Huế: 5 trải nghiệm đáng thử khi đến Lăng Cô
Tọa lạc tại vị trí thuận lợi, nép mình bên dãy Trường Sơn, một bên là núi cao, một bên là biển rộng, Lăng Cô (Huế) có nhiều điều thú vị để du khách khám phá, trải nghiệm.
Tắm biển Cảnh Dương, Lăng Cô, Chân Mây
Cảnh Dương, Lăng Cô, Chân Mây là những bãi biển nổi tiếng thuộc thị trấn Lăng Cô và xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Những bãi biển này làm say lòng biết bao du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, làn nước trong xanh, bãi cát trắng mịn trải dài theo hình vòng cung.
Biển Cảnh Dương. Ảnh: Cổng TTĐT Thừa Thiên – Huế |
Thời điểm lý tưởng nhất để tới Lăng Cô tắm biển là từ tháng 4 – tháng 7 hàng năm. Lúc này, thời tiết mát mẻ, dễ chịu, sóng êm.
Bãi biển Cảnh Dương nằm cạnh cảng Chân Mây, địa điểm lý tưởng để ngắm bình minh. Khung cảnh mặt trời đỏ lựng dần nhô lên từ phía đường chân trời đẹp đến nao lòng.
Bãi biển Chân Mây nằm dọc quốc lộ 1A, cách chừng 2 km. Tới đây cần chú ý tắm gần bờ, không ra xa, do địa điểm này khá vắng và chưa có có lực lượng cứu hộ túc trực bảo vệ.
Bãi biển Lăng Cô nằm trong Vịnh Lăng Cô, sát ngay thị trấn Lăng Cô. Do nằm ngay dưới chân đèo Hải Vân nên bãi biển này mang một vẻ đẹp rất hữu tình, thơ mộng. Vua Khải Định từng đánh giá rất cao vẻ đẹp thiên nhiên ở đây, ví như chốn bồng lai tiên cảnh.
Ngắm bình minh, hoàng hôn ở đầm Lập An
Video đang HOT
Đầm Lập An, còn gọi là đầm An Cư, vụng An Cư hay đầm Lăng Cô, uốn qua chân đèo Phú Gia, thuộc địa phận thị trấn Lăng Cô. Nơi đây gây ấn tượng với du khách bằng khung cảnh thanh bình, như tranh thủy mặc. Một bên là dãy Bạch Mã hùng vĩ, một bên là đầm nước tựa tấm gương khổng lồ.
|
Bức tranh sơn thủy hữu tình ở đầm Lập An vào lúc sáng sớm. |
Từ 5 giờ đến 6 rưỡi sáng là khoảng thời gian lý tưởng để ngắm bình minh trên đầm Lập An. Nếu không kịp đến đầm vào sáng sớm, ghé tới lúc chiều tà ngắm mặt trời dần buông xuống dãy núi Bạch Mã.
Vài chiếc thuyền nhỏ rực rỡ màu sắc của ngư dân, những chòi nổi, cọc nuôi hàu, lồng cá trên đầm điểm xuyết thêm vào cảnh sắc thiên nhiên mộc mạc, thanh bình nơi vùng nước lợ mênh mông bên bờ vịnh Lăng Cô.
Tới đầm Lập An, du khách còn được thưởng thức những món hải sản ngon, rẻ, trải nghiệm câu cá, xem người dân thu hoạch hàu…
Ngắm vịnh Lăng Cô nhìn từ đèo Hải Vân
Lăng Cô là vịnh biển đẹp nằm ngay dưới chân đèo Hải Vân. Nơi đây nổi tiếng với làn nước trong xanh, bờ cát trắng, bốn về núi cao hùng vĩ và khí hậu ôn hòa. Năm 2019, Worldbays đã vinh danh Lăng Cô trong top 30 các vịnh biển đẹp nhất thế giới.
Vịnh Lăng Cô nhìn từ đèo Hải Vân. |
Đứng trên đèo Hải Vân có thể phóng tầm mắt ra xa, ngắm trọn vẹn vẻ đẹp bao quát của vịnh Lăng Cô. Nếu không đủ sức khỏe lên đến đỉnh đèo, bạn có thể đi dọc quãng đường đèo uốn lượn men theo triền núi để dừng lại ở rất nhiều điểm ngắm cảnh tuyệt đẹp.
Ngay dưới chân đèo Hải Vân bên phía Lăng Cô đi lên 1 đoạn, có một điểm chụp ảnh vịnh được nhiều người nán lại. Bên cạnh có một quán nước cho khách du lịch dừng chân giải khát, ngồi ngắm cảnh, thư giãn.
Tắm thác, vui chơi ở suối Mơ
Huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế có rất nhiều con suối đẹp. Chẳng hạn như suối Mơ, suối Thác Đổ, suối Voi, suối Tiên… là những địa điểm lý tưởng cho du khách ghé tới trải nghiệm tắm mát, giải nhiệt mùa hè khi du lịch Lăng Cô.
Du khách vui chơi tắm thác ở suối Mơ. |
Dòng nước suối chảy giữa đồi núi, được những bóng cây của cánh rừng nguyên sinh “che chở” nên lúc nào cũng mát lạnh, trong vắt. Dòng suối ở mỗi nơi đều được chia thành nhiều vũng nước, thích hợp để du khách bơi lội, ngâm mình.
Du khách tới đây có thể thả hồn vào gió, lắng tai nghe tiếng suối chảy róc rách, ngắm nhìn thác nước tung bọt trắng xóa, tận hưởng giờ phút nghỉ ngơi thư giãn hiếm có.
Tham quan làng chài
Từ trung tâm thị trấn Lăng Cô, chạy xe thêm khoảng 2km theo đường quốc lộ đến một ngã ba lớn, có thể hỏi người dân hướng đi xuống mỏm làng chài. Khung cảnh làng chài dung dị hiện ra trước mắt với những chiếc ghe, thuyền neo đậu trên bến dưới bờ, được ôm gọn bởi một bên là núi thẳm, một bên là biển nước mênh mông.
|
Những con thuyền rực rỡ của ngư dân neo đậu tại bến. |
Làng chài Lăng Cô đã có tuổi đời hơn 250 năm. Đây là nơi cư ngụ, sinh sống của những người dân chài chất phác, hồn hậu, cần cù. Người dân ở đây kiếm sống bằng nghề đánh bắt. Hòa mình vào cuộc sống của người dân, trải nghiệm một ngày làm ngư dân sẽ khiến nhiều người thích thú.
Du lịch trải nghiệm một ngày làm nông dân ở Làng cổ Đường Lâm thu hút khách quốc tế
Trải nghiệm nông nghiệp một ngày làm nông dân là một trong các sản phẩm du lịch đang thu hút nhiều khách quốc tế tại Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội).
Khách quốc tế hào hứng trải nghiệm hoạt động cấy lúa tại Làng cổ Đường Lâm. Ảnh: TTXVN phát
Du khách có thể tham quan di sản Làng cổ kết hợp trải nghiệm nông nghiệp, thưởng thức ẩm thực, vừa khám phá giá trị văn hóa di sản, vừa trải nghiệm nông nghiệp tại Làng cổ.
Trưởng Ban Quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm Nguyễn Đăng Thạo cho biết: Làng cổ Đường Lâm gắn với lối sống nông nghiệp, là điểm đến thu hút đông khách trong và ngoài nước. Nhằm phát triển du lịch bền vững, Ban Quản lý Làng cổ đã xây dựng sản phẩm du lịch trải nghiệm với nhiều loại hình: Trải nghiệm nghề (làm kẹo, làm tương, làm bánh), trải nghiệm nông nghiệp (ra đồng cấy hái, trồng trọt và các hoạt động gắn với lối sống nông nghiệp), trải nghiệm ở các không gian sáng tạo. Trong đó, sản phẩm trải nghiệm nông nghiệp tạo ấn tượng cao, phù hợp với đối tượng khách quốc tế và học sinh các trường quốc tế tại Hà Nội.
Ông Nguyễn Đăng Thạo cho biết, thời điểm này phù hợp với sản phẩm trải nghiệm nông nghiệp do thời tiết mát mẻ, đang trong vụ trồng trọt. Trong khi đó, khách nước ngoài rất thích tìm hiểu đời sống nông nghiệp của người dân Làng cổ Đường Lâm, muốn tận mắt tìm hiểu và trải nghiệm việc cày bừa, cấy lúa. Ban Quản lý Làng cổ bố trí các nông dân tại làng trình diễn cho khách xem việc cày bừa. Du khách được tham gia trải nghiệm, vào vai những người nông dân trực tiếp cấy lúa. Để tổ chức cho khách trải nghiệm, Ban Quản lý phối hợp với Hội Nông dân, Phụ nữ, Đoàn Thanh niên cùng tham gia vào chuỗi. Các nông dân trong làng là người trực tiếp hướng dẫn trên tư liệu sản xuất là ruộng đồng, hoa màu họ đang trồng.
Sau khi thăm di sản Làng cổ buổi sáng, trải nghiệm nông nghiệp buổi chiều, Ban Quản lý hướng dẫn du khách tham gia nấu các món ăn truyền thống và thưởng thức bữa ăn truyền thống của Đường Lâm ở các nhà cổ hoặc không gian văn hóa làng. Buổi tối du khách có thể tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại làng. Sáng hôm sau, du khách được xem người dân nướng thịt quay đòn, đi chợ quê. Tour du lịch trọn gói trong hai ngày, giúp tăng trải nghiệm cho khách, giữ chân khách ở lại với Đường Lâm lâu hơn.
Khách quốc tế hào hứng tham gia trải nghiệm "Một ngày làm nông dân" tại Làng cổ Đường Lâm. Ảnh: TTXVN phát
Ngày 26/3 vừa qua, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Du lịch Di sản Đông Dương - Indochina Heritage đã tổ chức đoàn khách quốc tế gồm 46 người đến từ Singapore, Malaysia, Australia, Nhật Bản trải nghiệm làm nông dân tại Làng cổ Đường Lâm. Du khách được trải nghiệm cày bừa, cấy lúa và đều tỏ ra thích thú, hào hứng. Được biết, từ hiệu ứng của việc Làng cổ Đường Lâm được vinh danh "Sản phẩm Du lịch bền vững ASEAN năm 2024" (vào tháng 1/2024), đoàn khách đã tìm hiểu về giải thưởng và đặt tour tham quan, trải nghiệm tại Làng cổ.
Trưởng Ban Quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm Nguyễn Đăng Thạo cho biết: Nếu trước kia tour du lịch trải nghiệm nông nghiệp ở Làng cổ Đường Lâm chủ yếu được các trường quốc tế lựa chọn cho học sinh tham gia thì đến nay, các đoàn khách quốc tế cũng yêu thích sản phẩm này. Ban Quản lý Làng cổ thay vì cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của các đoàn thì đã xây dựng thành sản phẩm, chủ động cung cấp cho các công ty lữ hành và các trường học. Từ đầu năm đến nay, Ban Quản lý tổ chức cho hơn 30 đoàn tham gia trải nghiệm hoạt động nông nghiệp tại Làng cổ. Thời gian tới, lượng khách đặt tour tham quan di sản Làng cổ gắn với trải nghiệm dự kiến sẽ tăng cao. Ban Quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm định hướng phát triển các sản phẩm du lịch bền vững gắn với bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
Trải nghiệm thú vị ở Làng nghề Trường Sơn Bạn đừng ngạc nhiên khi thấy người nước ngoài làm nông dân, chơi nhạc cụ truyền thống của Việt Nam, trẻ em làm gốm, hay nam thanh nữ tú dệt chiếu... Đó là những trải nghiệm dành cho du khách khi đến Làng nghề Trường Sơn - làng nghề khởi nguồn từ truyền thống giữa lòng thành phố biển Nha Trang (tỉnh Khánh...