Huế đẹp lung linh lúc lên đèn
Ngọ Môn, Nghênh Lương Đình, cầu Trường Tiền… về đêm lung linh ánh đèn, tạo hiệu ứng thị giác, tôn vẻ cổ kính đất cố đô.
Bức ảnh với chủ đề “Ngọ Môn lặng lẽ trong đêm mưa” nằm trong chùm ảnh Huế về đêm của tác giả Đăng Tuyên – người con cố đô. Ánh đèn LED tô điểm vẻ lộng lẫy, cổ kính của khu di tích.
Ngày 26/9/2018, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Chiếu sáng mỹ thuật xung quanh Hoàng Thành” với tổng vốn đầu tư hơn 27 tỷ đồng. Tỉnh cũng lắp mới khoảng 2.356 đèn LED tại chân đế tường thành đấu nối vào hệ thống chiếu sáng mỹ thuật (dài khoảng 2.500 m) bao quanh Hoàng Thành; lắp mới 450 đèn LED pha góc chiếu rộng và chiếu sáng mỹ thuật hồ Ngoại Kim Thủy.
Hoàng thành nổi bật với sắc đèn vàng, hắt bóng xuống vũng nước sau cơn mưa. Để bắt được khoảnh khắc đẹp, tác giả phải canh thời điểm, hướng đi của đèn pha, góc chụp, vị trí đứng cũng như bước di chuyển của nhân vật.
Hình ảnh Hoàng Thành từ bên hông tạo điểm nhấn với du khách lẫn người dân bản địa.
Cửa Chương Đức (trái) và cửa Hiển Nhơn (phải) trên đường Đoàn Thị Điểm cổ kính giữa trời đêm. Trước mặt khu di tích là hồ sen rộng, thường nở rộ từ tháng 4 đến giữa tháng 6.
Nghênh Lương Đình – một trong hai di tích của cố đô Huế được in trên mặt tờ tiền 50.000 đồng – lộng lẫy sau cơn mưa. Công trình nằm trên trục dọc từ Kỳ đài ra đến Phu Văn Lâu, được xây dựng dưới thời vua Tự Đức thứ 5 (1852). Đây là nơi hóng mát hoặc nghỉ chân của nhà vua trước khi đi xuống bến sông để lên thuyền rồng.
Bức tranh đêm sinh động hơn với sinh vật, lá cây rụng.
Video đang HOT
Từ cầu Phú Xuân, du khách có thể ngắm tuyến đường đi bộ lót sàn gỗ lim và cầu Trường Tiền. Về đêm, nơi đây vừa hoài cổ, vừa hiện đại. Tuyến đường gỗ lim dài hơn 380 m, rộng 4 m được xây dựng ở bờ nam sông Hương từ tháng 2/2019, với tổng kinh phí 64 tỷ đồng.
Từ đường đi bộ bờ bắc dòng Hương, bạn có thể ngắm trọn vẻ đẹp cây cầu biểu tượng cố đô. Người dân bản địa quen với câu ca “Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp…”, nhưng chính xác cầu có 6 nhịp và 12 vài kết với nhau thành 6 cặp. Công trình hoàn thành năm 1899 dưới thời vua Thành Thái, dài khoảng hơn 400 m tính từ hai mố, lòng cầu rộng 6 m.
Các vài cầu đổi màu lung linh vào ban đêm, trở thành nét văn hóa đặc sắc, thu hút người dân bản địa lẫn du khách.
Cầu Dã Viên nhìn từ đường đi bộ bờ Bắc sông Hương. Ánh đèn hắt bóng xuống mặt nước, vừa tạo hiệu ứng thị giác, vừa yên bình.
Cầu đường sắt bắc qua dòng Hương về đêm. Nhiều du khách chọn đến Huế bằng tàu để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên.
Góc ảnh “săn sao” tại khu vui chơi, giải trí bỏ hoang Hồ Thủy Tiên của tác giả Đăng Tuyên nhận nhiều lời khen. Những chấm li ti phủ khắp bầu trời đêm vừa đẹp mắt, vừa lãng mạn.
Nhiều du khách quốc tế khen nơi đây đẹp bí ẩn, như “pha trộn truyện cổ tích với phim kinh dị”. Hồ Thủy Tiên càng nổi tiếng hơn trong mắt những người thích xê dịch khi xuất hiện trên Dailymail, Lonelyplanet…
Đắm chìm trong vẻ đẹp mộng mơ của các dòng sông xứ Huế
Sự hiện diện của các dòng sông đã góp phần đem lại một vẻ đẹp rất riêng cho xứ Huế. Cùng điểm qua những dòng sông phải ghé thăm ở Cố đô.
1. Sông Hương được coi là dòng sông biểu tượng của xứ Huế từ xưa cho đến nay. Dài 33 km, dòng sông này bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy từ ngã ba Bằng Lăng về Biển Đông qua cửa Thuận An.
Sự hiện diện của sông Hương đem lại cho xứ Huế những cảnh quan phong phú. Ở thượng nguồn, sông mang vẻ đẹp nguyên sơ với núi rừng hùng vĩ. Ở hạ nguồn, sông chảy qua các thành quách, thị tứ, vườn tược, chùa chiền, đền đài... với cảnh quan hai bên bờ đẹp như tranh.
Nhiều công trình lịch sử nổi tiếng của Huế gắn với hình ảnh dòng sông Hương, như cầu Trường Tiền, đình Thương Bạc, Nghênh Lương Đình, bia Quốc học, cầu Bạch Hổ, chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén...
Với vẻ đẹp thơ mộng của mình, sông Hương đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật bất hủ qua nhiều thế hệ văn nghệ sĩ của Huế nói riêng và cả nước nói chung.
2. Chảy dọc theo mặt Đông của Kinh thành Huế, sông Đông Ba là một dòng sông có vai trò quan trọng trong lịch sử của Cố đô Huế. Sông dài khoảng 3 km, được đào dưới thời vua Gia Long, có nhiệm vụ phòng hộ phía Đông Kinh thành.
Bên bờ sông Đông Ba có rất nhiều đình, đền chùa, phủ đệ, từ đường... được xây dựng từ thời nhà Nguyễn với lối kiến trúc Huế. Di tích nổi tiếng nhất trong số đó là chùa Diệu Đế, một trong bốn ngôi Quốc tự của Cố đô Huế.
Dọc theo bờ sông có hàng chục cây cổ thụ soi bóng xuống mặt nước xanh, càng làm tăng thêm vẻ đẹp và dấu ấn thời gian của dòng sông lịch sử.
Giữa cuộc sống hiện đại đầy sự náo nhiệt, bon chen, sông Đông Ba như một dòng sông chảy về từ quá khứ xa xăm, là nơi lưu giữ lại nhịp sống từ tốn, bình thản của Cố đô Huế xưa.
3. Nằm ở phía Nam thành phố Huế , sông An Cựu được vua Gia Long cho đào vào năm 1816 nhằm khơi thông sông Hương với sông Đại Giang, nhập vào phá Hà Trung, góp phần thau chua rửa mặn cho cánh đồng Hương Thủy của Huế.
Bờ sông An Cựu là nơi tập trung nhiều phủ đệ của các hoàng thân nhà Nguyễn. Nổi tiếng nhất trong số đó là cung An Định, là cung điện riêng của vua Khải Định từ khi còn là thái tử đến khi làm vua, sau này được thái tử Vĩnh Thụy (Bảo Đại) thừa kế.
Bên cạnh các phủ đệ, bờ sông An Cựu cũng là nơi tọa lạc của hai nhà thờ nổi tiếng với kiến trúc độc đáo ở Huế. Đó là Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Huế và nhà thờ Chính tòa Phủ Cam.
Trong quá khứ, sông An Cựu từng bị ô nhiễm nặng nề. Trong những năm qua, thành phố Huế đã giải tỏa nhiều hộ dân sống dọc hai bên bờ sông, xây dựng hệ thống kè chống xói lở, nạo vét dòng sông, vớt bèo, vớt rác..., trả lại cho dòng sông vẻ đẹp vốn có.
4. Sông Ngự Hà hay sông Vua được đào vào các thời vua Gia Long và Minh Mạng, nối liền mặt Đông và mặt Tây của Kinh thành Huế, chia Kinh thành làm hai phần Nam và Bắc.
Trên sông Ngự Hà có nhiều cầu cống cổ xưa, gồm: Cống Thủy Quan, cống Tây Thành Thủy Quan, cầu Vĩnh Lợi, cầu Bình, cầu Khánh Ninh, cầu Son, cầu Ngự Hà, cống Đông Thành Thủy Quan, cầu Hàm Tế. Đây là một phần trong trong quần thể di sản kiến trúc đặc sắc của Cố đô Huế.
Trên phương diện cảnh quan, dòng sông này góp phần tạo nên vẻ đẹp hài hòa cho Kinh thành Huế. Tương truyền, vào thời nhà nguyễn, vào những chiều hè mát mẻ hay những ngày xuân đẹp trời, sông Ngự Hà là nơi dạo chơi bằng thuyền rồng của các vua nhà Nguyễn.
Để ghi nhận tầm quan trọng của sông Ngự Hà, các vua Gia Long và Minh Mạng đã cho xây hai nhà bia bên bờ sông làm nơi đặt hai văn bia "Ngự chế Ngự Hà bi ký" (Văn bia của vua về sông Ngự Hà) và "Ngự chế Khánh Ninh kiều bi ký" (Văn bia của vua về cầu Khánh Ninh).
Du khách đi tàu biển hạng sang mặc áo mưa thăm quan Huế THỪA THIÊN HUẾ - Gần 100 du khách đến từ Pháp, Ý, Tây Ban Nha trên chuyến tàu du lịch hạng sang tới tham quan các di tích dưới "đặc sản" mưa Huế. Ngày 10.10, gần 100 du khách đến từ Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Thụy Điển trên chuyến tàu du lịch hạng sang Le Lapérouse (quốc tịch Pháp) sau khi xuống...