Huế: Hồi sinh những bài dân ca, dân vũ cổ
Với sự tận tâm, dốc sức truyền dạy của các nghệ nhân, mà các bài hát, điệu nhạc, điệu múa cổ của đồng bào Pa Kô, Cơ Tu, Tà Ôi ở huyện miền núi A Lưới ( Thừa Thiên- Huế), vốn bị lãng quên đã hồi sinh, lan tỏa mạnh mẽ.
Truyền lại vốn cổ
Mặt trời vừa khuất sau đỉnh núi cũng là lúc dân bản người Pa Kô ở xã Hồng Kim, chủ yếu là thanh thiếu niên, kéo đến trụ sở UBND xã để học dân ca, dân nhạc, dân vũ cổ của dân tộc mình. Lớp học do các nghệ nhân “gạo cội” trên địa bàn xã đứng ra truyền dạy miễn phí trong thời gian 1 tháng.
Các bài dân ca theo các điệu ru i con, ru a cay, tâng ơi, xiềng… được Nghệ nhân Hồ Văn Xếp (72 tuổi), 1 trong 9 nghệ nhân tham gia truyền dạy cho lớp học, tỉ mẩn dạy cho dân bản từ phần lời cho đến nghệ thuật thể hiện. Các nghệ nhân Quỳnh Lương (67 tuổi), Lê Văn Yên (72 tuổi), Hồ Dui (86 tuổi)… cũng đang miệt mài chỉ bảo cho người học các điệu múa ri răm, poon, ẹo và cách sử dụng cồng, chiêng, khèn bè, abel…
Chỉ sau dăm đêm tham gia lớp học, nhiều người đã có thể hát được nhiều bài dân ca, thể hiện được các điệu múa, bản nhạc cổ của người Pa Kô. “Chúng tôi sắp nằm xuống với đại ngàn rồi nên phải tranh thủ truyền lại nét văn hóa truyền thống của cha ông cho lớp trẻ. Thấy chúng đam mê học hỏi chúng tôi vui lắm, nên quên hết mệt nhọc”- Nghệ nhân Lê Văn Yên phấn khởi nói.
Video đang HOT
Không chỉ xã Hồng Kim, tại nhiều xã khác ở A Lưới như Hồng Hạ, A Ngo… cũng đã và đang tổ chức các lớp truyền dạy dân ca, dân nhạc, dân vũ cổ của đồng bào Cơ Tu, Tà Ôi do các nghệ nhân cộng đồng đứng lớp.
Lan tỏa nghệ thuật truyền thống
Quan điểm
Bà Hồ Thị Tu Sự nhiệt huyết của các nghệ nhân và sự đam mê học hỏi của dân các bản đã đưa dân ca, dân nhạc, dân vũ cổ của đồng bào Pa Kô, Cơ Tu, Tà Ôi từ chỗ bị lãng quên nay đã “sống lại” và lan tỏa mạnh mẽ”. Nghệ nhân Căn Lộc (xã Hồng Hạ) cho biết, sau khi được truyền dạy dân ca, dân nhạc, dân vũ cổ, hàng chục thanh thiếu niên Cơ Tu trên địa bàn đã trở thành những hạt nhân truyền lửa nghệ thuật truyền thống.
“Sau khi học bài bản, những thanh thiếu niên này đã về 5 thôn bản trên địa bàn xã truyền dạy lại cho người khác, nhất là lớp trẻ. Nhờ đó, số đồng bào ở địa phương biết về dân ca, dân nhạc, dân vũ cổ tăng nhanh theo cấp số nhân”- bà Căn Lộc kể.
Việc mở các lớp truyền dạy dân ca, dân nhạc, dân vũ cổ cho đồng bào Pa Kô, Cơ Tu, Tà Ôi là một trong những hoạt động nhằm thực hiện Đề án “Bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới”. Bà Hồ Thị Tư- Phó Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện cho biết, xuất phát từ thực trạng các nghệ nhân am tường nghệ thuật truyền thống ngày càng ít dần, trong khi dân bản thì lãng quên nét văn hóa của cha ông, nhiều năm qua huyện đã kêu gọi sự chung sức của các nghệ nhân vào công tác bảo tồn.
Đến thời điểm hiện tại, tất cả 133 làng bản ở 21 xã, thị trấn của huyện A Lưới đều đã có đội văn nghệ dân gian. “Nhờ đó mà các lễ hội ở huyện từ chỗ xộc xệch nay đã được tổ chức bài bản nhờ những tiết mục dân ca, dân nhạc, dân vũ mang đậm chất văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS”- bà Tư nói.
Theo_Dân việt
Nhạc sĩ phá hủ tục của làng Chăm
Ngày nay phụ nữ Chăm ca hát là chuyện bình thường, nhưng vào thập niên 70 đến đầu 80 (thế kỷ XX), những buổi văn nghệ hay tập hát ở các làng Chăm thật sự là một "phong trào cách mạng".
Với tiếng đàn, lời ca, bằng nỗ lực và lòng nhiệt thành của mình, nhạc sĩ Lâm Thanh Bình đã dần chinh phục và cảm hóa được số đông người Chăm về ý thức thay đổi và hòa nhập cộng đồng. Rồi từ đó một "phong trào cách mạng" văn hóa tinh thần được hình thành và lan rộng trong cộng đồng người Chăm ở An Giang, góp phần xóa dần những tập tục lạc hậu, nhất là tục cấm cung (ra khỏi nhà) trong các xóm làng Chăm An Giang khi ấy.
Nhạc sĩ Lâm Thanh Bình trong những lần sinh hoạt, trò chuyện cùng đồng bào Chăm ở các xóm làng Chăm An Giang. TRỌNG BÌNH
Năm 1982 lần đầu tiên trong "lịch sử" người Chăm An Giang, nhạc sĩ Thanh Bình đã vận động được 5 cô gái Chăm lên biểu diễn văn nghệ trên sân khấu. "Tính ra phải mất 3 năm mới vận động được bởi vì phong tục lúc ấy là không cho phụ nữ Chăm ra khỏi nhà, trong khi đó biểu diễn văn nghệ tức là hoạt động xã hội, cho nên đây là điều mới mẻ đối với đồng bào Chăm" - nhạc sĩ Thanh Bình nhớ lại.
Từ sau "sự kiện" những cô gái Chăm đầu tiên lên sân khấu, phong trào văn hóa văn nghệ ở các làng Chăm như ánh lửa lập lòe được thổi bùng lên, tỏa sáng. Và cũng từ đây tiếng hát làng Chăm đã vang lên khắp nơi, từ sân khấu hội diễn cấp tỉnh đến Quân khu 9 và cả nước, rồi đi hát phục vụ đồng bào, chiến sĩ vùng biên giới, rồi sang cả nước bạn Campuchia...
Sau khi học lớp sáng tác ca khúc ở Quân khu 9, Cần Thơ, nhạc sĩ Thanh Bình sáng tác nhiều ca khúc dành cho đồng bào Chăm, trong đó nhiều bài đã trở thành "nằm lòng" của người Chăm An Giang như: Tổ khúc "Karim và Nurisa"; ca khúc "Làng Chăm thương chú bộ đội"; "Tình ca Pơnang", "Roja yêu thương"... Đó là những ca khúc mang âm hưởng dân ca Chăm, mượt mà sâu lắng, thể hiện tình yêu và lòng khát khao hạnh phúc vừa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Chăm, vừa thể hiện ước mơ vươn tới hòa nhập cùng sự tiến bộ cộng đồng.
"Những ca khúc Chăm của nhạc sĩ Thanh Bình có nhiều bài đã đi vào lòng người, đi vào máu thịt của người Chăm, tôi ấn tượng nhất là tổ khúc Karim Murisa... nói chung bài hát của anh luôn được người Chăm ái mộ. Họ trìu mến gọi anh là người nhạc sĩ của làng Chăm" - ông Mách Sa Lếs - Phó ban Giáo cả chùa Khay Ri Yah, xã Nhơn Hội, huyện An Phú nhận xét.
Theo_Dân việt
Nhân đạo là điểm sáng của đồng bào tôn giáo Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải khẳng định như vậy tại buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo thành phố với đại biểu các dân tộc, các tôn giáo vào chiều 19-4 nhân kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bí thư Lê Thanh Hải đánh giá cao những đóng...