Huế chính thức có hệ thống xe đạp thông minh hướng đến ‘thành phố xe đạp’
TP.Huế (Thừa Thiên – Huế) vừa đưa vào hoạt động thí điểm hệ thống xe đạp thông minh, gồm 7 trạm với hơn 250 xe trên toàn thành phố, giúp người dân và du khách có những trải nghiệm mới.
Sáng 5.6, tại Nghinh Lương đình, UBND TP.Huế (Thừa Thiên – Huế) phối hợp với Cơ quan Hợp tác phát triển Đức (GIZ), Công ty cổ phần Vietsoftpro khai trương thí điểm 7 trạm dịch vụ xe đạp công cộng thông minh phục vụ người dân và du khách.
Người dân thử nghiệm mô hình xe đạp thông minh. Ảnh LÊ HOÀI NHÂN
Hệ thống xe đạp thông minh này được thực hiện trong 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 bắt đầu từ hôm nay 5.6, thí điểm với 7 trạm xe đặt hai bên bờ sông Hương và trong khu vực Đại nội.
Cụ thể gồm các điểm: Eo bầu Nam Xương, Eo bầu Nam Thắng, công viên Nguyễn Văn Trỗi (đường Đoàn Thị Điểm), bến thuyền Tòa Khâm, công viên Nghinh Lương đình, bãi xe ở Bảo tàng Hồ Chí Minh, số 11 Lê Lợi. Ở mỗi điểm có 15 – 20 xe.
Trong giai đoạn 2 (từ tháng 12.2022 – 6.2023), UBND TP.Huế sẽ thí điểm hệ thống xe đạp trên diện rộng, tăng lên 19 – 20 trạm.
Giai đoạn cuối (từ tháng 6 – 12.2023), địa phương sẽ vận hành hệ thống tổng thể, đặt các trạm tại nhiều điểm thuận tiện trên TP.Huế, tích hợp các tính năng của ứng dụng và quản lý, vận hành bảo trì hệ thống chạy ổn định.
Video đang HOT
7 trạm xe đạp thí điểm lần này sẽ được đặt tại các khu vực công cộng của TP.Huế. Ảnh LÊ HOÀI NHÂN
Hệ thống xe đạp ra đời với tiêu chí thân thiện môi trường, thuận lợi cho khách du lịch và người dân lấy – trả xe ở nhiều điểm khác nhau trong TP.Huế, phù hợp với những quãng đường di chuyển ngắn.
Mục tiêu là giúp người dân và du khách có trải nghiệm tham quan, ngắm cảnh trong TP.Huế bằng xe đạp. Đồng thời, người dân bắt đầu chuyển đổi từ xe buýt, ô tô, xe máy sang xe đạp để đi làm, đi học hay tham quan.
Vận hành thông minh
Đặc biệt, trong lần khai trương thí điểm này, hệ thống xe đạp công cộng được ứng dụng công nghệ phần mềm (App), kết nối giữa App và khóa thông minh QR trên xe, cũng như cơ chế thanh toán điện tử, thanh toán không tiền mặt.
Ông Đặng Văn Điệp, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vietsoftpro (đơn vị vận hành), cho biết trong thời gian thí điểm, tại mỗi địa điểm đơn vị cũng có nhân viên kỹ thuật hỗ trợ người dùng để sử dụng phương tiện dễ dàng nhất.
Ngoài ra, các hệ thống xe đều có khóa thông minh, có thể tích hợp để đưa ra lộ trình và tọa độ hiện có của xe, giúp dễ dàng vận hành hơn về mặt kỹ thuật.
“Hiện tại hệ thống App trên xe chức năng định vị, khóa thông minh, cho phép người dùng khi có tài khoản có thể mở được khóa để đạp xe. Xe sẽ được các hệ thống đánh giá, quản lý định vị. Ngoài ra, trong quá trình tham quan, đơn vị sẽ nâng cấp hoàn thành hệ thống app này có các công nghệ như giới thiệu các điểm du lịch, tính tiêu hao calo cho người sử dụng…”, ông Điệp nói.
Người dân thử nghiệm mở khóa xe đạp qua App điện thoại bằng mã QR trên xe. Ảnh LÊ HOÀI NHÂN
Trong thời gian thí điểm, đơn vị vận hành sẽ rút kinh nghiệm, nâng cấp trước khi áp dụng trên diện rộng nhằm mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người sử dụng và tạo nét đặc sắc riêng, với hy vọng biến Huế trở thành “ Thành phố xe đạp” trong tương lai.
Sau dịch COVID-19, tội phạm ma túy xuyên quốc gia ngày càng đa dạng và manh động
Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, thứ trưởng Bộ Công an, nói rằng sau dịch COVID-19, hoạt động của các đường dây mua bán ma túy giữa Lào và Việt Nam có xu hướng tăng; tội phạm ma túy ngày càng đa dạng và manh động.
Hội nghị song phương giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào trong việc ngăn chặn buôn bán ma túy xuyên quốc gia diễn ra ở Huế sáng 3-6 - Ảnh: NHẬT QUANG
Sáng 3-6 tại TP Huế, Bộ Công an Việt Nam phối hợp Bộ Công an Lào tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng thực hiện bản ghi nhớ giữa 2 nước về hợp tác phòng, chống ma túy.
Tại hội nghị, trung tướng Nguyễn Duy Ngọc cho biết gần đây tình hình mua bán, vận chuyển trái phép ma túy giữa Việt Nam và Lào diễn biến phức tạp, đặc biệt là sau khi 2 nước chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19.
Tuyến biên giới Bắc Lào được xác định là tuyến trọng điểm về nguồn cung ma túy vào địa bàn Lào, tuyến phía Nam (tiếp giáp với Việt Nam và Campuchia) được coi như "cửa ra" của các loại ma túy từ khu vực "Tam giác vàng" qua Lào sang nước thứ ba.
Nhiều tổ chức tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy lớn được thiết lập có sự cấu kết của các nhóm tội phạm người nước ngoài (chủ yếu người Lào, Trung Quốc) "cắt rừng" vận chuyển trái phép chất ma túy vào Việt Nam hoặc tiếp tục vận chuyển sang nước thứ ba tiêu thụ.
Tội phạm ma túy trên tuyến này hoạt động hết sức manh động, liều lĩnh, sẵn sàng sử dụng vũ khí "nóng" tấn công lực lượng chức năng khi bị phát hiện, truy bắt.
Công an Thừa Thiên Huế hỗ trợ nước bạn Lào xây dựng trụ sở làm việc của lực lượng công an ở khu vực giáp với biên giới Việt Nam - Ảnh: MẠNH HÙNG
Trước tình hình đó, tháng 8-2021, Bộ Công an Việt Nam ký biên bản hợp tác toàn diện với Bộ Công an Lào nhằm ngăn chặn, đẩy lui tội phạm ma túy dọc tuyến biên giới của hai nước.
Qua sự hợp tác, lực lượng công an hai nước xác định có 26 tổ chức tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy từ Lào vào Việt Nam tiêu thụ; phối hợp bắt giữ 16 tội phạm bị truy nã về ma túy của Việt Nam đang lẩn trốn tại Lào.
Bên cạnh đó, hai bên phá thành công 112 vụ mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy từ Lào vào Việt Nam tiêu thụ, bắt giữ 140 người, thu giữ 83,6kg heroin, 109kg ma túy tổng hợp.
Công an Việt Nam còn hỗ trợ bạn Lào xây dựng 202 trụ sở làm việc của lực lượng công an dọc tuyến biên giới với Việt Nam.
'Trẻ trâu' phóng xe máy vượt ẩu, tông văng người đi xe đạp... rồi bỏ chạy Sau khi điều khiển xe máy vượt ẩu với tốc độ cao và tông trúng xe đạp đang sang đường, thay vì dừng lại xem xét, giải quyết vụ việc, nam thiếu niên lại bất chấp phóng lên xe... bỏ chạy. Mạng xã hội mới đây xôn xao khi xuất hiện một đoạn video, ghi lại tình huống giao thông khiến nhiều người...