Huawei: ‘Cáo buộc của Mỹ thiếu logic và mang tính kỳ thị’
Quan chức Mỹ cho rằng Huawei có thể đã truy cập trái phép vào hạ tầng của các nhà mạng mà họ cung cấp linh kiện phần cứng. Tuy nhiên, hãng khẳng định việc này là vô căn cứ.
Ngày 12/2, tờ Wall Street Journal dẫn nguồn tin từ quan chức Mỹ cho biết, Huawei có thể đã truy cập trái phép vào hạ tầng của các nhà mạng mà họ cung cấp linh kiện phần cứng thông qua cửa hậu trong thiết bị.
Về phía mình, Huawei tỏ ra rất phẫn nộ và cho rằng cáo buộc trên là phi logic và mang tính kỳ thị. Đồng thời, gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc cũng chỉ trích gay gắt tờ Wall Street Journal vì đã làm giảm uy tín của Huawei.
Huawei cho rằng cáo buộc thiết bị mạnh của hãng có cửa hậu là thiếu căn cứ và mang tính kỳ thị.
Video đang HOT
“Cáo buộc của Mỹ về việc Huawei đánh cắp trái phép thông tin từ các nhà mạng là phi logic. Chúng tôi chưa bao giờ và sẽ không bao giờ truy cập vào các hạ tầng viễn thông, chưa kể chúng tôi cũng không có khả năng làm điều đó”, Huawei cho biết trong một tuyên bố.
Huawei cũng nhấn mạnh rằng hãng chỉ là nhà cung cấp thiết bị và không thể tự ý truy cập vào cơ sở hạ tầng của các nhà mạng. “Chúng tôi không có khả năng vượt qua sự kiểm soát của các nhà mạng để truy cập và lấy dữ liệu của họ mà không bị phát hiện bởi các hệ thống bảo mật”, hãng cho biết.
Trước đó, tờ Wall Street Journal đưa tin rằng phía Mỹ phát hiện cửa hậu trên thiết bị 4G Huawei bán cho các nhà mạng từ năm 2009. “Chúng tôi nắm được bằng chứng Huawei có khả năng bí mật truy cập thông tin nhạy cảm trong các hệ thống mà hãng vận hành và bán trên toàn thế giới”, Robert O’Brien, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ nói.
Từ tháng 5/2019, Huawei đã bị Mỹ đưa vào danh sách đen với cáo buộc đánh cắp bí mật thương mại, vi phạm lệnh trừng phạt Iran và hoạt động gián điệp. Ngoài ra, ông Donald Trump cũng ký lệnh cấm công ty này tham gia vào quá trình triển khai hạ tầng mạng 5G tại Mỹ .
Chưa dừng lại, Mỹ cũng kêu gọi các quốc gia đồng minh không sử dụng cơ sở hạ tầng viễn thông 5G của Huawei cung cấp với lý do lo ngại an ninh quốc gia. Trong khi đó, Huawei liên tục phủ nhận mọi cáo buộc từ phía Mỹ và cho rằng đó là những cáo buộc không có căn cứ.
Theo Zing
Chứng minh trong sạch, Huawei sẵn sàng ký thỏa thuận 'không có cửa sau' với Ấn Độ
Ngày 14/10, tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc khẳng định sẵn sàng ký kết một thỏa thuận 'không có cửa sau' (no backdoor) với Ấn Độ nhằm giải tỏa các mối quan ngại về an ninh, trong bối cảnh quốc gia Nam Á đang lên kế hoạch cho việc triển khai mạng 5G.
Huawei tuyên bố sẵn sàng ký thỏa thuận 'không có cửa sau' với Ấn Độ để có thể triển khai dịch vụ 5G tại quốc gia này.
Theo Bộ trưởng Viễn thông Ấn Độ Ravi Shankar Prasad, quốc gia vốn là thị trường không dây lớn thứ hai thế giới xét về số lượng người dùng này sẽ tổ chức đấu thầu triển khai dịch vụ 5G trước tháng 3/2020.
Hiện Ấn Độ vẫn chưa bắt đầu tiến hành các thử nghiệm về mạng 5G cũng như chưa đưa ra quyết định về việc cho phép hay cấm Huawei tham gia thử nghiệm, giữa lúc Mỹ đang nỗ lực nhằm ngăn chặn tập đoàn Huawei với cáo buộc các thiết bị có chứa "cửa sau" giúp Bắc Kinh theo dõi các nước khác.
Phát biểu bên lề triển lãm di động Ấn Độ có tên India Mobile Congress, Giám đốc Huawei tại Ấn Độ Jay Chen cho hay, tập đoàn sở hữu 28% thị phần thiết bị viễn thông toàn cầu này đang làm việc chặt chẽ với Ấn Độ để làm rõ lập trường về các giải pháp 5G, an ninh mạng và luật tình báo Trung Quốc.
Ông nói: "Ngay từ lúc đầu, tôi tin tưởng rằng ngành công nghiệp Ấn Độ, thị trường Ấn Độ sẽ chào đón Huawei, bởi tôi đã đóng góp rất nhiều với giá trị đặc biệt của mình. Tôi sẵn sàng ký kết một thỏa thuận không có cửa sau".
Liên quan đến Huawei, theo nhật báo Handelsblatt của Đức, Berlin đã sẵn sàng công bố một danh mục các quy định liên quan tới việc triển khai mạng 5G dựa trên một loạt các quy chuẩn kỹ thuật và thực tế, không cấm tập đoàn công nghệ này như Mỹ đã từng yêu cầu.
Theo nhật báo này, giới chức Đức yêu cầu các nhà mạng như Deutsche Telekom, Vodafone và Telefonica Deutschland, xác định và tăng cường các tiêu chuẩn an ninh đối với các hệ thống mạng trọng yếu.
Các nhà cung cấp dịch vụ mạng sẽ cần phải được cơ quan chức năng về an ninh mạng của Đức - Cơ quan Liên bang về an ninh thông tin (BSI), chứng thực về độ tin cậy. Khách hàng sử dụng mạng có thể dùng tới luật pháp để loại bỏ các nhà mạng và yêu cầu bồi thường nếu như họ chứng minh rằng một thiết bị được sử dụng để theo dõi hay đánh cắp thông tin của họ.
Theo báo quốc tế
Sếp Huawei tự tin nói Harmony OS có thể cạnh tranh với iOS trong 2 năm tới CEO Huawei, ông Nhậm Chính Phi mới đây đã trả lời trong một bài phỏng vấn của tạp chí Fortune rằng Harmony OS có thể cạnh tranh với iOS trong vòng 2-3 năm nữa. Huawei vừa chính thức giới thiệu hệ điều hành Harmony OS cách đây không lâu, nhưng rõ ràng tham vọng của hãng với hệ điều hành này là không...