Huawei chỉ được tham gia phần “không trọng yếu”, dư luận Anh vẫn lo ngại
Chính phủ Anh vừa đồng ý để tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc cung cấp thiết bị viễn thông cho mạng 5G ở nước này, dù trước đó các bô trưởng trong Nội các Anh cảnh báo các nguy cơ an ninh từ các thiết bị của tập đoàn này.
Tờ Daily Telegraph của Anh vừa cho biết, Huawei sẽ chỉ thiết kế các phần “không trọng yếu” cho mạng viễn thông 5G ở Anh. Thủ tướng Anh Theresa May đã chấp thuận để Huawei tham gia xây mạng lưới 5G ở nước này dù các Bô trưởng Nôi vụ, Quốc phòng và Ngoại giao Anh đều bày tỏ quan ngại về rủi ro an ninh.
Mỹ cũng muốn các nước đồng minh trong nhóm Five Eyes (nhóm các nước chia sẻ thông tin tình báo gồm Anh, Mỹ, Canada, Australia và New Zealand) loại Huawei ra khỏi cuôc chơi 5G. Australia từng tuyên bố nước này sẽ đứng về phía Mỹ, đồng thời nêu bật “những quan ngại nghiêm trọng về nghĩa vụ của Huawei đối với Chính phủ Trung Quốc, cũng như sự nguy hiểm của tập đoàn này đối với toàn bộ mạng lưới viễn thông của Mỹ và những nơi khác”.
Huawei được tham gia phần “không trọng yếu”, dư luận Anh vẫn lo ngại. (Nguồn: Bloomberg)
Huawei, từng cung cấp dịch vụ cho mạng lưới di động của Anh, luôn phủ nhận viêc họ chịu sự kiểm soát của Chính phủ Trung Quốc cũng như nguy cơ gián điệp và phá hoại chính trị liên quan đến các sản phẩm của họ.
Video đang HOT
Huawei cho hay họ hiện đang đợi thông báo chính thức từ Chính phủ Anh về kế hoạch mạng 5G, đồng thời bày tỏ sự “hài lòng về viêc Anh tiếp tục cách tiếp cận dựa trên bằng chứng xác thực đối với các hoạt động của hãng. Tập đoàn này nêu rõ: “Chúng tôi sẽ hợp tác với Chính phủ Anh cũng như nền công nghiệp viễn thông của nước này”.
Tuy nhiên, Quốc vụ khanh phụ trách công nghê kỹ thuât số của Chính phủ Anh, bà Margot James ngày 24/4 nói rằng, các thông tin từ tờ Daily Telegraph là chưa chính xác. Theo bà James, Chính phủ Anh chưa đưa ra quyết định cuối cùng về kế hoạch mạng 5G và viêc phê phán môt nhà cung cấp dịch vụ cũng sẽ không giúp giải quyết vấn đề gì. Mạng 5G là thế hệ tiếp theo (thế hệ thứ năm) của hệ thống kết nối di động Internet, được cho là có tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn, độ phủ sóng rộng hơn và chất lượng kết nối ổn định hơn rất nhiều.
Theo Daily Telegraph, Huawei sẽ tham gia vào viêc hỗ trợ thiết lập các phần ăng-ten hoặc phần cơ sở hạ tầng không trọng yếu của mạng lưới 5G.
Một phát ngôn viên của Bộ Kỹ thuật số, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao Anh cho hay, kết quả rà soát mà bô thực hiên đối với vấn đề này sẽ sớm được công bố. Tuy nhiên, giới truyền thông Anh cho rằng, dù Huawei chỉ được tham gia vào các phần không trọng yếu của mạng lưới 5G, nhưng đây vẫn là bước đi dễ phát sinh phiền phức, bởi 5G sẽ đóng vai trò quan trọng trong đời sống người dân Anh trong tương lai.
Theo Thegioi&VietNam
Brexit không thỏa thuận: Kẻ khóc người cười ở châu Phi
Ma Rốc, Ghana và Tunisia là những quốc gia châu Phi có thể chịu thiệt hại nặng nề nhất nếu Anh rời Liên minh châu Âu (EU) không thỏa thuận, theo hãng tin Bloomberg.
Theo Diễn đàn Thương mại và phát triển Liên Hiệp quốc (UNCTAD), tổng thiệt hại xuất khẩu của 20 nước châu Phi có thể lên tới 420 triệu USD nếu quốc hội Anh không thông qua thỏa thuận nào trước khi đất nước này "chia tay" EU.
Nghiên cứu của UNCTAD còn cho thấy có 11 quốc gia trên lục địa đen sẽ đồng thời ghi nhận tăng trưởng xuất khẩu tới 3,66 tỉ USD. Dẫn đầu danh sách là các nước Nam Phi, Mauritius và Botswana.
"Những quốc gia có nền kinh tế nhỏ đang giao thương với Anh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu Anh rời EU không thỏa thuận" - hãng tin Bloomberg dẫn lời tuyên bố của UNCTAD.
Bên cạnh đó, việc Anh dự định hạ thấp thuế quan dành cho các nước "yêu thích" có thể làm tăng khả năng cạnh tranh của một số đối tác thương mại của nước này. Nhiều thương vụ xuất khẩu của các nước đang phát triển được hưởng quyền lợi đặc biệt trong thị trường Anh nhờ các thỏa thuận song phương và hệ thống ưu đãi đơn phương của EU.
"Những quốc gia muốn giữ khả năng tiếp cận thị trường này phải nhanh chóng đàm phán với Anh" - UNCTAD gợi ý trong nghiên cứu của mình.
Hình ảnh học sinh cầm cờ Anh để chào đón Thủ tướng Anh Theresa May trong chuyến thăm của bà tại một trường trung học ở châu Phi. Ảnh: AFP
Sau Hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp ngày 10-4 tại Brussels (Bỉ), các nhà lãnh đạo EU đã đồng ý gia hạn thời điểm Brexit tới cuối tháng 10-2019. Hãng tin BBC còn cho biết điều này đồng nghĩa là Anh phải tham gia cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào cuối tháng 5 tới. Nhưng Anh phải rời EU vào ngày 1-6 nếu họ không tham gia bầu cử.
Chính phủ Anh cũng vừa cắt giảm 6.000 công chức làm việc trong công tác chuẩn bị cho Brexit không thỏa thuận, sau khi chi khoảng 1,5 tỉ bảng Anh. Hiện tại, có khoảng 4.500 tân binh vẫn đang chờ lệnh do Brexit tiếp tục được trì hoãn đến ngày Halloween, theo tờ The Guardian.
Tổng cộng Anh đã huy động hơn 16.000 công chức để phục vụ cho quá trình "li dị" EU.
Nghị sĩ Hilary Benn thuộc Đảng đối lập Anh cho rằng đây là một cái giá quá đắt phải trả khi Thủ tướng Anh Theresa May kiên quyết giữ một hiệp ước không được chấp thuận trên bàn đàm phán.
Theo PLO
Thủ tướng May tuyên bố Anh vẫn có thể rời EU trước ngày 22/5 Thủ tướng May nêu rõ việc gia hạn cho phép hoàn thành tiến trình Brexit và nếu có thể làm được điều đó trước ngày 22/5, Anh sẽ không phải tham gia cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu. Thủ tướng Anh Theresa May. (Nguồn: bbc.com) Theo AFP và Reuters, ngày 11/4, Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố nước này vẫn có...