Huế: Chi tiền triệu gửi cây mai vàng, các vườn hoàng mai lại “xôm tụ” như xưa
Những gốc hoàng mai giá từ vài triệu cho đến vài trăm triệu đồng được chủ nhân chi ra một khoản tiền, gửi đến các nhà vườn chăm sóc sau một mùa chơi tết.
Cứ thế, đến tết năm tiếp theo, họ lại đến “rước” về để chưng chơi trong nhà.
Việc nhận chăm sóc hoàng mai và cây cảnh là dịch vụ có từ lâu và thịnh hành những năm trở lại đây.
Nhu cầu lớn
Những ngày sau rằm tháng giêng, không khó để bắt gặp hình ảnh những chiếc xe chở hoàng mai về các khu nhà vườn.
Ấy là những cây hoàng mai được chính chủ nhân đem “đi gửi” hay được các chủ nhà vườn cho xe đến tận nhà để “rước” về theo thoả thuận chăm sóc sau một mùa chơi tết.
Sau tết, nhiều nhà vườn nhận chăm hoàng mai tất bật với công việc chăm bón, tạo dáng, thay đất…
Vườn mai ông Nguyễn Giặt ở phường Xuân Phú, TP. Huế sau gần 1 tháng thưa vắng thì nay “xôm tụ” trở lại.
Với hơn 30 năm kinh nghiệm nhận chăm sóc hoàng mai, ông Giặt nhận tất cả các loại mai nhiều kích cỡ về chăm. “Có cây chỉ vừa mới bắt đầu cho hoa, nhưng cũng có cây bằng tuổi đời của mình”, ông Giặt nói.
Trong số cây nhận chăm có cây từng được ông ươm trồng, bán cho người chơi rồi sau đó nhận chăm luôn cho khách. Có cây thuộc hàng quý giá về mặt tiền bạc lẫn tinh thần cũng được khách tín nhiệm gửi chăm.
Trong khu vườn lớn với hơn 30 cây hoàng mai, chỉ cần liếc mắt ông biết ngay tuổi đời, chủ nhân của nó. Đó là chưa kể hơn 20 cây sẽ được mang đến trong một vài ngày tới.
Video đang HOT
“Có cây chỉ mới gửi vài ba năm, nhưng có cây được chủ nhân gửi hơn cả chục năm”, ông Giặt kể. Cách đây chục năm, ông cho biết ban đầu chỉ nhận mai từ vài người quen, sau đó thấy ông chăm sóc tốt, cây phát triển và cho ra hoa đúng dịp nên người “mách miệng” nhau đem tới gửi.
Ngày đó, ông chỉ lấy đủ tiền phân thuốc và công chăm bón chỉ vài trăm ngàn đồng/năm. Nhận thấy đây là nhu cầu của nhiều người, về sau ông đầu tư một số hệ thống, trang thiết bị cần thiết nhận chăm nhiều cây hơn. Mức độ chuyên nghiệp cứ thế tăng dần, trải qua thời gian, khách tìm đến với ông đủ đối tượng, người chơi.
“Bây giờ tuỳ theo cây, mức giá khác nhau, nhưng trung bình từ 1,5 – 4 triệu đồng cây/năm, nhà vườn dưỡng mai trong 11 tháng, đến khoảng giữa tháng chạp, chủ nhân đến đón về chơi”, ông Giặt nói và cho biết, trong quá trình đó, chủ nhân cây có thể lui tới để thăm non, quan sát.
Theo ông, những năm gần đây, vườn của ông không thể nhận thêm vì quá tải, nên phải giới thiệu cho nhiều vườn khác.
Nghề chăm hoàng mai cũng lắm công phu
Nhiều người tưởng công việc chăm hoàng mai nhẹ nhàng nhưng với những người trong nghề, để lấy tiền từ khách hàng không hề đơn giản. Bên cạnh kinh nghiệm chăm sóc, đó còn là sự uy tín của chủ vườn.
Ngay khi vườn nhận cây về những ngày này, nhiều chủ vườn đã phải tất bật cắt tỉa cành, tỉa hoa búp còn sót lại để cây có thể lấy lại sức, phục hồi sau thời gian chơi tết. Cứ thế, theo thời gian ấn định phải bón phân, tưới nước, thay đất, tỉa rễ, uốn thế… làm sao đến tết, hoa lại nở đẹp.
Hơn 5 năm gửi hoàng mai 30 năm tuổi, anh Nguyễn Định (phường Xuân Phú, TP. Huế) nói rằng, với mức giá chi ra 2 triệu/năm để gửi cho nhà vườn chăm sóc là hợp lý.
Theo anh Định, cây hoàng mai bên cạnh giá trị về mặt tiền bạc, nó còn có giá trị tinh thần gắn bó với chủ nhân. Vì thế, do không có thời gian để chăm sóc nên anh mang gửi cho nhà vườn thân quen.
“Người ta có nghề, chăm sóc bài bản nên năm nào cây cũng cho hoa. Ít thì cũng lác đác đủ chơi tết, năm nhiều thì nở rực rất đẹp”, anh Định chia sẻ.
Trước giá trị của những cây hoàng mai, nhiều chủ vườn cho rằng bên cạnh việc chăm sóc, phải đầu tư nhiều hệ thống khác, trong đó quan trọng nhất là an ninh. Ngoài hàng rào kiên cố, còn phải lắp đặt hệ thống camera để theo dõi, quan sát.
Anh Lê Hồng Hải (đường Lý Nam Đế, TP. Huế) có hơn chục năm nhận chăm sóc hoàng mai, hầu hết người gửi là khách quen. Tính đến những ngày này, vườn anh đã nhận chăm gần 20 chậu hoàng mai.
“Tuỳ theo mỗi vườn mà giá khác nhau. Riêng tôi, tôi lấy 2-4 triệu đồng/cây, bao gồm chăm sóc trọn gói”, anh Hải nói. Với số tiền như vậy, công sức người chăm hoàng mai bỏ ra không kể hết bởi làm nghề này một phần còn vì đam mê.
Bằng kinh nghiệm của mình, anh Hải cho rằng, để cây có thể cho hoa đẹp, đúng dịp, trong suốt một năm chăm sóc phải kỹ lưỡng, trong đó lớp lá của cây phải sinh trưởng tốt, mạnh và không có sâu rầy. Cũng có năm dù chăm sóc kỹ lưỡng, nhưng do ảnh hưởng của thời tiết nên có cây không ra hoa, anh Hải cũng như giới nhà vườn đành đưa những cây mai của mình cho khách mượn chưng tết.
Tương tự, việc cắt tỉa, uốn thế, tạo hình cho cây tự tay anh Hải đảm nhận. Đến những đợt thay đất, bón phân, phun thuốc, anh phải thuê thêm người vì mất nhiều thời gian, công sức. Ngoài ra, anh còn trang bị hệ thống camera chống trộm. “Cây mai là tài sản người ta gửi mình, nó có giá trị cao nên bằng mọi giá phải bảo vệ”, anh Hải nhận định.
Cây ra củ dài cả mét, trước nhà nghèo lên rừng đào ăn, nay nông dân Bà Rịa-Vũng Tàu trồng lại giàu to
Từ trồng thử nghiệm cây khoai mài (hoài sơn) trên phần diện tích 300m2, đến nay gia đình anh Nguyễn Quốc Tuấn (sinh năm 1973) ở xã Kim Long, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã đưa diện tích trồng khoai mài của gia đình lên 14 ha.
Tiếp chúng tôi tại vườn khoai mài rộng khoảng 8 ha đang đến kỳ thu hoạch, anh Tuấn cho biết trước đây công việc chính của anh là kinh doanh các sản phẩm chuyên về sức khỏe.
Trong quá trình làm nghề, anh được nghe nhiều về các cây dược liệu tốt cho sức khỏe như củ khoai mài sấy khô dùng làm thuốc bổ trong đông y hay được chế biến thành các món ăn có giá trị dinh dưỡng cao được thực khách rất ưa chuộng.
Anh Nguyễn Quốc Tuấn, xã Kim Long, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thăm vườn khoai mài sắp đến kỳ thu hoạch.
Chợt nghĩ đến nơi quê mình sinh sống có một số hộ dân đang trồng thử cây khoai mài, anh Tuấn liên hệ và dành thời gian đến tham quan, đồng thời tìm hiểu qua các trang mạng, sách báo. Năm 2020, sau khi tìm được địa chỉ cung cấp cây khoai mài giống anh Tuấn dành thời gian đến học hỏi kỹ thuật và đặt mua 1000 cây giống với giá 7.000 đồng/cây về trồng thử nghiệm trên lô đất 300m2.
Mặc dù trồng thử nhưng cây củ mài phát triển tốt, thời gian tạo củ đạt kích thước thương phẩm từ 6 - 8 tháng. Kỹ thuật trồng khoai mài khá đơn giản, chăm sóc dễ, vốn đầu tư ít mà lợi nhuận cao, thị trường tiêu thụ mạnh không "đụng hàng, dội chợ" so với các loại cây trồng khác.
Từ đó anh Tuấn nhận thấy việc trồng khoai mài theo hướng sản xuất hàng hóa là cách thu lợi cao, nhanh hoàn vốn. Đầu năm 2021 anh Tuấn tạm gác việc kinh doanh và kết hợp cùng người em trai chuyển sang tìm điểm thuê đất trồng cây khoai mài lấy củ.
Hiện tổng diện tích trồng (cả đất nhà và đất thuê) của anh Tuấn vào khoảng 14 ha. Trong đó có 3 ha trồng khoai mài tại xã Bình Trung, huyện Châu Đức; 11 ha trồng khoai mài tại xã Tóc Tiên, xã Sông Xoài, xã Hắc Dịch, thị xã Phú Mỹ.
Anh Tuấn cho biết thêm trước khi bắt tay vào trồng khoai mài với diện tích 14 ha, anh đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm củ khoai mài với đơn vị cung cấp cây khoai mài giống. Giá thu mua củ khoai mài tại vườn là 13.000 đồng/kg, không hạn chế số lượng.
Anh Tuấn cũng chia sẻ do canh tác khoai mài trên diện tích lớn nên phải cần trên 20 lao động chăm sóc hàng ngày. Mọi công đoạn từ làm đất, đánh luống, bón phân, xuống giống, chăm sóc cắt cỏ đều được làm bằng máy.
Cây khoai mài có củ mọc đâm sâu về phía lòng đất nên phải làm cho đất tơi xốp xuống độ sâu từ 80 - 120 cm, sau đó lên luống cao 30 cm. Sử dụng phân chuồng ủ hoai mục bón lót cho cây khoai mài liều lượng từ 5 - 7 tấn/ha.
Hom cây khoai mài giống chọn để trồng là những cây có mầm to đều, khoảng cách trồng giữa hai cây cùng hàng là 25 cm, khoảng cách giữa hai hàng là 80 cm, luống cách luống 1,2 m. Mỗi ha có thể trồng từ 25.000 đến 30.000 hom cây khoai mài giống tùy theo cách trồng chiếc hoặc trồng đôi.
Khi thân cây khoai mài có hiện tượng uốn bò, dùng lưới đan và cây tre cắm theo hình chữ A làm giá thể cho cây leo.
Sau 15 ngày trồng sử dụng phân NPK 30-20-10 liều lượng 15-20 kg/ha, chu kỳ 7-10 ngày bón bổ sung một lần vào gốc cây. Trên các luống lắp hệ thống tưới phun để cung cấp nước cho cây vào mùa khô.
Đánh giá về sản lượng của cây khoai mài, anh Tuấn cho biết: "Tại vườn cây khoai mài này có diện tích 8 ha thuộc xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ. Thời gian trồng đã trên 6 tháng. Cây đang có hiện tượng héo lá rồi chuyển sang khô rụng, tàn lụi là đến kỳ thu hoạch....".
Theo anh Tuấn, năng suất khoai mài bình quân được định lượng sơ bộ là trên 2 kg/gốc.
Sản lượng dự kiến khoảng 50 - 60 tấn/ha. Với giá bán khoai mài là 13.000 đồng/kg theo hợp đồng bao tiêu của công ty cung cấp cây giống thì doanh thu giao động từ 650 triệu đến 800 triệu đồng/ha.
Sau khi trừ chi phí đầu tư trực tiếp (không tính tiền thuê đất) cho một ha trồng khoảng 300 triệu thì lợi nhuận không hề nhỏ so với những cây trồng khác.
Dự định trong vụ tới gia đình anh Tuấn sẽ thuê thêm đất để mở rộng diện tích trồng cây khoai mài lên 50 ha.
Theo anh Lâm Ngọc Nhâm, Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp Thương mại Du lịch Bầu Mây (xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), một trong những người trồng, cung cấp cây giống khoai mài và các sản phẩm chế biến từ củ khoai mài tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho biết, hiện toàn tỉnh có khoảng 650 ha trồng cây khoai mài. Cây khoai mài dễ trồng, năng suất cao, giá cả ổn định, giúp nông dân tăng thu nhập, giải quyết được nguồn lao động địa phương.
Trên trồng trái đặc sản, dưới nuôi thứ cá có u đầu, ông nông dân Tiền Giang thu tiền tỷ Nhờ trồng sầu riêng, nuôi cá cảnh, ông Tám Sết (Đặng Văn Sết, xã Mỹ Hội, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Ông Tám Sết còn vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Hiện, ông Đặng Văn Sết, xã Mỹ Hội, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang trồng sầu riêng với...