Huế mở rộng với cảnh sắc muôn màu
Từ 1/7, TP Huế chính thức được mở rộng với diện tích hơn 265 km2, dân số trên 652.000 người. Vùng đất Thần Kinh hội tụ đủ địa hình đồng bằng, núi, sông, biển, đầm phá…
Mảnh đất cố đô vốn thơ mộng và giàu bản sắc văn hóa, lịch sử nay lại càng thêm mới mẻ với không gian được mở rộng gần gấp 4 lần sau khi điều chỉnh địa giới hành chính và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
“Thành phố sẽ bao gồm các vùng đất ôm lấy sông Hương và gần như toàn bộ Quần thể di tích cố đô Huế, kéo dài từ khu vực lăng Gia Long đến biển Thuận An”, trích lời ông Phan Thiên Định, Bí thư Thành ủy Huế.
Nơi vẻ đẹp của quá khứ và hiện tại hội tụ
Đặt chân đến Huế, ta như quay ngược thời gian trở về nơi nhà Nguyễn từng đóng đô trong suốt 143 năm (từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu Gia Long vào năm 1802 và kết thúc khi vua Bảo Đại thoái vị vào năm 1945).
Không chỉ ôm vào lòng chiều dài lịch sử dân tộc, mảnh đất Thần Kinh còn mang trong mình sự bình lặng vốn có của một miền di sản thiêng liêng. Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa Thế giới, đưa bạn ngược dòng thời gian, lạc vào chốn cung đình cổ xưa của triều đại cuối cùng ở Việt Nam, tìm về giá trị nhân văn và lắng lại một thời đại lịch sử vàng son đúng nghĩa.
Nổi bật trong số đó là Đại Nội, Cung An Định hay hệ thống lăng tẩm triều Nguyễn gồm lăng Gia Long, Minh Mạng, Khải Định, Tự Đức, Thiệu Trị, Đồng Khánh, Dục Đức. Mỗi địa điểm sở hữu lối kiến trúc đặc sắc với những chạm khắc tinh xảo, nét hoài cổ cùng phong cảnh hữu tình khó lẫn với bất kỳ đâu.
Lăng Khải Định, Tự Đức và Minh Mạng là 3 lăng tẩm hút khách tham quan bậc nhất xứ Huế.
Đan xen giữa khung cảnh đầy hoài niệm, non nước xứ Huế âm thầm nâng niu từng rung cảm của mỗi người. Những điểm dừng chân với muôn màu, muôn vẻ tựa cây cầu nối giữa quá khứ và hiện tại.
Nếu muốn đắm mình giữa khoảng trời sông nước, Rú Chá, rừng ngập mặn nguyên sinh duy nhất còn sót lại trong hệ đầm phá Tam Giang là điểm hẹn lý tưởng để bạn khám phá. Bãi biển Thuận An hay Hải Dương, nay thuộc thành phố Huế, sẽ chinh phục những tâm hồn yêu thích biển cả.
Nếu mê mẩn vẻ đẹp của rừng thông, bạn có thể tìm đến đồi Thiên An, Vọng Cảnh. Hồ Sơn Thọ, nơi có khung cảnh xanh mát tựa vùng thảo nguyên, cũng là điểm đến hút giới trẻ tổ chức các buổi cắm trại, dã ngoại trong thời gian gần đây.
Cảnh vật ở Huế khiến mỗi người như được tưới mát tâm hồn.
Huế dúi vào tay ta một món quà vừa vặn, có đủ hôm qua lẫn hôm nay. Khi bạn đến với phố cổ Bao Vinh, vùng đất sẽ gợi nhớ về khu thương cảng nhộn nhịp “trên bến dưới thuyền” một thời. Con phố Chi Lăng – Gia Hội cũng lưu giữ nhiều nếp nhà trầm mặc rêu phong lẫn đền chùa với phong cách kiến trúc người Hoa rõ nét.
Miền đất của núi và sông biết cách sưởi ấm vạn tâm tư còn bỏ ngỏ không chỉ qua cảnh sắc thiên nhiên mà còn dẫn dắt bạn về chốn an yên, tĩnh lặng ở các ngôi chùa nổi tiếng như Thiên Mụ, Từ Đàm, Từ Hiếu, Huyền Không…
Video đang HOT
Gắn bó với dòng chảy lịch sử, văn hóa Huế suốt hàng thập kỷ, 2 nhà thờ lớn nhất cố đô là Nhà thờ Phủ Cam và Dòng Chúa Cứu Thế cũng đã trở thành điểm đến quen thuộc, thân thiện của người dân địa phương.
Chùa cổ kính hay nhà thờ với kiến trúc Đông – Tây cũng là điểm nhấn của thành phố.
Huế cũng có hoạt động về đêm đa đạng. Hòa mình vào giai điệu sôi động ở khu phố Tây, thưởng thức thiên đường ẩm thực, ngắm thành phố từ quán cà phê trên cao là những trải nghiệm được giới trẻ ưa chuộng.
Khu vực cầu bán nguyệt tại Bến Me, cầu đi bộ gỗ lim, đài phun nước ở công viên Lý Tự Trọng là nơi người dân thường xuyên lui tới để trò chuyện, dạo mát thư giãn… Với những khách đến từ phương xa, đi thuyền rồng nghe ca Huế trên sông Hương là một trong những trải nghiệm đáng thử.
Tuy nhiên, hiện nay, do diễn biến dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, một số hoạt động đang được tạm dừng, nhiều dịch vụ hạn chế công suất phục vụ và đảm bảo thực hiện các biện pháp an toàn phòng chống dịch.
Ngắm Huế với một góc nhìn khác
Huế giờ đây ngày càng xuất hiện nhiều trên màn ảnh, vẻ đẹp của vùng đất hiền hòa được lan tỏa gần hơn với bạn bè thập phương. Nhiều địa điểm trong thành phố như khoác thêm áo mới khi được chọn làm bối cảnh chính trong các MV hay bộ phim điện ảnh thu hút khán giả trong và ngoài nước.
Người dân lao động tô thêm nét đẹp mộc mạc cho mảnh đất cổ kính.
Vào những buổi sớm mai, đất trời, sóng nước như hòa làm một. Trong bức tranh tĩnh lặng, thỉnh thoảng, bạn sẽ bắt gặp một vài con đò chạy qua, nghe được âm thanh “gõ mõ” bắt cá của người dân địa phương trên dòng Hương Giang.
Cũng từ dòng nước mát trong này, nhiều người có dịp trải nghiệm chèo thuyền ván đứng (SUP) và chiêm ngưỡng vẻ khác lạ của thành phố di sản.
Huế đời thường mang trong mình muôn nét bình dị, hằn bóng lên bức màn cuộc sống. Những người dân lao động cần mẫn với nụ cười chân phương, chịu thương chịu khó giữa bao mùa mưa nắng đã trở thành “lát cắt” không thể thiếu của mảnh đất miền Trung.
Từng con đường bình lặng, rợp bóng cây xanh cùng không khí trong lành giúp bao lứa tuổi có thêm phút giây thư giãn khi đạp xe, chạy bộ. Lữ khách ghé thăm cũng có cơ hội tận hưởng vài cuộc rong ruổi thú vị dưới khóm hoa, vạt nắng của thành phố.
Xứ Huế bình yên trong buổi sớm mai.
Huế những năm gần đây đã có bước chuyển mình. Dẫu chầm chậm nhưng đủ để người đang sống nơi này lấy làm hân hoan và muôn đứa con xa xứ nóng lòng hội ngộ.
Đến Huế, bạn không cần đặt trên vai quá nhiều trách nhiệm, câu hỏi hay những nỗi niềm. Huế dạy ta biết sống, biết yêu và biết nhớ, dạy ta thôi đừng bận rộn, hãy cho mình một ít thời gian để nhìn đời.
Dường như, Huế là nơi người ở gần nên thử đi xa để hiểu, người ở xa hãy ghé một lần để cảm thấu. Vùng đất này có thể không làm ta kinh ngạc về sự đổi thay nhưng ai cảm mến đủ sẽ nhận ra Huế luôn khác biệt từng ngày.
Ghé thăm đền Prambanan của Indonesia, quần thể kiến trúc Hindu giáo lớn nhất Đông Nam Á
Hòa mình vào không gian huyền bí, linh thiêng của đền Prambanan của Indonesia, địa điểm du lịch tâm linh không thể bỏ qua khi đến quốc gia nghìn đảo
Quần thể đền Prambanan của Indonesia là công trình kiến trúc Hindu giáo lớn nhất Đông Nam Á với 240 ngôi đền lớn nhỏ và hàng chục các bức tượng của các vị thần với nhiều kích thước khác nhau.
Đền Prambanan của Indonesia là một quần thể đền thờ thần Hindu ở Trung Java, cách thành phố Yogyakarta khoảng 18km về hướng đông. Với những yếu tố độc đáo về kiến trúc cũng như về mặt văn hóa, lịch sử mà vào năm 1991, ngôi đền được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Quần thể kiến trúc đền Prambanan của Indonesia.
Đền Prambanan của Indonesia được xây dựng để thờ thần Trimurti. Trimurti là ba vị thần tối cao của đạo Hindu bao gồm thần sáng tạo Bramham, thần duy trí Vishnu và và thần hủy diệt Shiva. Cho đến nay, quần thể Prambanan vẫn là đền thờ thần Hindu lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Đây là quần thể kiến trúc của Hindu giáo.
Theo tài liệu ghi chép của Hindu giáo, đền Prambanan của Indonesia có lẽ bắt đầu được xây dựng từ năm 850 dưới thời vua Rakai Pikatan của vương quốc Medang. Ngôi đền đầu tiên trong quần thể này là để thờ thần Shiva. Mục đích là để chứng tỏ nhà Sanjaya đã từ bỏ Phật giáo để quay về với Hindu giáo.
Người ta cho rằng đền Prambanan của Indonesia được xây dựng nhằm ganh đua với các quần thể đền tháp Borobudur được xây dựng dưới triều đại Sailendra. Điều này được thể hiện qua việc các nhà khảo cổ trong quá trình nghiên cứu nhận thấy trong chính diện của ngôi đền chính có biểu tượng thần Shiva.
Đây là địa điểm du lịch tâm linh vô cùng nổi tiếng của Indonesia.
Được biết quần thể đền Prambanan được xây dựng dưới triều đại của Medang, nhưng được xây dựng nhanh nhất và nhiều nhất là dưới thời vua Daksa và vua Tulongdong. Xung quanh tháp chính là hàng trăm các đền đáp thấp hơn, theo tiếng indonesia thì được gọi là Perwara.
2. Lối kiến trúc theo hướng Hindu giáo
Đền Prambanan của Indonesia được chia thành ba khu vực khác nhau được phân chia bởi các tường thành. Nếu du khách đi từ ngoài vào trong thì đầu tiên sẽ gặp cụm đền Bhurloka, tượng trưng cho con người và cuộc sống trần tục, kế đến là điện Bhurvaloka tượng trưng cho giới tu hành, phần trọng tâm nơi các tháp chính là Svarloka tượng trưng cho đấng tối cao.
Toàn bộ công trình được chia làm ban khu vực chính.
Tổng thể đền Prambanan ở Indonesia gồm hơn 240 tháp lớn nhỏ, phần tháp chính có tên gọi là Loro Jongggrang gồm 6 tòa tháp theo dọc trục Bắc Nam, ba tháp lớn nằm ở vị trí trung tâm, tháp chính giữa dùng để thờ thần Shiva, hai tháp còn lại là thờ thần Brahma và thần Vishnu. Đối xứng với ba tòa tháp chính là ba tòa tháp nhỏ hơn, thờ vật cưỡi của các vị thần. Chính giữa là thờ con bò thần Nandin của thần Shiva, hai bên là thờ con ngỗng thần Hamsa của thần Brahma và chim thần Garuda của thần Vishnu.
Đền Prambanan có hơn 240 các ngôi đền lớn nhỏ.
Chánh điện chính của đền Prambanan của nước Indonesia là Candi Shiva Mahadeva được xây dựng để dành tặng cho vị thần Shiva, vừa là tòa có diện tích lớn nhất vừa là tòa có kiến trúc đẹp nhất trong tất cả các ngôi đền. Ngọn tháp chính vươn lên với độ cao 47 mét và ngôi đền được chạm khắc tinh xảo.
Các kim bài tô điểm cho nền điện thờ được dựa trên các họa tiết đặc trưng của ngôi đền như những con sư tử nhỏ trong các hốc đá ở hai bên kalpatura và một bầy thú nửa người nửa chim có tên kinnara. Trên bức tường của một căn phòng bao quanh điện thờ ở Ramayana có chạm khắc những khung cảnh của bức tranh vô cùng nổi tiếng của đạo Hindu. Đó chính là những bức tranh mô tả việc vợ của lãnh chúa Rama, nàng Shita, bị bắt cóc và vị thần khỉ Hanuman đã cùng thống tướng bạch khỉ Sugriwa đi tìm và giải thoát cho nàng.
Mỗi năm có hàng triệu du khách đến ghé thăm công trình này.
Nội thất của đền Prambanan của Indonesia bao gồm một gia chính ở trên cùng của cầu thang phía Đông với bức tượng thần Shiva bốn tay. Bức tượng này rất đáng chú ý bởi vì vị thần cao nhất của Hindu giáo đang đứng trên một đài sen khổng lồ là biểu tượng của Phật giáo. Ở khu vực phía Nam là bức tượng của vị thần Agastya trong hình dáng râu ria rậm rạp, hiện thân của thần Shiva.
Ở khu vực phía Tây là hình ảnh vĩ đại của Ganesha mình người đầu voi, con trai của thần Shiva, vị thần trí tuệ. Trước vụ động đất năm 2006, trên tay phải của thần Ganesha có nắm giữ một cái ngà voi nhưng giờ đã bị gãy. Ở khu vực phía Bắc là tượng nữ thần Durga, vợ của thần Shiva, đang tiêu diệt quái vật trâu. Một vài người tin rằng nữ thần Durga là một trinh nữ có thân hình mảnh mai và có một truyền thuyết kể rằng nữ thần đã hóa đá một người đàn ông dám cầu hôn nữ thần.
Cổng vào của khu đền.
Đền thờ Candi Vishnu cao 33 mét tọa lạc ở phía Bắc của đền thờ Candi Shiva Mahadeva. Những bức phù điêu đầy ấn tượng của ngôi đền kể về câu chuyện của thần Krishna, vị anh hùng trong sử thi Mahabharata, trong khi bức tượng bốn tay và đội vương miện của thần cai quản Vishnu tọa lạc bên trong.
Bức tượng được điêu khắc trên các đền thờ.
Ngoài ra trong quần thể di tích này còn có rất nhiều công trình kiến trúc, các hoa văn trang trí cũng rất ấn tượng để du khách có thể khám phá. Nơi đây chứa đựng trong mình lịch sử hàng nghìn năm của đất nước và con người Indonesia.
Vào mỗi thời điểm trong ngày, ngôi đền lại mang một vẻ đẹp riêng.
Các khách khi ghé thăm ngôi đền nổi tiếng này của đất nước Indonesia hãy nên dành một ngày trọn vẹn từ sáng sớm đến chiều muộn để cảm nhận hết vẻ đẹp linh thiêng. Vào buổi bình minh, những tia nắng đầu tiên rọi chiếu qua ngôi đền tạo nên một khung cảnh lung linh, huyền ảo. Khi đêm xuống, ngôi đền mang vẻ đẹp đầy bí ẩn, linh thiêng. Còn gì tuyệt hơn bằng cảm giác thư giãn trên các thảm cỏ xanh ở các công viên xung quanh ngôi đền và ngắm nhìn Prambanan từ phía xa.
Về chiều tà, ngôi đền mang một vẻ đẹp huyền ảo, bí ẩn.
Đền Prambanan của Indonesia tự hào là công trình kiến trúc Hindu giáo lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Nơi đây là một địa điểm du lịch tâm linh khá nổi tiếng mà bạn không nên bỏ qua khi đến Indonesia, đất nước ngàn đảo.
Mãn nhãn với cảnh sắc nước Mỹ khi nhìn từ trên cao Những bức ảnh chụp từ trên không này sẽ khiến bạn phải "nín thở". Great Salt - hồ nước mặn lớn nhất ở Tây bán cầu. Trên Đảo Lớn của Hawaii, dung nham thiêu đốt đã tạo nên một hình ảnh ngoạn mục. Trên Đảo Lớn của Hawaii, dung nham thiêu đốt đã tạo nên một hình ảnh ngoạn mục. Màu sắc kỳ...