Huawei đứng đầu thế giới về cung cấp các sản phẩm ứng dụng kết nối 5G
Theo Công ty nghiên cứu thị trường IPlytics của Đức, Huawei là nhà cung cấp đứng đầu thế giới về các sản phẩm ứng dụng kết nối 5G .
Biểu tượng Huawei tại cửa hàng ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AFP/ TTXVN
Công ty nghiên cứu thị trường IPlytics của Đức ngày 1/12 công bố danh sách các nhà cung cấp hàng đầu thế giới về các sản phẩm ứng dụng phục vụ kết nối mạng 5G, theo đó tốp 3 trong danh sách này là Huawei (Trung Quốc) cùng hai công ty Hàn Quốc là Samsung và LG.
Theo báo cáo nêu trên, Huawei sở hữu vị trí số 1 này với tổng cộng 3.325 sản phẩm ứng dụng phục vụ kết nối mạng tốc độ cao 5G. Trong khi, 2 đối thủ Hàn Quốc là Samsung và LG lần lượt sở hữu số lượng các sản phẩm ứng dụng là 2.846 và 2.463 sản phẩm.
Danh sách tốp 10 công ty công nghệ sở hữu số lượng sản phẩm ứng dụng kết nối 5G hàng đầu thế giới còn có Nokia (Phần Lan), ZTE (Trung Quốc), Ericsson (Thụy Điển).
Đối thủ của Huawei là Samsung đang đẩy mạnh những nỗ lực trong thị trường 5G trong bối cảnh hoạt động kinh doanh của Huawei đang bị cản trở bởi quyết định của Mỹ cấm sử dụng thiết bị của hãng do lo ngại vấn đề an ninh.
Tháng 8/2019, Samsung công bố kế hoạch đầu tư 180.000 tỷ won (152 tỷ USD) trong 3 năm tới để thúc đẩy tăng trưởng như tăng cường nghiên cứu và phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo, mạng 5G và phát triển các thiết bị tự động và sinh học./.
Theo Bnews
Video đang HOT
Huawei vẫn có cách "lách luật" để tung ra điện thoại mới cài sẵn bộ ứng dụng Google
Ai cũng biết lệnh cấm vận thương mại của Mỹ đã có những tác động tiêu cực lên Huawei, khiến flagship Huawei Mate 30 Pro dù có nhiều tính nâng hấp dẫn nhưng vẫn chưa thể được bán ra tại châu Âu vì thiếu Play Store và Google Mobile Services.
Tương tự, smartphone Huawei Mate X màn hình gập cũng chỉ được bán tại Trung Quốc, ít nhất là ở thời điểm hiện tại, khiến chúng ta không thể trải nghiệm loại công nghệ mới này của hãng công nghệ đất nước tỷ dân.
Không may cho Huawei, họ vẫn chưa đưa ra được cách giải quyết nào. Kho ứng dụng AppGallery của công ty phải thu hút thêm nhiều nhà phát triển hơn nữa để có thể có một thư viện ứng dụng đủ lớn đối với người tiêu dùng phương Tây. Có rất ít các phương pháp bên thứ 3 để cài đặt Google Play, và chúng cũng bị vô hiệu hóa nhanh như một cơn gió.
Điều Huawei cần là một cách nào đó để tung ra những thiết bị giống như bình thường, với Google Play và GMS. Thực ra có một cách như vậy, nhưng tất nhiên cách này có một nhược điểm.
Honor 9X là một ví dụ
Chiếc Honor 9X bản bán cho thị trường châu Âu có phần cứng khác biệt đôi chút so với bản Trung Quốc. Thay đổi chính yếu ở đây là nó được trang bị vi xử lý Kirin 710F thay vì Kirin 810 mới nhất. Vị trí đặt cảm biến vân tay và camera cũng khác. Lý do của sự thay đổi này là để Honor 9X bản châu Âu có thể được cài sẵn GMS, trong khi bản Trung Quốc thì không. Nhưng làm sao có thể như vậy được?
Hóa ra mã hiệu của Honor 9X bản châu Âu giống với Huawei P Smart Z hay Y9 Prime 2019. Chiếc điện thoại này được tung ra từ tháng 5/2019, và là chiếc smartphone đầu tiên của Huawei với camera selfie dạng pop-up thò thụt. Cả hai điện thoại có nhiều điểm chung về phần cứng, bao gồm vi xử lý Kirin 710F, màn hình lớn 6.59-inch, cảm biến vân tay mặt lưng, và pin 4.000mAh. Tuy nhiên, giữa chúng cũng có một vài khác biệt đáng chú ý, bao gồm thông số camera, bộ nhớ RAM, và tất nhiên là thiết kế máy.
Như vậy, hai chiếc điện thoại này rõ ràng không giống nhau dù cho có cùng mã hiệu. Đây là điều không lạ đối với Huawei. Chiếc Huawei Nova 5T mới ra mắt gần đây cũng có chung mã hiệu và cấu hình như Honor 20.
Honor 9X và Huawei P Smart Z có cùng mã hiệu
Hoàn toàn có khả năng những chiếc điện thoại này đã nhận được chứng nhận GMS trước tháng 5/2019, nhưng chúng không nhất thiết phải đạt được điều đó. Để hiểu tại sao, hãy cùng tìm hiểu quy trình các thiết bị nhận được chứng nhận GMS.
Quy trình chứng nhận sản phẩm đạt GMS diễn ra thế nào?
Bất kỳ nhà sản xuất nào muốn cài đặt GMS lên Android cũng phải thu thập một giấy phép GMS và một "Thỏa thuận Phân phối Ứng dụng Di động" (MADA) cho thiết bị của họ, sau đó thiết bị này phải vượt qua nhiều bài kiểm tra tương thích. Có một "Bộ công cụ Kiểm tra Tương thích Android" (CTS) để xác nhận phần mềm, các linh kiện phần cứng, và API. Sau đó "Bộ Công cụ Kiểm tra Dịch vụ Di động Google" (GTS) và "Bộ Công cụ Kiểm tra Nhà sản xuất" (VTS) để kiểm tra khả năng đa phương tiện, lõi hệ điều hành, và khả năng HAL của thiết bị.
Mấu chốt ở đây là những bài kiểm tra này phụ thuộc vào hai thứ - phiên bản Android và phần cứng nó đang hoạt động. Hầu hết các trường hợp, các bài kiểm tra được tiến hành trên một thiết bị mẫu hoặc dành cho nhà phát triển trước khi bước vào giai đoạn sản xuất hoàn thiện. Thay đổi hệ điều hành hoặc phần cứng xử lý sẽ buộc nhà sản xuất phải tiến hành lại các bài kiểm tra. Tuy nhiên, một số thành phần phần cứng không thể kiểm tra được và có thể thay đổi mà không cần kiểm tra lại, đặc biệt là thiết kế của thiết bị.
Điều Google quan tâm là liệu phần cứng của thiết bị nói trên và phần mềm của nó có hỗ trợ các tính năng mà GMS yêu cầu hay không. Trên lý thuyết, các nhà sản xuất có thể thay đổi phần cứng chưa được kiểm tra trong quy trình GMS mà Google không biết hoặc không quan tâm. Tuy nhiên, MADA có nói rõ rằng các thiết bị dành riêng cho một nhà mạng viễn thông và khu vực cũng phải vượt qua bài kiểm tra CTS. Do đó, chứng nhận GMS gắn liền với nhà mạng và mã hiệu sản phẩm dành cho khu vực, chứ không phải tên gọi cuối cùng của sản phẩm dành cho người tiêu dùng.
Nói ngắn gọn, chứng nhận GMS không phụ thuộc vào thiết kế của một thiết bị, mà phụ thuộc vào một số thành phần phần cứng bên trong và thị trường. Chỉ cần những thứ này không thay đổi, nhà sản xuất có thể thoải mái thay đổi thiết kế bên ngoài theo cách họ muốn. Một số thay đổi phần cứng cũng có thể được thực hiện, miễn chúng không can thiệp vào kết quả các bài kiểm tra CTS và VTS, bao gồm: thay đổi thông số bộ nhớ RAM, tính năng camera, và một vài thành phần phần cứng trừu tượng khác.
Khi được hỏi bằng cách nào hãng có thể tung ra những thiết bị mới được cài sẵn Google, đại diện Huawei không đưa ra câu trả lời cụ thể, nhưng chỉ ra rằng Honor 20 và Huawei Nova 5T nhắm vào những nhóm đối tượng khác nhau, có ngoại hình khác nhau, và chạy hệ điều hành khác nhau (Magic UI và EMUI; trong đó Magic UI thực ra là một phiên bản làm lại giao diện của EMUI).
Giải pháp này cũng có vấn đề
Không có gì đảm bảo Huawei sẽ tái sử dụng các thiết kế smartphone đã được chứng nhận trước đó. Có lẽ hãng đã thực sự đạt được chứng nhận cho Nova 5T và Honor 9X trước lệnh cấm hồi tháng 5, dù rằng 5 tháng là một quãng thời gian khá dài trong ngành công nghiệp di động.
Việc tái tận dụng các mẫu máy cũ rõ ràng là có thể, và Huawei có thể tung ra những chiếc smartphone "mới" với linh kiện cũ hơn. Mang cấu hình và phần mềm của flagship xuống các mẫu máy tầm trung sau một năm là một việc làm khá phổ biến. Tuy nhiên, giải pháp này không hợp lý đối với các điện thoại flagship.
Rất ít người tiêu dùng có hứng thú với những thiết bị có cấu hình cũ được bán với giá flagship. Ít nhất là khi chúng không được trang bị những cải tiến lớn về nhiếp ảnh hoặc các tính năng khác - điều có thể xảy ra, mà cũng không thể xảy ra. Ngay cả nếu Huawei cải thiện camera và bộ nhớ RAM, các khách hàng cao cấp vẫn yêu cầu hiệu năng đỉnh cao và các tính năng mới - những thứ có thể phá vỡ tính tương thích GMS.
Hơn nữa, các phiên bản cũ hơn của MADA (mục 4.3) hiện có trên mạng tiết lộ rằng Google sẽ phê duyệt mọi bản cập nhật hệ điều hành Android. Google sẽ không phê duyệt cho Huawei nữa. May mắn thay, Android 10 đã được xác nhận cho Huawei P30, Mate 20, P20, và một vài thiết bị khác. Dường như Huawei đã có chứng nhận GMS với Android 10 cho các mẫu máy này, do đó có thể tung ra những phiên bản đã được cập nhật đầy đủ của các thiết bị này trong tương lai. Tuy nhiên, khi Android 11 ra mắt, họ sẽ không làm gì được nữa.
Dù về mặt kỹ thuật là có thể, việc tái sử dụng và tinh chỉnh các thiết bị cũ chỉ là một giải pháp ngắn hạn. Chiến lược đó sẽ giúp Huawei có thể kéo dài chu kỳ sản phẩm và công bố nhiều sản phẩm mới, nhưng lại khiến hãng không thể tung ra những thiết bị mới tiên tiến nhất - vốn là điều tạo nên danh tiếng cho Huawei. Xét cho cùng, Huawei cần một giải pháp để thoát khỏi xung đột thương mại, hoặc một thỏa thuận bên thứ ba hữu hiệu nào đó để cài đặt được GMS lên các thiết bị của mình.
Theo VN Review
Không cài được ứng dụng của Google, Huawei hoãn bán dòng Mate 30 tại châu Âu Hoãn bán ra Mate 30 tại thị trường châu Âu sẽ càng làm vị thế Huawei trên thị trường quốc tế suy yếu khi các đối thủ khác như Samsung vẫn đang vươn lên mạnh mẽ. Huawei sẽ hoãn bán ra các smartphone dòng Mate 30 tại châu Âu. Dù đây là thị trường lớn nhất của Huawei bên ngoài Trung Quốc, nhưng...