Huawei bơm 22 tỉ USD/năm phát triển công nghệ mới ‘hoá giải’ trừng phạt Mỹ
Ít công ty nào dành nhiều doanh thu cho nghiên cứu hơn Huawei, công ty coi phát triển công nghệ mới là chiến lược quan trọng để ngăn chặn các lệnh trừng phạt thương mại và đầu tư của Mỹ.
Huawei chi mạnh cho nghiên cứu và phát triển hơn bất kỳ công ty nào trên thế giới ngoài Mỹ.
Người khổng lồ công nghệ lớn nhất Trung Quốc đã gần như tăng gấp đôi ngân sách R&D (nghiên cứu và phát triển) của mình trong nửa thập kỷ qua lên 22,1 tỷ USD vào năm 2021 – nhiều hơn bất kỳ công ty nào trên thế giới ngoài Mỹ.
Con số đó tương đương 22,4% doanh thu của Huawei trong năm đó: gần gấp đôi tỷ lệ của Amazon và Alphabet, công ty mẹ của Google, và hơn gấp ba lần Apple. Chỉ có Meta Platforms, sở hữu Facebook, đạt tỉ lệ chi cho R&D gần tương đương, với 20,9% doanh thu – theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp.
Sự gia tăng đó nhấn mạnh nỗ lực của Huawei trong việc phát triển chip, thiết bị mạng và thậm chí cả điện thoại thông minh không sử dụng công nghệ Mỹ, vốn bị cấm kể từ năm 2019 sau khi Washington cáo buộc Huawei gây nguy hiểm đến an ninh quốc gia. Các biện pháp trừng phạt sâu rộng đã xóa sổ gần 1/3 doanh thu của Huawei vào năm 2021, làm tăng tỷ lệ mà công ty Trung Quốc chi cho nghiên cứu mặc dù con số này vẫn tăng về mặt tuyệt đối so với năm trước.
Bà Mạnh Vãn Chu, con gái cả của nhà sáng lập Huawei, Nhậm Chính Phi, hồi tháng 3 cho biết trong cuộc họp đầu tiên kể từ khi bà bị quản thúc tại gia ở Canada: “Giá trị thực sự của Huawei nằm ở khả năng R&D mà chúng tôi đã tích lũy được nhờ đầu tư lâu dài và liên tục vào nghiên cứu. Theo luật cơ bản của công ty, chúng tôi sẽ dành 10% doanh thu hàng năm cho R&D.”
Theo dữ liệu của Bloomberg, Huawei – công ty chưa giao dịch công khai – là một trong chỉ 6 doanh nghiệp trên thế giới đã chi trên 20 tỷ USD cho R&D vào năm ngoái. Con số này sánh ngang với Microsoft và ít hơn Apple khoảng 1 tỷ USD, kém Meta 2,5 tỷ USD. Cách tiếp cận đó cho đến nay đã mang lại nhiều thành quả: người khổng lồ mạng Trung Quốc đã nhận được 2.770 bằng sáng chế của Mỹ vào năm ngoái, xếp thứ 5 về bằng sáng chế.
Video đang HOT
Hai tập đoàn Mỹ Amazon và Alphabet đứng đầu với tổng chi phí cho R&D lần lượt là 56 tỷ USD và 31,6 tỷ USD. Mức chi trung bình của 15 công ty trong Chỉ số SuperTech là 2,9 tỷ USD.
Biểu đồ mức tăng ngân sách cho R&D năm 2021 so với mức năm 2016 của các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới. Nguồn: Bloomberg
Mặc dù biện pháp trừng phạt được áp dụng dưới thời Tổng thống Donald Trump đã làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh và cấm thiết bị 5G của Huawei ở các khu vực châu Âu và châu Á, công ty đã tìm cách huy động vốn bằng cách bán bớt tài sản và dựa vào uy tín dẫn đầu ngành công nghiệp của mình. Vào năm 2021, Huawei đã bán đơn vị điện thoại Honor cho một tập đoàn do nhà nước đứng đầu và nhượng lại mảng kinh doanh máy chủ x86 cho một tập đoàn khác của Trung Quốc.
Nhưng khả năng chi tiêu của Huawei cũng có giới hạn. Ngân sách nghiên cứu năm 2021 của Huawei tăng gấp đôi so với 5 năm trước, nhưng mức tăng hàng năm đã chậm lại.
Trong khi đó, Meta (đổi tên từ Facebook Inc) đã tăng gấp 4 lần chi tiêu của chính mình, với trọng tâm mới là phát triển công nghệ vũ trụ ảo (metaverse). Amazon tăng hơn gấp 3 lần ngân sách R&D.
Điện thoại Huawei P50 Pocket với màn hình gập kiểu vỏ sò.
Huawei cho biết họ có 195.000 nhân viên vào năm 2021, trong đó 107.000 nhân viên làm việc trong lĩnh vực R&D, chiếm 55%. Để so sánh, khoảng 60.000, tương đương 1/3 nhân viên của Microsoft là nhân viên R&D, theo báo cáo hàng năm của hãng.
Guo Ping, cựu Chủ tịch luân phiên và hiện là chủ tịch Ban giám sát của Huawei, nói với các phóng viên trong cuộc họp báo gần đây: “Những vấn đề mà Huawei phải đối mặt hiện nay không thể giải quyết được chỉ bằng cách cắt giảm chi phí. Như thế Huawei không thể có được những công nghệ tiên tiến, chúng tôi phải tăng cường đầu tư phát triển công nghệ”.
Bà Mạnh Vãn Chu đăng thông điệp "đẫm nước mắt" trên đường trở về Trung Quốc
Giám đốc tài chính hãng công nghệ viễn thông Huawei Mạnh Vãn Chu đã đăng tải thông điệp đầu tiên trên mạng xã hội, sau khi bà lên máy bay rời Canada để trở về Trung Quốc.
Bà Mạnh Vãn Chu khi chuẩn bị lên máy bay rời Canada hôm 24/9 (Ảnh: Twitter).
Ngày 24/9, giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu đã lên một chuyến bay từ Vancouver, Canada trở về Thâm Quyến, Trung Quốc sau khi được trả tự do sau hơn 1.000 ngày bị giam lỏng.
Trên mạng xã hội WeChat, bà Mạnh cho biết "mắt bà nhòa lệ" trên đường trở về quê hương và gửi lời cảm ơn tới chính phủ Trung Quốc đã giúp bà được trả tự do.
Bà Mạnh, 49 tuổi, cũng nhắc tới những khó khăn kể từ khi bị bắt, nói rằng có lúc bà cảm thấy như đang ở trong một "vực thẳm", "bị dày vò bởi những đêm mất ngủ".
Theo truyền thông Trung Quốc, máy bay của bà Mạnh dự kiến hạ cánh tại thành phố Thâm Quyến vào tối ngày 25/9 giờ địa phương.
Bà Mạnh Vãn Chu, con gái của nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, trở về Trung Quốc sau khi đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc chiến pháp lý kéo dài gần 3 năm với giới chức Mỹ.
Bà Mạnh bị giới chức Canada bắt giữ vào ngày 1/12/2018 tại sân bay Vancouver theo đề nghị của Mỹ. Washington cũng đề nghị dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ để xét xử với cáo buộc nói dối HSBC về mối quan hệ của Huawei với Skycom, một công ty kinh doanh ở Iran. Tuy nhiên, Huawei đã bác bỏ cáo buộc và cho rằng vụ việc nhằm vào bà Mạnh Vãn Chu mang động cơ chính trị.
Sau phiên tòa ở Vancouver, nơi bà đã được trả tự do, bà Mạnh đã gửi lời cảm ơn tới các thẩm phán vì "sự công bằng", cảm ơn chính phủ Canada "vì tôn trọng pháp quyền", cảm ơn người dân và truyền thông Canada vì đã "thông cảm". Bà cũng cảm ơn Đại sứ quán Trung Quốc ở Canada, và thừa nhận rằng "cuộc đời tôi đã bị đảo lộn".
Vụ bắt giữ bà Mạnh đã đẩy căng thẳng giữa Canada và Trung Quốc leo thang trong 3 năm qua.
Ngay sau khi bà Mạnh được về nước, Trung Quốc cũng đã thả tự do cho 2 công dân Canada là Michael Kovrig và Michael Spavor. Hai người này đã bị giới chức Trung Quốc bắt giữ hồi tháng 12/2018 vì cáo buộc làm gián điệp, không lâu sau khi Canada bắt bà Mạnh.
Trung Quốc nhiều lần bác bỏ cáo buộc cho rằng việc bắt giữ hai công dân Canada là nhằm trả đũa và gây sức ép với Canada.
Phiên tòa dẫn dộ bà Mạnh Vãn Chu sắp đi đến hồi kết Canada dự kiến sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng về việc liệu có dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu tới Mỹ hay không vào tháng 10 tới. Bà Mạnh Vãn Chu rời Tòa án Tối cao British Columbia trong giờ nghỉ trưa của phiên điều trần dẫn độ cuối cùng hôm 18/8 (Ảnh: Reuters). Sau gần 1.000 ngày, phiên điều trần dẫn...