Huawei chuyển tình thế trước đòn thù Mỹ
Bất chấp Mỹ cáo buộc là gián điệp Trung Quốc, Huawei dùng cam kết lạ để khẳng định niềm tin.
Tạp chí Đức Wirtschaftswoche mới đây tiết lộ, Tập đoàn công nghệ khổng lồ Trung Quốc Huawei đã đề nghị Chính phủ Đức ký một thỏa thuận “không gián điệp” máy tính để giải quyết các mối lo ngại về an ninh.
CEO của Huawei Nhậm Chính Phi. Ảnh: Reuters
Tờ báo Đức dẫn lời CEO của Huawei Nhậm Chính Phi khẳng định ý tưởng trên.
“Tháng trước, chúng tôi đã có cuộc thảo luận với Bộ Nội vụ Đức và nói rằng chúng tôi đã sẵn sàng ký một thỏa thuận không gián điệp với chính phủ Đức; đồng thời cam kết rằng Huawei sẽ không cài đặt bất kỳ phần mềm cửa hậu nào trong hệ thống mạng” – ông Nhậm tuyên bố rõ.
CEO của Huawei cũng kêu gọi Chính phủ Trung Quốc ký một thỏa thuận không gián điệp tương tự và tuân thủ luật bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) của Liên minh châu Âu.
Lời tuyên bố của ông Nhậm xoay chuyển tình thế của Huawei, từ bị động trước cáo buộc của Mỹ đã thành chủ động đưa ra cam kết, thuyết phục cả cấp chính trị lên tiếng về những cáo buộc thiếu thiện chí.
Việc Trung Quốc và Huawei cùng cam kết không hề có “cửa hậu” trong các thiết bị công nghệ hay hệ thống mạng còn cho thấy nỗ lực chứng minh mình trước châu Âu trong bối cảnh EU cũng tìm các cách khác nhau để chứng minh với Mỹ rằng Huawei không phải là mối lo đáng sợ.
Đức hồi tháng trước đã đặt ra các tiêu chí khó khăn hơn cho các nhà cung cấp thiết bị mạng, trong đó có Huawei nếu hãng công nghệ Trung Quốc muốn tham gia thầu xây dựng hạ tầng mạng 5G ở nước này.
CEO Huawei Nhậm Chính Phi còn cảnh báo rằng, thế hệ mạng di động tiếp theo sẽ giống như “một quả bom hạt nhân” đối với Mỹ và một cuộc “ Chiến tranh Lạnh” mới sẽ nổ ra vì vấn đề này.
“Thật không may, Mỹ coi công nghệ 5G là vũ khí chiến lược. Đối với họ, đây là một loại bom hạt nhân” – ông Nhậm Chính Phi nhận xét.
Video đang HOT
Theo vị CEO của Huawei: “Nếu phương Tây không muốn có Chiến tranh Lạnh mới, họ phải mở cửa và chấp nhận sự trỗi dậy của các quốc gia khác.
Tổng thống Mỹ Donald Trump không phủ nhận việc ông coi 5G là một thứ vũ khí.
Ông Trump hồi tuần trước tuyên bố, cuộc đua 5G là một cuộc đua chiến lược và Mỹ sẽ không để cho bất kỳ quốc gia nào khác cạnh tranh với Mỹ trong ngành công nghiệp mạnh mẽ này ở tương lai.
Ngoài việc cấm các cơ quan Chính phủ sử dụng thiết bị công nghệ Huawei, ông Trump cũng cấm hoàn toàn sản phẩm công nghệ Trung Quốc này ở Mỹ.
Bên cạnh đó, ông cũng hối thúc các đồng minh châu Âu né tránh công nghệ Trung Quốc bằng cách cấm hẳn thiết bị này.
Châu Âu đã phân rã trong việc ra quyết định chung về Huawei. Đức, Pháp và Anh, đã thắt chặt các tiêu chuẩn quy định của họ. Trong khi Ý, Croatia và Hungary đã có thái độ, chuyển hẳn sang chào đón Huawei.
Ông Nhậm Chính Phi trước đó cũng có cách đáp trả thông minh với cách làm kêu gọi đồng minh tẩy chay Huawei của ông Trump.
Nhà sáng lập Huawei cho rằng cáo buộc an ninh mà Mỹ nhằm vào Huawei đã giúp Huawei thu hút được sự chú ý mà không tốn tiền quảng cáo.
“Một nước mạnh đến vậy mà lại phải dè chừng một công ty nhỏ như chúng tôi, nên nhiều nước cho rằng sản phẩm của chúng tôi tốt đến nỗi Chính phủ Mỹ phải e ngại… Nhiều nước giàu đang mua sản phẩm của chúng tôi với số lượng lớn vì Chính phủ Mỹ đang quảng cáo cho chúng tôi” – vị CEO của Huawei nói.
Hồi tháng 1, khi Huawei và ZTE bị Mỹ “cấm cửa” và Tổng thống Mỹ nói rằng, đây có thể là một phần trong thỏa thuận thương mại Mỹ- Trung.
Song ông Nhậm Chính Phi lại nói rằng, Huawei không thể gây ảnh hưởng lên cuộc đàm phán này.
“Nếu Mỹ cho rằng có thể dùng chúng tôi như một con thí tốt, thì tôi muốn nói họ đã chọn nhầm người… Chúng tôi không thể giúp giải quyết tranh chấp thương mại Trung- Mỹ, vì chúng tôi hầu như không bán được gì cho Mỹ và không có ảnh hưởng gì đến quan hệ Trung- Mỹ” – ông Nhậm Chính Phi tuyên bố.
Hải Lâm
Theo Datviet
Nhờ đâu tỷ lệ tự tử kỷ lục tại Nhật giảm rõ rệt?
Tổng số vụ tự sát trên toàn nước Nhật đã giảm từ đỉnh điểm 34.427 năm 2003 xuống còn 20.598, trong khi tỷ lệ giảm từ 27/100.000 xuống còn 16,3.
Taeko Watanabe thức dậy giữa một đêm tháng 3 lạnh lẽo và tìm thấy một con dao đẫm máu trên giường con trai bà mà tuyệt nhiên không thấy anh ở đâu trong nhà. Sau đó cảnh sát phát hiện một lá thư tuyệt mệnh trong phòng ngủ của con trai bà Taeko Watanabe, trước khi thi thể anh này được tìm thấy dưới con kênh cạnh một ngôi đền.
Bà Taeko Watanabe ngồi cạnh bàn thờ con trai mình.
Bà Watanabe nhớ lại khoảnh khắc gục ngã hơn 10 năm trước, khi ngước mắt lên nhìn bàn thờ có bức ảnh con trai Yuki của mình. Yuki, qua đời khi mới 29 tuổi, là một trong số nhiều thanh niên đã tự sát vào năm đó tại quận Akita, cách Tokyo 450km về phía Bắc. Trong gần 2 thập kỷ, đây là địa phương có tỷ lệ tự sát cao nhất ở Nhật Bản.
"Nhưng mọi thứ giờ đã thay đổi", bà Watanabe nói. Nếu bây giờ con trai bà phải đối mặt với tình huống tương tự, thì có thể anh sẽ không chết, bởi "có những người đã có thể ngăn chặn nó".
Vấn đề không của riêng ai
Bà Watanabe, người cũng đã dự định tự tử sau cái chết của con trai mình, hiện đang lãnh đạo một nhóm sống sót qua tự tử - là một phần trong các nỗ lực quốc gia đã giúp tình trạng tự sát tại nước Nhật Bản giảm gần 40% trong 15 năm qua - vượt quá mục tiêu của chính phủ. Riêng Akita đang ở mức thấp nhất trong 40 năm.
Những nỗ lực này đã diễn ra trên toàn quốc kể từ năm 2007 với một kế hoạch hòng ngăn chặn hành vi tự tử toàn diện. Theo đó, các học giả và cơ quan chính phủ xác định các nhóm có nguy cơ cao, trong khi các khu vực chủ động phát triển các kế hoạch phù hợp với tập quán của từng địa phương.
Các tập đoàn, thường đối mặt với các vụ kiện từ gia đình của những người tự sát vì làm việc quá sức, đã cho nhân viên nghỉ phép nhiều hơn, bên cạnh việc cung cấp hỗ trợ tâm lý và tuân thủ luật tăng ca do chính phủ đề ra. Chính phủ Nhật cũng được cho là đã tiến hành kiểm tra căng thẳng hàng năm tại các công ty có quy mô hơn 50 nhân viên.
Riêng tại Nhật Bản, trò chuyện với ai đó được xem là chìa khóa trong việc giảm nguy cơ tự tử. Tuy nhiên khi số vụ tự tử lên đến đỉnh điểm - 34.427 trường hợp vào năm 2003 - nó đã báo động các nhà hoạch định chính sách và thu hút cả sự chú ý của nước ngoài, khiến đây trở thành chất xúc tác cho sự thay đổi đáng kể ở Xứ Mặt trời mọc.
"Trong một thời gian dài, người ta nghĩ rằng tự tử là vấn đề cá nhân, vì vậy chính phủ đã không thực sự giải quyết nó, không chỉ riêng với Akita mà là trên cả nước", ông Hiroki Koseki, một công chức Akita phụ trách phòng chống tự tử, cho biết. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành động tiêu cực này, nhưng theo các chuyên gia thì chủ yếu là do vấn đề việc làm - bao gồm cả việc thiếu và quá tải; mùa đông dài; một lượng lớn người già neo đơn hoặc bị cô lập; các khoản nợ tích lũy...
Năm 1999, thống đốc của Akita đã trở thành người đầu tiên ở Nhật Bản lập ngân sách cho việc ngăn chặn tự tử. Giữa các phương tiện truyền thông tích cực, các nhóm phòng chống tự tử tự động mọc lên nơi các cộng đồng dân cư. Akita, với dân số chỉ 981.000, hiện đang sở hữu một trong những mạng lưới trợ giúp công dân lớn nhất Nhật Bản.
Akita bắt đầu sàng lọc trầm cảm, nhân viên y tế công cộng luôn chủ động tiếp cận kiểm tra những người có nguy cơ cao. Ngoài ra, còn có sự tham gia nhiệt tình của các tình nguyện viên của những người đã từng chiến đấu với bệnh trầm cảm trong nhiều năm.
Về cơ bản, tất cả mọi người đều được xem là một phần của công cuộc phòng chống tự tử tại nước này. Chẳng hạn, Hiệp hội thợ cắt tóc quốc gia Nhật Bản đã kêu gọi toàn bộ thành viên của mình tham gia các lớp tư vấn tâm lý chống trầm cảm. 3.000 người ở Akita đã tham gia các lớp này từ năm 2017 và mục tiêu sắp tới sẽ là 10.000 người đã qua tư vấn vào năm 2022.
Akita cũng có những người tình nguyện lắng nghe, và theo Reuters, khoảng 70-80% những người từng nói rằng họ muốn chết, nhưng đã ngừng những suy nghĩ tiêu cực trong khi nói chuyện để hẹn gặp lại những người nghe vào lần trò chuyện tới.
Theo dữ liệu sơ bộ, dù tỷ lệ tự tử vẫn còn cao thứ 6 trên toàn quốc, nhưng những tiến bộ tại Akita là đáng kể khi giảm từ mức cao 44,6/100.000 trong năm 2003 xuống còn một nửa trong năm qua. Các vụ tự tử tính trên toàn nước Nhật đã giảm từ mức đỉnh năm 2003 xuống còn 20.598, trong khi tỷ lệ giảm từ 27/100.000 xuống còn 16,3, trong khi chính phủ đặt mục tiêu chỉ còn 13/100.000 vào năm 2027. Mỹ - quốc gia cũng nổi tiếng với tỉ lệ tự sát cao, với dân số gấp đôi Nhật Bản, tỷ lệ này là 14/100.000 vào năm 2017.
Lớp trẻ khó tiếp cận
Tuy nhiên, giảm tỷ lệ tự sát vẫn là một bài toán khó nơi giới trẻ Nhật Bản, khi hơn 500 thanh thiếu niên dưới 19 tuổi tại nước này đã tự sát vào năm 2018 - mức cao nhất 30 năm. Lý do được nhận định bởi đây là đối tượng lứa tuổi thường bỏ qua các hoạt động cộng đồng và chỉ tập trung vào các công việc ở trường lớp, khiến việc tâm sự, trò chuyện bị hạn chế tối đa.
Bộ Giáo dục Nhật Bản đã bắt đầu vào cuộc, với việc cho ra mắt những cuốn sách, truyện nhắm vào chính trẻ em tiểu học, hòng thúc đẩy việc đánh giá cảm giác của chúng và dạy các em về biện pháp giảm căng thẳng hay cách tìm kiếm sự giúp đỡ - một nỗ lực được kỳ vọng có thể giúp giảm tỷ lệ tự tử trong tương lai.
Theo Kinhtedothi
Phát hiện cơ sở chống vệ tinh mật ở Trung Quốc Các hình ảnh vệ tinh mới công bố đã hé lộ sự tồn tại của một cơ sở laser chống vệ tinh ở Tân Cương, miền tây Trung Quốc. Theo Sputnik, người cung cấp các hình ảnh trên là Vinayak Bhat, Đại tá quân đội Ấn Độ đã về hưu và hiện là một chuyên gia phân tích ảnh vệ tinh về Trung...