Huawei tự tin cạnh tranh được Google và Apple nhưng các chuyên gia lại nói điều ngược lại
Không dễ để Huawei có thể tìm được các phương án thay thế cho dịch vụ và phần mềm của Google trên smartphone.
Một nhân sự cao cấp của Huawei nói hệ điều hành di động của Huawei có thể cạnh tranh với Apple và Google nhưng nhà phân tích chia sẻ với CNBC rằng đây là điều khó có thể đạt được, đặc biệt là ở các thị trường ngoài Trung Quốc.
“Huawei có thể đưa ra một hệ sinh thái so sánh được với hệ sinh thái của Apple và Google,” Eric Tan, phó chủ tịch phụ trách dịch vụ điện toán đám mây của Huawei, nhấn mạnh. “Chúng tôi tự tin có thể trở thành một trong những hệ sinh thái hàng đầu cho lập trình viên trên thế giới.” Trong trường hợp bạn chưa biết, Eric Tan đang muốn nói đến nền tảng HarmonyOS mà Huawei giới thiệu chính thức hồi tháng 8 năm ngoái.
Huawei giới thiệu HarmonyOS hồi tháng 8 năm ngoái. (Ảnh: AFP)
Trong nhiều năm, smartphone của Huawei phụ thuộc vào hệ điều hành Android của Google. Dù thế, vào năm 2019, Huawei đã bị Mỹ đưa vào danh sách đen trong đó hạn chế nhiều công ty Mỹ được “làm ăn” với nó. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Huawei không còn được cấp quyền sử dụng Android trên thiết bị của mình. Cùng năm, Huawei giới thiệu hệ điều hành do chính mình phát triển. Về phần mình, Huawei cho rằng việc phát triển được một hệ điều hành hoạt động trên nhiều loại thiết bị như HarmonyOS có thể khiến nó hấp dẫn hơn trong mắt các lập trình viên.
Eric Tan tiết lộ cho tới thời điểm cuối tháng 3, Huawei đã có 1,4 triệu lập trình viên gia nhập, tăng tới 115% so với thời điểm cuối quý 1 năm 2019.
Ở Trung Quốc, nơi Huawei là nhà sản xuất có thị phần lớn nhất, việc không còn được truy cập các dịch vụ của Google không phải là vấn đề quá lớn bởi thực tế Google hiện tại cũng không hoạt động tại thị trường này. Vì thế, HarmonyOS có cơ hội chiến thắng ở thị trường nội địa.
Dù thế, trên thị trường quốc tế, Huawei khó làm được điều tương tự với HarmonyOS.
Video đang HOT
“Không dễ để Huawei phát triển được kho ứng dụng chất lượng cao bên ngoài Trung Quốc, nhất là các thị trường phụ thuộc nhiều vào dịch vụ của Google,” Bryan Ma, Phó Chủ tịch mảng nghiên cứu thiết bị của IDC, chia sẻ với CNBC.
Vị chuyên gia này nói thêm rằng các nhà lập trình sẽ chọn lọc các dự án để đầu tư thời gian. Một trong những yếu tố then chốt là họ có tiếp cận được với một lượng người dùng đủ lớn hay không với nền tảng mà mình lựa chọn.
Sản phẩm đầu tiên chạy HarmonyOS là một thiết bị TV thông minh. (Ảnh: AFP)
Huawei Mobile Services (HMS) là một nền tảng dịch vụ tương ự Google Mobile Services. Nó cung cấp cho lập trình viên các công cụ để có thể tích hợp nhiều vấn đề, ví dụ như dịch vụ địa điểm, vào các ứng dụng. Huawei nói hãng đã có 60.000 ứng dụng dùng dịch vụ HMS nhưng từ chối nói về các quốc gia hay khu vực các ứng dụng đó đang hoạt động.
Neil Shah, giám đốc nghiên cứu của Counterpoint Research, nói số lượng ứng dụng Huawei có “rất hạn chế” và “thiếu nhiều ứng dụng lớn.”
“Bên ngoài Trung Quốc, Huawei sẽ gặp khó khăn khi nhiều nhà phát triển ứng dụng lớn lại đến từ Mỹ, ví dụ như Facebook hay Netflix, và họ không được hợp tác với Huawei,” Shah nhận định.
Huawei dù thế không ngần ngại bày tỏ mong muốn rằng các ứng dụng của Google có thể truy cập được qua kho ứng dụng AppGallery của hãng.
“Chúng tôi hy vọng các dịch vụ Google có thể truy cập được qua AppGallery, tương tự cách các dịch vụ của Google có thể tải qua App Store của Apple,” Eric Xu, Chủ tịch Huawei, chia sẻ.
Sau 1 năm, Huawei vẫn vật vã khi phải sống thiếu Google
Một số chuyên gia nhận định rằng mảng di động của Huawei hoàn toàn có thể sẽ thu hẹp và chỉ tập trung vào thị trường nội địa.
Sau lệnh cấm các công ty Mỹ được làm ăn với Huawei, Huawei đã tìm ra rất nhiều phương án thay thế. Thế nhưng ông lớn công nghệ Trung Quốc vẫn gặp rất nhiều khó khăn để tìm ra một lựa chọn đủ sức thay thế Google, công ty mà nó đã phụ thuộc vào suốt một thập niên trở lại đây.
Không có các sản phẩm và dịch vụ của Google, điện thoại Huawei không còn sức hấp dẫn. Mặc dù nhu cầu smartphone trên toàn thế giới đang giảm vì những tác động của COVID-19, thế nhưng, bên ngoài Trung Quốc, doanh số bán ra của Huawei đã giảm tới 35%, cao gấp đôi so với đối thủ Samsung và cao gấp 4 lần Apple, theo Canalys.
Những smartphone mới của Huawei ra mắt sau lệnh cấm của Mỹ đều không có các sản phẩm và dịch vụ của Google.
Sự sụp đổ này đang khiến ngôi vị nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới của Huawei lung lay dữ dội. Năm ngoái, mảng công nghệ tiêu dùng mang về cho Huawei hơn một nửa trong số 122 tỉ USD doanh thu.
Là một hệ điều hành mã nguồn mở, Huawei vẫn có thể sử dụng Android. Thế nhưng, điều này không áp dụng với các sản phẩm và dịch vụ do Google pháy triển và sở hữu. Ở thời điểm hiện tại, Huawei đang ra mắt nhiều thiết bị với các gói phần mềm do chính mình phát triển, Huawei Mobile Services. Nền tảng này có nhiều lựa chọn thay thế cho người dùng, ví dụ như trình duyệt web riêng để thay thế Chrome hay một ứng dụng email hoàn toàn mới để thay thế Gmail.
Kho ứng dụng AppGallery trong khi đó đảm nhận nhiệm vụ thay thế Google Play. Dù vậy, kho ứng dụng này còn thiết rất nhiều ứng dụng phổ biến như Facebook hay YouTube. Huawei cho biết hãng này đang tuyển dụng hơn 1 triệu nhà lập trình viên để phát triển phần mềm cho kho ứng dụng của mình.
Trong năm ngoái, Huawei trình làng hai mẫu smartphone cao cấp - P40 và Mate 30. Chúng đều vận hành trên những nền tảng "cây nhà lá vườn". Vào thời điểm đó, doanh số của Huawei vẫn tăng trưởng ở Trung Quốc, nhưng người dùng ở những thị trường còn lại đều thừa nhận rằng họ không thể sống thiếu các ứng dụng của Google. Không nhiều người hưởng ứng những phương án thay thế của công ty công nghệ Trung Quốc.
"Bạn sẽ không nhận ra mình dùng bao nhiêu ứng dụng của Google cho đến khi không còn được dùng nó nữa", Allan Anthony, một người dùng smartphone ở New Jersey, chia sẻ với WSJ. Anh mua một chiếc P40 để dùng kèm với iPhone. "AppGallery khá hay nhưng còn nhiều hạn chế," anh nói thêm và nhận định rằng kho ứng dụng này chỉ có 40% những ứng dụng mà anh sử dụng hàng ngày.
Anthony hiện đang công tác trong ngành công nghệ và thường chia sẻ các bài đánh giá điện thoại trên YouTube. Anh cho biết đã thử tìm cách cài các ứng dụng của Google vào điện thoại thông qua các website bên thứ ba song mọi thứ lại "đâu vào đấy" sau khi thực hiện nâng cấp phần mềm.
Mối quan hệ cơm không lành canh chẳng ngọt giữa Mỹ và Trung Quốc khiến Huawei ngậm ngùi nhìn vị trí số hai trên cuộc đua smartphone dần lùi xa.
Huawei đang làm mọi cách để thu hút các nhà lập trình ứng dụng, bao gồm việc quảng cáo trong ứng dụng đồng thời hào phóng chia sẻ doanh thu. AppGallery đã ra mắt ở Trung Quốc từ năm 2011 song phải đến 2018 mới được trình làng trên toàn cầu. Nó hiện có 400 triệu người dùng hàng tháng, Huawei nói thêm.
Neil Mawston, giám đốc Strategy Analytics, nhận định rằng ít nhất 90% trong số người sử dụng nói trên ở Trung Quốc.
Doanh số bán ra của Huawei ở Trung Quốc đang bù đắp cho sụt giảm của hãng này ở thị trường Tây Âu, nơi Huawei đã hạ gục Apple thành công và leo lên vị trí số hai trên cuộc đua thương hiệu smartphone hàng đầu trong một thời gian ngắn sau khi bị Mỹ đưa vào danh sách đen, theo Canalys.
"Có rủi ro là mảng di động của Huawei sẽ thu hẹp lại và cuối cùng chỉ còn tập trung vào thị trường nội địa," Edison Lee, một nhà phân tích viễn thông tại Jefferies, nhận định.
Huawei cần 300 năm để vượt Android, iOS Thừa nhận không thể cạnh tranh, Huawei nói rằng hệ điều hành của mình cần đến 300 năm nếu muốn vượt qua 2 nền tảng của Google và Apple. Từ khi bị Bộ Thương mại Mỹ liệt vào danh sách đen tháng 5/2019, Huawei đã cố gắng phát triển, sử dụng các linh kiện không phải của Mỹ. Ngay sau đó, Google đã...