Huấn luyện viên hơi thở tiết lộ mẹo đơn giản giúp dễ ngủ
Huấn luyện viên hơi thở tiết lộ một mẹo cực dễ giúp dễ ngủ. Đó là khép miệng khi ngủ và chỉ thở bằng mũi, nhằm làm tăng chất lượng giấc ngủ.
Khép miệng khi ngủ và chỉ thở bằng mũi, nhằm làm tăng chất lượng giấc ngủ – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đây là mẹo, ít người biết, để giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn, theo Bright Side.
Tại sao thở bằng miệng thì không tốt?
Câu trả lời rất dễ: mũi là bộ phận được thiết kế để chuyên dành cho việc thở. Nó điều chỉnh luồng không khí và chặn các vật lạ trong không khí.
Khi thở bằng miệng, cơ thể sẽ không thể bảo vệ được đường thở như thở bằng mũi.
Thở bằng mũi làm tăng nồng độ oxit nitric trong xoang mũi, giúp ngủ ngon hơn, tăng cường trí nhớ tốt hơn và tăng cường hệ miễn dịch mạnh mẽ hơn, theo Bright Side.
Trong khi đó, thở bằng miệng là thủ phạm gây ra chứng ngáy và ngưng thở khi ngủ. Theo tiến sĩ Steven Park, phó giáo sư chuyên khoa Tai mũi họng tại Đại học Y khoa Albert Einstein (Mỹ), thở bằng miệng cũng làm tăng các phản ứng căng thẳng dẫn đến ngủ ít hơn, theo Bright Side.
Làm sao để biết bạn thở bằng miệng?
Bạn có thể không biết mình ngáy, nhưng nếu bạn thức dậy và cảm thấy khô miệng và thậm chí đau họng, thì đích thị bạn đã bị chứng ngủ ngáy. Hơi thở buổi sáng có mùi cũng là dấu hiệu của ngủ ngáy.
Video đang HOT
Một số cách để hướng hơi thở qua mũi khi ngủ:
1. Thông mũi bị tắc nghẽn trước khi ngủ
Vì cơ thể sẽ tự động chuyển sang thở bằng miệng khi mũi bị nghẹt, nên hãy đảm bảo thông mũi bị tắc nghẽn trước khi đi ngủ. Tắm nước nóng hoặc xịt rửa mũi bằng nước muối hoặc bình xịt rửa mũi chuyên dụng trước khi đi ngủ có thể giúp thông mũi, theo Bright Side.
Ngoài ra, uống đủ nước vào ban ngày và sử dụng máy tạo độ ẩm cũng giúp ngăn ngừa nghẹt mũi.
2. Không nằm ngửa khi ngủ
Mặc dù ngủ nằm ngửa giúp tránh hình thành nếp nhăn và tránh đau thắt lưng, nhưng không nên cố gắng ngủ ở tư thế này nếu bạn có nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ. Bởi vì khi cơ thể đi vào trạng thái ngủ sâu, các cơ ở vòm miệng, lưỡi và cổ họng giãn ra và chặn đường thở, làm rung các mô, theo Bright Side.
3. Thêm một kỹ thuật thở tuyệt vời giúp mau ngủ
Kỹ thuật này gọi là Phương pháp thở 4-7-8, do tiến sĩ Andrew Weil, giáo sư – bác sĩ nổi tiếng từ Đại học Y khoa Arizona (Mỹ), phát minh ra.
Bạn có thể thử kỹ thuật này ngay trước khi ngủ, gồm các bước sau:
Khép miệng và hít vào nhẹ nhàng qua mũi và đếm đến 4
Giữ hơi thở trong 7 giây
Thở ra bằng miệng từ từ trong 8 giây, tạo ra âm thanh phù phù
Lặp lại các bước
Phương pháp này cũng có thể áp dụng vào ban ngày khi cần thư giãn sâu và có tác dụng tốt nếu được luyện tập thường xuyên, theo Bright Side.
Hàng loạt nguyên nhân không ngờ khiến đôi môi của bạn khô nứt nẻ trong mùa này
Nếu không muốn gặp phải tình trạng môi bong tróc đến nứt toác trong tiết trời hanh khô này, bạn cần nắm rõ các nguyên nhân sau để khắc phục đúng cách.
Mùa thu luôn là thời điểm dễ chịu nhất trong năm vì không còn cái nắng gay gắt của mùa hè và cũng chưa phải đối diện với cái lạnh rét run của mùa đông. Tuy nhiên, tiết trời mát mẻ của mùa thu lại chứa độ ẩm thấp nên dễ khiến đôi môi bị bong tróc, khô nẻ.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến đôi môi của bạn gặp phải tình trạng này trong mùa thu hanh, bạn nên tìm hiểu ngay để biết cách khắc phục.
Do thở bằng miệng nhiều
Mùa thu là mùa của các bệnh về hô hấp bùng phát, điển hình là nghẹt mũi, cảm lạnh. Cũng chính vì vậy, nhiều người sẽ có thói quen thở bằng miệng để cảm thấy dễ chịu hơn. Thế nhưng, việc thở bằng miệng trong thời gian dài, nhất là trong mùa hanh khô lại dễ khiến đôi môi càng thêm khô nẻ. Mỗi nhịp thở đều khiến môi phải tiếp xúc với không khí ấm và khô, từ đó làm mất đi độ ẩm tự nhiên của môi.
Do không bảo vệ môi khi ra ngoài
Mùa thu dù không còn cái nắng oi ả như mùa hè nhưng lại vẫn còn ánh nắng hanh rát da mặt nếu bạn không chú ý bảo vệ khuôn mặt khi ra ngoài. Và cũng giống như da mặt, da tay hay da lưng, vùng da môi rất dễ bị cháy nắng nếu để ánh nắng mặt trời chiếu vào. Thậm chí, da vùng môi còn nhạy cảm với ánh nắng hơn cả vì môi không có melanin. Vì vậy, bạn nên chú ý dùng son dưỡng chống nắng để bảo vệ môi.
Do bị viêm môi vùng mép
Bệnh viêm môi vùng mép thường bắt đầu từ vết nứt nẻ ở mép nhưng rồi lại dễ lan ra khắp môi nếu không được chữa trị. Có nhiều nguyên nhân gây viêm môi trong mùa thu hanh này, điển hình trong đó là ăn uống thiếu vitamin hoặc do thói quen liếm môi quá nhiều.
Do thói quen liếm môi nhiều
Liếm môi là một phản ứng tự nhiên khi đôi môi của bạn bị khô. Tuy nhiên, nước bọt sẽ chỉ càng làm cho vùng da môi thêm khô hơn, thậm chí còn phá hủy lớp da mỏng bên ngoài nếu nước bọt có tính axit cao. Vì thế, bạn cần chú ý từ bỏ thói quen liếm môi trong mùa thu hanh để bảo vệ đôi môi luôn căng mọng.
Do uống ít nước
Một nguyên nhân khác cũng dễ gây khô môi trong mùa lạnh, đó là thói quen uống không đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Trung bình mỗi người đều cần đủ từ 2 - 2,5 lít nước hàng ngày. Không chỉ để đẩy mạnh tốc độ trao đổi chất mà điều này còn giúp làn da và đôi môi luôn mềm mại, căng bóng trong tiết trời này.
Source (Nguồn): Boldsky
Theo Helino
4 sai lầm nhiều người mắc phải trong ngày nắng nóng dễ gây đột quỵ Theo các chuyên gia, việc làm mát cơ thể giải nhiệt không đúng cách trong mùa hè có thể gây tổn hại lớn cho sức khỏe, thậm chí có thể gây đột quỵ, tử vong. Thời tiết nắng nóng của mùa hè gây khó chịu, bức bí cho cơ thể. Để tránh nóng, giải nhiệt không ít người thường xuyên thực hiện các...