Huế đầu tư hơn 40 tỷ đồng phát triển ngành mây tre
Ngày 2/1, tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa ban hành kế hoạch về việc phát triển ngành mây tre trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017- 2020. Tổng nhu cầu vốn phát triển ngành mây tre tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn này là 40,4 tỷ đồng.
Theo đó, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ phấn đấu từ năm 2017 đến năm 2020 tạo vùng nguyên liệu mây, tre do trồng mới tối thiểu 1.500 ha mây và 500 ha tre các loại, cả tập trung và phân tán; Bảo vệ và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên tối thiểu 3.000 ha mây các loại; Củng cố và phát triển các loại hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp hàng mây tre.
Bên cạnh đó, tỉnh sẽ bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề sản xuất hàng mây tre nhằm phát huy các giá trị về kinh tế, văn hóa, sinh thái, môi trường của làng nghề cũng như thúc đẩy hình thành thị trường hàng mây tre, nhằm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, hỗ trợ phát triển du lịch, gắn với tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xây dựng nông thôn mới.
Nhiều sản phẩm mây, tre xuất phát từ Huế
Kế hoạch triển khai chủ yếu ở địa bàn 2 huyện miền núi Nam Đông và A Lưới và một số xã miền núi thuộc huyện Phong Điền, huyện Phú Lộc, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy; thí điểm các mô hình phát triển mây tre ở huyện Quảng Điền.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tham gia phát triển rừng và chế biến mây tre theo hướng bền vững và lâu dài. Tổng nhu cầu vốn phát triển ngành mây tre tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020 là 40,4 tỷ đồng.
Du khách hào hứng đến với làng mây tre Bao La, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngoài ra, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng ban hành kế hoạch phát triển rừng gỗ lớn giai đoạn 2017-2020 với số vốn đầu tư là 243 tỷ đồng. Tổng diện tích đưa vào kế hoạch phát triển gỗ lớn giai đoạn trên là 13.000 ha, trong đó phát triển 9.000 ha gỗ lớn rừng sản xuất và phát triển 4.000 ha gỗ lớn rừng phòng hộ, đặc dụng.
Văn Dinh – Đại Dương
Theo Dantri
Nhiều địa phương thông báo không bắn pháo hoa đêm Giao thừa
Ngày 26/12, ông Hoàng Ngọc Khanh, Chánh văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tỉnh sẽ không bắn pháo hoa vào đêm Giao thừa trước thềm năm mới. Cùng ngày, nhiều địa phương khác như Cần Thơ, Đồng Nai cũng thông báo hủy bỏ kế hoạch bắn pháo hoa dịp Tết.
Ông Khanh cho biết, tỉnh Thừa Thiên Huế không bắn pháo hoa, chấp hành chỉ đạo của Ban Bí thư để dồn sức lo cho dân nghèo, khó khăn và dân đang thiệt hại ở vùng bão lũ...
Trong các đợt lũ bão cũng như sự cố môi trường biển do Formosa gây ra năm 2016 vừa qua, Huế là địa phương chịu thiệt hại lớn cùng với các tỉnh miền Trung khác, đời sống nhiều người dân bị ảnh hưởng và còn gặp nhiều khó khăn.
Tuy không bắn pháo hoa đêm Giao thừa nhưng tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn sẽ tổ chức các hoạt động văn nghệ mừng Đảng mừng Xuân, mừng năm mới Đinh Dậu 2017 vào Giao thừa ở các địa phương trong tỉnh để nhân dân vui xuân.
Tỉnh Thừa Thiên Huế bắn pháo hoa mừng năm mới 2016 ở quảng trường Ngọ Môn, TP Huế
Vào Giao thừa các năm trước, tỉnh Thừa Thiên Huế thường bắn pháo hoa 2 điểm, gồm một ở TP Huế và một ở huyện/thị xã luân phiên để chào mừng năm mới.
Sáng 26/12, trao đổi với phóng viên Dân trí, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ - Võ Thành Thống cho biết, Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, thành phố này sẽ không tổ chức bắn pháo hoa.
Theo ông Thống, trước đó, thành phố Cần Thơ có kế hoạch bắn pháo hoa vào dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên sau khi có Chỉ thị số 11 của Ban Bí thư thì Thường trực Thành ủy tiến hành họp và thống nhất không bắn pháo hoa vào dịp Tết Nguyên đán.
"Số tiền 700 triệu đồng dự kiến để bắn pháo hoa trong dịp Tết sẽ dùng vào việc chăm lo Tết cho người nghèo, khó khăn, gia đình chính sách tại địa phương", ông Thống nói.
Cùng ngày, Chủ tịch UBND TP Biên Hòa (Đồng Nai), ông Phạm Anh Dũng cũng cho biết, thành phố sẽ ngưng việc bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2017 sau khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 11-CT/TW về việc tổ chức tết năm 2017, trong đó có yêu cầu các địa phương không bắn pháo hoa trong dịp tết.
Theo ông Dũng, trước đó thành phố đã phối hợp với các đơn vị liên quan lên kế hoạch cho việc bắn pháo hoa tết năm nay tại chân cầu Hóa An. Tuy nhiên, sau khi có chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương, thành phố ngừng việc bắn pháo hoa nhằm dành kinh phí chăm lo cho người nghèo và gia đình chính sách.
Cũng theo ông Dũng, dù ngưng bắn pháo hoa nhưng không khí đón tết cũng không bị ảnh hưởng, bởi dịp tết năm nay TP Biên Hòa sẽ tổ chức nhiều hoạt động lễ hội, trò chơi dân gian mang đậm nét của tết cổ truyền dân tộc để phục vụ người dân và du khách du xuân đón tết.
Đặc biệt, năm nay lần đầu tiên Biên Hòa thực hiện đường hoa tại khu vực dọc Công viên Nguyễn Văn Trị (gần cầu Hóa An) với chủ đề "Biên Hòa - thành phố Hoa Xuân" theo hình thức xã hội hóa với tổng kinh phí gần 10 tỷ đồng.
Đại Dương - Phạm Tâm - Vĩnh Thủy
Theo Dantri
Làm rõ thông tin "việc cấp biển số xe ô tô thiếu minh bạch" Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình đối với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, liên quan đến phản ánh cho rằng việc cấp biển số xe ô tô tại địa phương này không minh bạch. Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Tùng đã ký văn bản...