Khu du lịch Thiên Đường, làng Xanh. Gặp chúng tôi khi đang chở đất, cát thì họ nói là đang giải phóng mặt bằng, thi công resort, còn khi không có ai thì kêu người tới bán đất cát. Cơ quan đã vài lần phát hiện, xử phạt nhưng rồi cũng “bó tay” vì không có người theo sát”.
Video đang HOT
Nhiều đất, cát tại resort ở xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc bị lấy đi bán khiến bãi biển không còn “lành lặn”, gây thất thoát tài nguyên môi trường
Hiện tại, ngoài các dự án du lịch ven biển đã được thu hồi và rút giấy phép kinh doanh, nhiều dự án du lịch “chết yểu” còn tồn tại vẫn gây bức xúc khi dự án làm cũng không làm, dừng cũng không dừng gây lãng phí đất đai. Đã có nhiều khu vực dự án do bỏ hoang quá lâu đã dẫn tới hiện tượng sa mạc hóa, cát biển ngày càng vùi lấp màu xanh của thảm thực vật ven biển khi không có bàn tay chăm sóc của con người. Nhiều nơi người dân cần đất nhưng đành phải chờ, hay ở trúng trong khu quy hoạch dự án thì nhà xây dựng không được, tách thửa cũng không xong.
Tình trạng sa mạc hóa tại 1 resort chỉ có bảng giới thiệu tại huyện biển Phú Lộc
Thiết nghĩ, cơ quan chức năng ở Huế phải làm quyết liệt hơn nữa đối với các dự án du lịch “treo” tại khu vực ven biển để đem tới khả năng khai thác có hiệu quả với vùng đất biển vẫn đang còn khá giàu tiềm năng này.
Đại Dương
Theo Dantri
Xe máy ế nặng vẫn giở trò tăng giá
Tiêu thụ xe máy sụt giảm, buôn bán ế ẩm nhưng các hãng xe và đại lý vẫn đủ chiêu trò để tăng giá.
Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, 4 tháng đầu năm 2015, sản xuất xe máy trong nước giảm 11,6% so với cùng kỳ năm 2014. Dự báo cả năm, sản lượng xe máy sẽ giảm 7-8%. Dù sức mua giảm nhưng các DN cũng giảm sản xuất để duy trì nguồn cung thấp nhằm tránh giá giảm mạnh, dẫn tới sụt giảm lợi nhuận?
Sụt giảm liên tục
Ông Minoru Kato Tổng giám đốc Công ty Honda Việt Nam cho biết thị trường xe máy Việt Nam hiện cũng giống như Thái Lan 15 năm trước, đã trở nên bão hòa, khi ngày càng có nhiều người bỏ xe máy, chuyển sang sử dụng ô tô.
Theo số liệu từ UBATGT Quốc gia, tính đến hết tháng 12/2014, Việt Nam có trên 43 triệu môtô và xe gắn máy đăng ký.
Các chuyên gia Nhật Bản nhận định, khi bình quân đạt mức 2,5 người/xe máy thì thị trường xe máy sẽ bão hòa. Việt Nam hiện có dân số khoảng 90 triệu người, như vậy chỉ với mức 35 triệu xe, thị trường đã bão hòa.
Thị trường xe máy Việt Nam đã trở nên bão hòa.
Tiêu thụ xe máy ngày càng giảm. Honda Việt Nam cho biết, tổng dung lượng xe máy trong năm tài chính 2015 (tính từ tháng 4/2014 - 4/2015) đạt 2,71 triệu chiếc, tương đương với cùng kỳ năm trước và so với thời điểm các năm từ 2011-2013, thì thấp hơn.
Còn theo số liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam, lượng xe máy được cấp đăng kiểm năm 2014 là 2.916.689 chiếc, giảm mạnh so với các năm trước đó. .
Bộ Công Thương cho biết, 4 tháng đầu năm 2015, sản xuất xe máy trong nước đạt 966.600 xe, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm 2014. Dự báo năm nay, sản lượng xe máy sẽ giảm từ 7-8% so với năm trước.
Thực tế, việc kinh doanh sụt giảm này đã được các nhà sản xuất xe máy dự báo từ vài năm trước. Tuy nhiên, khi đó các DN giải thích nguyên nhân thị trường khó khăn là do các chỉ số kinh tế vĩ mô chưa có gì sáng sủa. Nhưng với việc đưa ra nhiều chương trình xúc tiến bán hàng và mẫu xe mới với hy vọng thị trường sẽ sáng sủa hơn, không đem lại kết quả là dấu hiệu rõ nhất của sự bão hòa.
Tuy thừa nhận xe máy Việt Nam đã bước vào giai đoạn bão hòa, nhưng ông Minoru Kato cho biết, xu hướng chuyển từ xe số sang xe tay ga ngày càng nhiều và đó là lý do các DN xe máy tin tưởng, thị trường xe tay ga vẫn có mức tăng trưởng ấn tượng trong thời gian tới.
Cạnh tranh nhưng vẫn tăng giá
Tất cả các DN hiện đều hướng tới thị trường xe tay ga để mong tìm kiếm sự tăng trưởng và phân khúc này đang trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết.
Tiêu thụ xe máy sụt giảm, buôn bán ế ẩm nhưng các hãng xe và đại lý vẫn đủ chiêu trò để tăng giá.
Mới đây, tập đoàn KYMCO vừa đầu tư thêm nhà máy tại Bình Dương với vốn 20 triệu USD, công suất ban đầu khoảng 40.000 xe/năm, chủ yếu là xe tay ga từ 50cc trở lên. Honda Việt Nam cho biết để đẩy mạnh cạnh tranh, từ nay đến 4/2016 sẽ nâng cấp 10 mẫu xe máy với công nghệ mới, trong đó phần nhiều là xe tay ga nhằm tăng thêm tiện ích cho khách hàng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Yamaha Việt Nam cũng đang đẩy mạnh phát triển dòng xe tay ga với động cơ mới Blue core...
Hiện nay tổng công suất xe máy trên thị trường đã vượt 5 triệu chiếc, trong đó sản xuất chỉ đạt mức 50%. Thị trường bão hòa, cạnh tranh khốc liệt khiến cho không ít DN xe máy gặp khó khăn, kể cả các DN FDI.
Trong số các DN xe máy năm qua, Honda Việt Nam có mức tăng trưởng khoảng 2%, và Piaggio tăng 1,3% còn lại tất cả đều giảm sút. Yamaha giảm 13,3%, SYM giảm 10% và đặc biệt là Suzuki giảm 27% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, khó khăn nhất thuộc về các DN xe máy 100% vốn trong nước.
Năm 2014 vẫn có 10 DN xe máy trong nước đang hoạt động, với sản lượng khoảng 272.000 chiếc, chủ yếu cung cấp cho thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Điểm yếu của các DN xe máy 100% vốn trong nước là xe máy có xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc, kiểu dáng mẫu mã riêng không có, phải vay mượn và sao chép nhiều, thương hiệu không mạnh, chất lượng không cao.
Các DN này luôn yếu thế trước những DN FDI thì có thương hiệu mạnh, chất lượng tốt, dịch vụ bảo hành bảo dưỡng rộng khắp và giá cả cạnh tranh.
Mặc dù cạnh tranh khốc liệt, nhưng giá xe máy trên thị trường hiện vẫn đang cao. Tại các đại lý Honda ở Hà Nội, giá bán xe tay ga chênh lệc so với giá đề xuất từ 3-6 triệu đồng/xe. Yamaha cũng có 1 số mẫu xe côn tay cao hơn giá đề xuất 3-5 triệu đồng. Trước đây nhiều mẫu xe giá thấp hơn giá công bố thì hiện tại hầu hết xe bán đúng giá và cao hơn.
Một số ý kiến cho rằng, bên cạnh thị trường bão hòa thì các DN cũng giảm sản xuất để duy trì nguồn cung thấp nhằm tránh giá giảm mạnh, dẫn tới sụt giảm lợi nhuận.
Theo Trần Thủy
VietnamNet
Vì sao Hà Nội luôn đứng sau Đà Nẵng, TPHCM về CNTT? Ngành công nghiệp CNTT Hà Nội năm 2014 được đánh giá là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, đóng góp ngày càng nhiều vào tăng trưởng GDP của Thủ đô và đất nước. Tuy nhiên, trong các chỉ số phát triển, Hà Nội luôn "bám đuôi" Đà Nẵng và TPHCM. Theo báo cáo chỉ số sẵn sàng...