Huawei kiện Mỹ về việc tịch thu thiết bị viễn thông của hãng
Công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc, Huawei Technologies, đã kiện Mỹ về việc tịch thu thiết bị viễn thông của hãng này vào tháng 7/2017.
Ảnh: AFP
Huawei đã kiện Mỹ về việc tịch thu thiết bị viễn thông, để điều tra xem thiết bị này có cần giấy phép xuất khẩu để rời khỏi nước Mỹ hay không.
Huawei, nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất của Trung Quốc, cho biết họ đã chờ đợi gần hai năm để đợi Bộ Thương mại Mỹ đưa ra quyết định về việc liệu thiết bị không xác định này có thể được chuyển về Trung Quốc hay không. Phần cứng vẫn đang ở Mỹ để kiểm tra, theo Huawei.
Theo đơn kiện mà Huawei nộp lên tòa án liên bang ở Washington ngày 21/6, “Bị đơn chưa hề cấp giấy phép cho việc di chuyển số thiết bị đó, thậm chí cũng không cho biết” khi nào thì có quyết định. “Thay vào đó, họ để mặc cho số trang thiết bị trong tình trạng bị mắc kẹt [tại Mỹ]“.
Video đang HOT
Vụ kiện này là một điểm mâu thuẫn mới trong quan hệt giữa Huawei và chính phủ Mỹ. Hai bên hiện đang đối đầu trong nhiều vấn đề, bao gồm cáo buộc của Mỹ về việc Huawei vi phạm lệnh trừng phạt của Washington đối với Iran.
Một nhân viên niêm phong một hộp trên dây chuyền lắp ráp của một nhà máy điện thoại di động Huawei ở Đông Quan, Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg.com
Tháng trước, Mỹ đã đưa Huawei vào danh sách đen, điều này đồng nghĩa với việc Huawei bị cấm mua phần mềm và linh kiện của Mỹ.
Bà Meng Wanzhou (Mạnh Vãn Chu), giám đốc tài chính của Huawei, người bị buộc tội trong vụ án, vẫn được tại ngoại tại Vancouver, British Columbia, khi bà phản đối việc bị dẫn độ sang Mỹ với lý do rằng các cáo buộc là có động cơ chính trị. Trước đó, bà đã bị chính quyền Canada bắt giữ vào tháng 12/2018, theo yêu cầu của các công tố viên Mỹ.
Các luật sư của Huawei cho biết thiết bị đã được gửi đến một phòng thí nghiệm ở California để kiểm tra vào 7/2017. Thiết bị này nằm dưới sự kiểm soát của giám đốc điều hành Huawei tại Mỹ. Trên đường trở về Trung Quốc, những thiết bị này đã bị tịch thu ở Alaska, khi các quan chức Mỹ kiểm tra xem liệu nó có cần giấy phép xuất khẩu hay không.
Trong đơn kiện, công ty Trung Quốc cho biết họ đã cung cấp tất cả các thông tin được yêu cầu về thiết bị, dù tại thời điểm giao hàng không cần phải có yêu cầu giấy phép, theo quy định của cơ quan quản lý xuất khẩu của Mỹ.
Các quan chức thương mại đã im lặng trong 20 tháng và không đưa ra quyết định về vấn đề cấp phép, luật sư của Huawei cho biết. Huawei đề nghị tòa án Mỹ ra phán quyết rằng chính quyền ông Trump “thu giữ bất hợp pháp số trang thiết bị, hoặc cố tình trì hoãn việc ra phán quyết” đối với các thiết bị bị tịch thu.
Theo NCĐT
Mỹ ra đòn 'nắn gân' TQ trước cuộc gặp Trump - Tập
Chính phủ Mỹ vừa đưa thêm tên 5 thực thể Trung Quốc vào "danh sách đen", làm leo thang căng thẳng ngay trước cuộc gặp dự kiến giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình ở Nhật vào tuần tới.
Bộ Thương mại Mỹ ngày 21/6 tuyên bố bổ sung tên Viện công nghệ điện toán Vô Tích Giang Nam cùng 4 công ty Trung Quốc gồm Sugon, một trong những nhà sản xuất siêu máy tính hàng đầu đại lục và 3 doanh nghiệp chuyên thiết kế vi mạch là Higon, Mạch tích hợp Haiguang Thành Đô và Công ty công nghệ vi điện tử Thành Đô Haiguang vào danh sách cấm vận của nước này.
Nhà chức trách Mỹ giải thích, cả 5 thực thể nói trên, vốn đều dẫn đầu Trung Quốc về phát triển điện toán hiệu năng cao bao gồm cả những ứng dụng cho quân đội như mô phỏng các vụ nổ hạt nhân, đã tạo ra các rủi ro đối với an ninh quốc gia và những lợi ích chính sách đối ngoại của Mỹ.
Việc bị Washington liệt vào "danh sách đen" đồng nghĩa, các công ty và viện nghiên cứu Trung Quốc sẽ bị cấm mua công nghệ và các linh phụ kiện Mỹ nếu không có sự cho phép của chính quyền ông Trump. Quyết định được cho có thể làm tê liệt những thực thể này vì họ đang dựa vào vi xử lý và các công nghệ khác của Mỹ để cho ra đời những thiết bị điện tử tiên tiến.
Hồi tháng 5, nhà chức trách Mỹ từng cấm các công ty khác của Trung Quốc, bao gồm cả "ông lớn" Huawei, tiếp cận công nghệ Mỹ. Theo báo New York Times, chính quyền ông Trump cũng đang cân nhắc đưa thêm tên Hikvision, một doanh nghiệp chuyên về công nghệ theo dõi của Trung Quốc vào danh sách cấm vận này.
Giới quan sát nhận định, động thái "nắn gân" mới của Washington có thể phức tạp hóa hơn nữa những nỗ lực đạt được một thỏa thuận thương mại giữa hai nước. Các quan chức Mỹ và Trung Quốc mới tái khởi động đàm phán sau khi quá trình thương lượng sụp đổ hồi tháng 5, khi ông Trump cáo buộc chính quyền ông Tập phá vỡ một cam kết trước đó và Washington - Bắc Kinh áp thêm các đòn thuế "ăn miếng, trả miếng" lẫn nhau.
William Reinsch, cựu quan chức thương mại Mỹ hiện đang làm cố vấn cấp cao cho Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế có trụ sở ở Washington nhận định, quyết định mới của Washington được đưa ra không đúng lúc, đặc biệt khi Tổng thống Trump thông báo sẽ có một "cuộc tiếp xúc mở rộng" với Chủ tịch Trung Quốc bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật vào tuần tới. Cuộc gặp Trump - Tập được cho có thể quyết định liệu chiến tranh thương mại song phương sẽ chấm dứt hay tiếp tục vô hạn định.
Tuấn Anh
Theo Vietnamnet
Không có Android, Huawei quay sang dùng hệ điều hành của Nga Tập đoàn Huawei dự định sẽ cài đặt hệ điều hành "Aurora" của Nga cho những chiếc điện thoại thông minh của mình để thay thế cho Android. Tờ The Bell, dẫn nguồn tin thân cận cho biết, dưới sức ép của các lệnh trừng phạt từ phía Mỹ, tập đoàn Huawei có thể sẽ thay thế hệ điều hành Android trên những...