Huế muốn xây cáp treo tại vườn quốc gia Bạch Mã
Dự án khu du lịch có cáp treo ở Bạch Mã đã được Thừa Thiên Huế trình lên Bộ Xây dựng và đang đợi phản hồi.
Ông Hoàng Việt Trung, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tỉnh này đã trình lên Bộ Xây dựng đồ án quy hoạch Khu du lịch sinh thái tâm linh và nghỉ dưỡng Bạch Mã, trong đó có hạng mục cáp treo.
“Sau khi xem xét đồ án vào tháng 4/2017, Bộ Nông nghiệp và Bộ Xây dựng đã ban hành công văn góp ý. Đến tháng 6, Thừa Thiên Huế có văn bản điều chỉnh nội dung của đồ án và đang chờ đợi phản hồi của Bộ Xây dựng”, ông Trung nói.
Vườn quốc gia Bạch Mã sẽ được xây dựng hệ thống cáp treo. Ảnh: Võ Thạnh.
Theo đồ án nêu trên, điểm đầu của cáp treo là khu vực Cầu Hai và điểm kết thúc là tại biệt thự thuộc khách sạn Morin. Dự kiến hệ thống cáp treo sẽ có 3 điểm dừng, trong đó có điểm dừng tại thác Đỗ Quyên.
Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, tuyến cáp treo không can thiệp vào diện tích rừng tự nhiên. “Nói chung là khu du lịch sẽ mang đẳng cấp quốc tế, tôn trọng thiên nhiên và thúc đẩy sự phát triển của Bạch Mã”, ông Trung nhấn mạnh.
Video đang HOT
Hệ thống cáp treo dự kiến xây dựng ở vườn Quốc gia Bạch Mã. Ảnh: Võ Thạnh.
Đồ án được khởi động từ năm 2014, với việc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đồng ý chủ trương xây dựng Khu du lịch sinh thái tâm linh và nghỉ dưỡng rộng 300 ha tại vườn Quốc gia Bạch Mã, tổng mức đầu tư dự kiến 1.500 tỷ đồng của nhà đầu tư là một công ty cổ phần có yếu tố nước ngoài.
Đến năm 2016, nhà đầu tư trình bày với tỉnh Thừa Thiên Huế là Khu du lịch sẽ được chia làm 6 phân khu chính, gồm Làng trung tâm, Làng di sản, Làng đỉnh Núi, Làng dịch vụ, Khu tâm linh và thung lũng thác nước. Để kết nối các phân khu, dự án sẽ xây dựng hệ thống cáp treo tại vườn quốc gia Bạch Mã.
Thác Đỗ Quyên sẽ là một trong 3 điểm dừng của hệ thống cáp treo. Ảnh: Bảo Minh.
Vườn quốc gia Bạch Mã được thành lập vào năm 1991, tổng diện tích tự nhiên hơn 37 nghìn ha, bao gồm trên 36 nghìn ha đất lâm nghiệp và 522 ha đất khác. Đây đươc xem la một trong những khu vực giàu đa dạng sinh học nhất của Việt Nam và trên thế giới.
Võ Thạnh
Theo VNE
Bộ Văn hóa đề nghị xem xét điều chỉnh bãi đỗ xe có mộ vợ vua Tự Đức
Bộ Văn hóa đề nghị tìm phương án bảo tồn giá trị của di tích mộ vợ vua Tự Đức vừa bị san ủi làm bãi đỗ xe.
Sáng 27/7, ông Cao Chí Hải, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao Thừa Thiên Huế cho biết, Sở vừa nhận văn bản ý kiến chỉ đạo của Bộ Văn hóa về việc lăng mộ vợ vua Tự Đức bị san ủi làm bãi đỗ xe.
Bia đá bà tài nhân được phát hiện tại nơi san ủi làm bãi đỗ xe. Ảnh: Võ Thạnh.
Bộ đề nghị Sở Văn hóa làm việc với Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, các cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học và Hội đồng trị sự dòng họ Nguyễn Phước để có phương án thích hợp trình UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định.
"Sở có thể hướng dẫn chủ đầu tư nghiên cứu lập phương án điều chỉnh dự án Bãi đỗ xe lăng vua Tự Đức và vua Đồng Khánh trên cơ sở đảm bảo hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị của di tích và sự đồng thuận giữa các bên", văn bản của Bộ nêu.
Trước đó, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp phép cho Công ty TNHH Chuỗi Giá Trị 17.000 m2 đất làm bãi đỗ xe tham quan lăng Tự Đức và lăng Đồng Khánh. Quá trình san ủi, đơn vị thi công đã vùi lấp lăng mộ bà tài nhân họ Lê - vợ của vua Tự Đức.
Ngôi mộ vợ vua Tự Đức được con cháu và chủ đầu tư dựng tạm. Ảnh: Võ Thạnh.
UBND TP Huế đã làm việc với dòng họ Nguyễn Phước về phương án di dời. Tuy nhiên, dòng họ không đồng ý và làm đơn kiến nghị gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị được "bồi hoàn để làm lại lăng mộ theo bản vẽ thiết kế của Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế ngay tại nơi phát hiện".
Ngày 18/7, ông Nguyễn Dung, Phó chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định sẽ giao cho thành phố Huế thuyết phục dòng họ Nguyễn Phước dời lăng mộ đến vị trí khác.
Ngày 25/7, Hội đồng Nguyễn Phước tộc đã gửi đơn khởi kiện công ty Chuỗi Giá Trị lên TAND Thành phố Huế với cáo buộc "xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt" theo điều 319 Bộ luật hình sự.
Võ Thạnh
Theo VNE
Tàu thuyền rầm rộ hút cát trên sông Hương bất chấp lệnh cấm Thừa Thiên Huế cấm tàu thuyền không được khai thác cát về đêm nhưng cát tặc vẫn hoạt động rầm rộ trên sông Hương. Thời gian qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành nhiều văn bản và triển khai giải pháp trên thực địa nhằm tăng cường quản lý việc khai thác cát sỏi trên sông Hương. Nhưng tình trạng cát...