Huawei đang qua mặt Apple về khả năng đổi mới – và đây có thể là lý do
Lý do này cũng rất dễ đoán mà thôi.
Theo PhoneArena, mặc dù bị Mỹ coi là mối đe dọa an ninh quốc gia, kêu gọi các nước đồng minh tẩy chay, Huawei vẫn là nhà cung cấp thiết bị mạng lớn nhất thế giới. Ở Mỹ, Úc, Nhật Bản và New Zealand, các nhà cung cấp dịch vụ không dây không được phép sử dụng thiết bị của công ty để xây dựng mạng 5G của họ. Đó là bởi vì công ty này bị cáo buộc thu thập thông tin tình báo (nói cách khác là gián điệp) cho chính phủ Trung Quốc.
Với những quốc gia chiếm tới 40% GDP toàn cầu có các nhà mạng sử dụng thiết bị của Huawei cho thế hệ kết nối không dây tiếp theo, công ty đang chi rất nhiều tiền cho nghiên cứu & phát triển (R&D). Theo Bloomberg, Huawei đã chi 15,3 tỷ USD cho nghiên cứu vào năm ngoái (gấp đôi số tiền mà họ bỏ ra cho lĩnh vực này một năm trước đó). Trong số 10 công ty hàng đầu trên thế giới dựa trên chi tiêu R&D, chỉ có một công ty có mức tăng trưởng tiền R&D lớn hơn Huawei, đó là Amazon. Ngân sách nghiên cứu của Huawei đã tăng 149% so với năm 2014, trong khi Amazon tăng 210% trong cùng khoảng thời gian.
Trên thực tế, Huawei là công ty lớn thứ tư về R&D năm ngoái, chỉ sau Amazon (28,8 tỷ USD), Alphabet (21,4 tỷ USD) và Samsung (16,7 tỷ USD). Apple đứng thứ bảy trong danh sách sau khi chi 14,2 tỷ USD vào năm 2018. Nhìn theo một cách khác, Huawei đã chi 14% doanh thu năm ngoái vào việc nghiên cứu, đứng thứ hai sau Alphabet với 16%. Chi tiêu R&D của Samsung trong năm 2018 bằng 8% daonh thu và Apple chỉ là 5%.
Chi nhiều cho R&D sẽ dẫn tới đổi mới
Những số liệu này có thể phần nào giải thích tại sao Huawei dự kiến sẽ trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới vào năm tới. Năm ngoái, hãng đã xuất xưởng hơn 200 triệu thiết bị cầm tay, xếp thứ ba sau Samsung và Apple. Với những khoản tiền khổng lồ đổ vào nghiên cứu, công ty đã có một số đổi mới đủ khiến những thương hiệu khác sao chép. Ví dụ, Huawei P20 Pro là điện thoại đầu tiên có cụm 3 camera chính và Mate 20 Pro mang tính năng sạc không dây ngược cho phép điện thoại kiêm luôn vai trò đế sạc không dây. Đây là thứ mà Samsung đã sao chép cho dòng Galaxy S10 mới (được gọi là PowerShare) và các mẫu Apple iPhone 2019 (các phiên bản sử dụng màn hình OLED) dự kiến sẽ cung cấp tính năng tương tự. Ngoài ra, khi Huawei giới thiệu màu mới gradient trên Huawei P20, nhiều hãng đã ngay lập tức sao chép tùy chọn màu sắc này cho sản phẩm của mình.
Mới đây, hãng đã cho ra mắt chiếc flagship P30 Pro với khả năng zoom tới 50x cùng nhiều điểm nhấn khác. Tuy chiếc smartphone này gặp nhiều lùm xùm xung quanh chế độ chụp mặt trăng Moon Mode, những tiến bộ camera của P30 Pro là không thể phủ nhận và đây là kết quả của việc Huawei đầu tư rất nhiều cho mảng nghiên cứu.
Video đang HOT
Việc Huawei đang đóng một vai trò lớn trong việc tạo ra mạng 5G ở nhiều quốc gia chắc chắn sẽ khiến Mỹ “phật lòng”. 5G mang đến những tiềm năng rất lớn, ngay cả những thứ mà chúng ta còn chưa nghĩ tới, từ xe tự lái cho đến mạng Internet siêu nhanh. Nhưng dù Huawei luôn phủ nhận các cáo buộc gián điệp, nếu những gì Mỹ khẳng định là đúng, việc toàn bộ những hệ thống ấy có thể sụp đổ trong nháy mắt chỉ bằng cái gật đầu của Bắc Kinh cũng đủ khiến chúng ta rùng mình.
Theo VN Review
Người Trung Quốc chuyển từ iPhone sang thương hiệu nội thì nhiều, nhưng ngược lại thì rất ít
Tình hình kinh doanh của Apple tại thị trường tỷ dân đang gặp nhiều khó khăn. Thị hiếu khách hàng thay đổi, ngay cả đã giảm giá iPhone hai lần cũng không hiệu quả.
Dẫn đầu bởi Huawei, những chiếc điện thoại Trung Quốc đang khiến khách hàng hài lòng hơn là iPhone. Có phần cứng thuộc top đầu, nhiều tính năng mới lạ thậm chí dẫn trước cả iPhone hay Galaxy của Samsung, thị phần các công ty này ở phân khúc cao cấp từ 500 đến 800 USD đang tăng nhanh. Apple đối phó yếu ớt bằng động thái giảm giá, tuy nhiên tình hình vẫn chưa có cải thiện.
"Trong số những người tiến hành nâng cấp, có nhiều người chuyển từ Apple sang thương hiệu Trung Quốc, nhưng ngược lại thì rất ít người chuyển từ thương hiệu Trung Quốc sang Apple" - Jiang Ning, quản lý một cửa hàng Xiaomi ở phía bắc tỉnh Sơn Đông chia sẻ. Nhóm "tứ hoàng" khét tiếng gồm Huawei, Xiaomi, Oppo và Vivo đã thay đổi chiến thuật để đáp ứng thị hiếu ngày càng khắt khe.
Apple đang chịu nhiều sức ép ở thị trường Trung Quốc
Trước đây họ chủ yếu ra mắt sản phẩm giá tầm trung và giá rẻ, giành lấy khách hàng bằng yếu tố hiệu quả trên giá bán. Nhưng khi khách hàng đòi hỏi nhiều hơn, họ sẵn sàng tung ra những sản phẩm giá cao hơn, nhiều tính năng hấp dẫn, thiết kế đẹp,... Nhưng vẫn giữ giá bán ở mức thấp hơn iPhone.
Theo Phó Chủ tịch toàn cầu của Oppo, Alen Wu, do vòng đời điện thoại đang dài ra nên để thuyết phục được khách hàng lên đời, sản phẩm mới phải thật đặc biệt, thật hấp dẫn. Người dùng mong đợi nhiều về chức năng và trải nghiệm hơn trước. He Fan, CEO của Huishoubao nói rằng: "Chất lượng camera của Huawei tốt hơn Apple đáng kể, nó phù hợp với thị hiếu của người dân ở đây". Vận hành một đơn vị chuyên kinh doanh điện thoại đã qua sử dụng, anh chứng kiến làn sóng người Trung Quốc chuyển từ iPhone sang Huawei chủ yếu bởi chất lượng camera và ảnh selfie.
Báo cáo của Counterpoint Research cho thấy Apple đang mất nhiều thị phần ở phân khúc từ 500 đến 800 USD
Huawei hợp tác với nhãn hiệu quang học Đức Leica năm 2016, khiến cho người ta tin tưởng vào khả năng chụp ảnh của công ty Trung Quốc, dù trước đó iPhone và Galaxy được đánh giá cao hơn. Cho đến mẫu P20 Pro, thiết kế ba ống kính lần đầu tiên xuất hiện trên smartphone và cung cấp khả năng zoom đáng kinh ngạc. Thu hoạch của hãng là ngoài sức tưởng tượng. Tại phân khúc cao cấp từ 500 đến 800 USD, Huawei tăng từ 8,8% lên 26,6%. Cùng kỳ, Apple bị giảm mạnh từ 81,2% xuống 54,6%.
Bên cạnh sự xuống dốc của Apple, Counterpoint Research còn cho thấy các hãng Trung Quốc cũng tăng trưởng ở cùng phân khúc mà Apple từ thống trị. Xiaomi tăng từ 0,8% lên 1,1%, OnePlus từ 0,1% lên 1,3%. Đáng chú ý nhất là Oppo và Vivo, cả hai chỉ có 0% và 0,2% lần lượt năm 2017. Bước sang 2018, thống kê cho thấy hai nhãn hiệu thuộc nhà BBK tăng lên lần lượt 4,2% và 4,9%. Và phải đến tháng Chín năm nay Apple mới kịp vén màn thế hệ iPhone mới, lúc đó e rằng đã quá muộn để họ giành lại thị trường.
Chiến lược nâng giá bán của Apple đã thất bại thảm hại t ại Trung Quốc
Neil Shah, làm việc tại Counterpoint kết luận: "Hầu hết người dân Trung Quốc không dám xuống tay với một chiếc điện thoại giá hơn ngàn đô". Theo anh, khoảng trống ở phân khúc dưới 800 USD bị bỏ trống, vì Apple đẩy giá điện thoại lên quá cao. Nhóm "tứ hoàng" nhanh chóng nhìn thấy tiềm năng của phân khúc này và lấp đầy vào đó các mẫu cao cấp. Các đơn hàng điện thoại có giá trên 600 USD ở Trung Quốc đã tăng 10% trong năm 2018, dữ liệu từ Canalys. Ngược lại, toàn bộ thị trường bị thu hẹp 14%, đánh dấu năm thứ hai suy thoái.
Các nhà bán lẻ đã phải giảm giá iPhone lần thứ hai, nhưng kết quả chưa như mong đợi. Một chiếc iPhone 8 64GB bán tại Suning.com hiện đang có giá 580 USD, giảm 25% so với giá bán hồi tháng Mười Hai năm ngoái. Rất nhiều mẫu iPhone khác tại Trung Quốc cũng giảm giá để thu hút khách hàng. Tình hình yếu kém tại đây khiến doanh thu quý 4 năm 2018 của Apple bị giảm khoảng 25%. Hiện tại, thị trường tỷ dân chiếm đến 15,6% trong tổng doanh thu. Trong khi đó, nhờ smartphone bán chạy, Huawei ước tính doanh thu tăng trưởng 21% năm 2018.
Dòng Mate 20 của Huawei đạt thành công lớn với doanh số đã vượt 10 triệu đơn vị
Tại nước ngoài, Huawei cũng đang làm ăn rất tốt. Thị phần tại châu Âu đã tăng trưởng 55% lên mức 23,6%, theo Canalys. Phía Apple và Samsung thì đều bị suy giảm nhẹ. Nói không ngoa, công ty Trung Quốc đang thực sự gây sức ép lên Tim Cook và ban lãnh đạo, chiến lược nâng giá bán của họ đã thực sự thất bại.
Trong khi Huawei đã "hiện nguyên hình" là mối đe dọa hàng đầu, Oppo và Vivo vẫn đang lẩn khuất phía sau. Trong năm 2018, họ tung ra lần lượt hai flagship NEX có giá 610 USD và Find X 755 USD. Đây là lần đầu tiên hai hãng này bán điện thoại có mức giá cao như vậy. Chúng cung cấp những tính năng khiến người khác phải bất ngờ khi nó không xuất phát từ những chiếc iPhone, Galaxy hàng đầu. Đó là cảm biến vân tay dưới màn hình, thiết kế không khoét rãnh, với tỉ lệ chiếm dụng màn hình cực cao ở mặt trước. Digitimes từng chia sẻ rằng doanh số Oppo Find X vượt qua mốc 1 triệu đơn vị.
Oppo và Vivo cũng trở thành hai mối đe dọa tiềm tàng với Apple sau Huawei
Xiaomi cũng không đứng ngoài cuộc đua. Hãng đã tách Redmi ra thành thương hiệu con nhằm đối đầu với Honor của Huawei. Redmi chủ yếu bán ở thị trường quốc tế thông qua thương mại điện tử, với các sản phẩm có giá thật rẻ. Trong khi dòng Mi được nhắm đến cạnh tranh với P series, tập trung bán qua các cửa hàng vật lý. Vừa rồi hãng công bố flagship mới nhất Mi 9 có giá khởi điểm từ 450 USD. CEO công ty đã xác nhận rằng đó là lần cuối cùng họ bán điện thoại đầu bảng với giá thấp vậy, gợi ý các mẫu sau này sẽ có giá cao hơn. Ông cho biết, bán flagship giá rẻ giúp xây dựng chỗ đứng cho công ty, nhưng nó bây giờ đã thành trở ngại cho sự phát triển.
Trong khi các hãng Trung Quốc liên tục tấn công phân khúc cao cấp với những mẫu được đánh giá cao, Apple lại vén màn loạt sản phẩm mới toàn các dịch vụ. Chúng chắc chắn không thể cải thiện doanh số của iPhone trước làn sóng kia. Liệu Tim Cook và cộng sự sẽ làm gì trong sáu tháng tới trước khi sự kiện tháng Chín diễn ra?
Theo VnReview
Ít người dùng nhưng Microsoft vừa phải phát hành bản vá cho Internet Explorer vì lỗi quá nguy hiểm Lỗ hổng mới phát hiện trên Internet Explorer cho phép kẻ tấn công có thể nắm quyền kiểm soát máy tính bị ảnh hưởng, và nó xuất hiện trên gần như mọi phiên bản IE, kể cả trên Windows 10. Dù Internet Explorer chỉ chiếm thị phần nhỏ cũng như không còn được người dùng sử dụng thường xuyên như trước, nhưng hôm...