Huawei muốn xây nhà máy chip để đánh bại lệnh cấm của Mỹ
Theo Financial Times, Huawei đang lên kế hoạch về một nhà máy chuyên sản xuất chip tại Thượng Hải, không sử dụng công nghệ Mỹ để bảo toàn nguồn cung chip trước lệnh cấm của Mỹ.
Theo hai nguồn tin của Financial Times, nhà máy sẽ do đối tác của Huawei là Shanghai IC R&D Center điều hành. Đây là công ty nghiên cứu chip được thành phố Thượng Hải hỗ trợ. Các chuyên gia trong ngành cho biết dự án sẽ giúp Huawei, vốn không có kinh nghiệm trong chế tạo chip, đi đường dài và sống sót.
Lệnh cấm của Mỹ áp đặt vào tháng 5 và được mở rộng vào tháng 8 đã lợi dụng sự thống trị của các công ty Mỹ trong phần mềm thiết kế chip và thiết bị sản xuất chip, chặt đứt nguồn cung bán dẫn cho Huawei. Nhà máy chip tại địa phương sẽ là nguồn cung bán dẫn tiềm năng sau khi lượng chip Huawei dự trữ từ năm ngoái cạn kiệt.
Nhà máy mới ban đầu thử nghiệm chip 45nm cấp thấp, công nghệ mà các nhà sản xuất chip hàng đầu dùng từ 15 năm trước. Tuy nhiên, Huawei muốn làm ra chip 28nm hiện đại từ cuối năm 2021. Dự án như vậy cho phép công ty sản xuất tivi thông minh và các thiết bị IoT khác. Sau đó, Huawei đặt mục tiêu sản xuất chip 20nm vào cuối năm 2022 cho thiết bị viễn thông 5G và tiếp tục kinh doanh bất chấp bị Mỹ cấm vận.
Một lãnh đạo ngành bán dẫn được xem qua bản kế hoạch tiết lộ dây chuyền sản xuất mới không hỗ trợ mảng smartphone vì chip dùng trong smartphone cần công nghệ tiên tiến hơn. Tuy vậy, nếu thành công, nó sẽ là cầu nối đến tương lai bền vững hơn cho mảng hạ tầng của Huawei.
Video đang HOT
Nhà phân tích bán dẫn Mark Li nhận định Huawei có thể làm được trong 2 năm. Dù chip Huawei cần để làm trạm gốc mạng di động lý tưởng nhất là làm trên dây chuyền 14nm, dây chuyền 28nm cũng không tồi.
Huawei đã bắt đầu đầu tư vào ngành bán dẫn nội địa. Chủ tịch luân phiên Guo Ping từng nói giúp chuỗi cung ứng phát triển năng lực sản xuất, thiết bị và vật liệu chip cũng là giúp Huawei. Một số lãnh đạo ngành và kỹ sư chip cho biết Huawei thậm chí còn lên kế hoạch trang bị cho nhà máy bằng các máy móc do Trung Quốc sản xuất. Song, tham vọng ấy cần vài năm nữa mới thực hiện được. Trong thời điểm hiện tại, nhà máy sẽ kết hợp cả thiết bị Trung Quốc lẫn nước ngoài.
Huawei ra mắt Petal Maps và Docs để khỏa lấp cuộc sống "không Google"
Huawei đang nỗ lực với cuộc sống "không Google" bằng cách bổ sung những mảnh ghép còn thiếu trong hệ sinh thái của mình.
Huawei vừa chính thức ra mắt dịch vụ bản đồ Petal Maps trên thiết bị di động, và ứng dụng soạn thảo văn bản Huawei Docs để thay thế các dịch vụ mặc định của Google. Trước đó, hãng cũng đã xây dựng AppGallery như một giải pháp thay thế cho Google Play Store, cũng như thử nghiệm công cụ tìm kiếm Petal Search trên một số thiết bị của Huawei và Honor.
Đây được xem là nỗ lực của Huawei trong việc "cắt đứt" sự phụ thuộc vào bộ công cụ GMS (Google Mobile Services), sau một thời gian dài chịu ảnh hưởng từ lệnh cấm của chính phủ Mỹ.
Petal Maps không phải là dịch vụ quá xa lạ, khi đã có hơn 400 triệu người dùng, và hoạt động ở 170 quốc gia. Ứng dụng này bao gồm các chức năng giống với Google Maps, khi cung cấp các điều hướng chỉ đường ở cả chế độ xem 2D và 3D.
Thêm vào đó, người dùng cũng có thể phóng to, thu nhỏ, xoay hoặc nghiêng bản đồ thông qua các nút điều khiển trên màn hình.
Huawei chính thức ra mắt ứng dụng thay thế Google Maps trên thiết bị của mình.
Với Petal Search, người dùng có thể thực hiện các chức năng cơ bản giống như Google Search như tìm kiếm thông tin cần thiết, xem tin tức, dự báo thời tiết, video, nghe nhạc, đặt phòng khách sạn, tải ứng dụng,... Huawei cũng cam kết sẽ mở rộng các chức năng của dịch vụ.
Dịch vụ này được cho là phiên bản nâng cấp của dịch vụ tìm kiếm trước đó với tên Huawei Search - vốn được thử nghiệm từ tháng 2/2020. Hiện Petal Search đã bước đầu thành công, và cho phép tải về trên toàn bộ thiết bị của Huawei và Honor.
Trong khi đó, Huawei Docs là một giải pháp khác của Huawei dùng để thay thế các bộ ứng dụng văn phòng. Ứng dụng này sẽ hỗ trợ xem tài liệu dưới nhiều định dạng khác nhau bao gồm PDF, PPT, DOC,... Ứng dụng cũng hỗ trợ đồng bộ hóa đám mây thời gian thực và cho phép nhiều người dùng làm việc trên cùng một tài liệu với các thiết bị khác nhau đồng thời.
Việc thoát khỏi sự "phủ sóng" của Google là điều mà nhiều hãng sản xuất từng thử, nhưng đã thất bại trầm trọng. Bản thân Huawei cũng từng thừa nhận hãng cần 300 năm để vượt Android, iOS , cũng như sản sinh ra những hệ sinh thái ứng dụng riêng.
Dẫu vậy trước bối cảnh không thể tiếp tục có được sự phục vụ của các đối tác từ Mỹ, Huawei phải ráo riết đi tìm các sự thay thế.
Doanh thu Huawei tăng 3,7% trong quý 3 Huawei vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2020 của mình với mức tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái, còn doanh thu ba quý đầu năm 2020 tăng 9,9% so với cùng kỳ giai đoạn năm 2019. Huawei vẫn tăng trưởng doanh thu trong quý 3/2020, nhưng mức tăng thấp Đây là điều đáng tự hào cho công ty trong...