hừa Thiên-Huế: Mưa lớn, lũ dâng, nước tràn vào nhà giữa đêm
Mặc dù đã được dự báo nhưng từ khoảng 17 giờ chiều nay 15.11, một lượng mưa lớn đã bất ngờ ập xuống tỉnh Thừa Thiên-Huế khiến nhiều người không kịp trở tay.
Đường Hùng Vương ngập sâu
Đêm tối, phố biến thành sông
Tại thanh phô Huế, theo ghi nhận của PV Thanh Niên Online, kể từ 18 giờ lượng mưa rất lớn đổ ập xuống và kéo dài đến 21 giờ 30 phut vẫn chưa dứt.
Thành phố chìm trong nước làm đảo lộn mọi sinh hoạt. Giao thông trở nên hỗn loạn khi phần lớn các tuyến đường trong lẫn ngoai thành, bờ bắc lẫn bờ nam sông Hương ngập chìm trong nước.
Tất cả giao thông đi lại trong thành phố đều hướng về đường Hà Nội (quốc lộ 1A) và Lê Lợi, hai tuyến đường duy nhất ở bờ nam sông Hương vẫn còn có thể đi lại.
Thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão – Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên-Huế cho hay do ảnh hưởng của nhiễu động gió đông trên cao kết hợp với không khí lạnh tăng cường và hoàn lưu của áp thấp nhiệt đới nên tỉnh Thừa Thiên-Huế có mưa vừa, mưa to đến rất to. Lũ trên các sông có khả năng đạt báo động hai đến báo động ba. Chỉ tính riêng trong ngày hôm nay 15.11 (từ 1-19 giờ), lượng mưa trung bình toàn tỉnh là từ 160 mm – 250 mm. Tại thanh phô Huế, lượng mưa đo được trong ngày (trạm Kim Long) là 273 mm, tại trạm Thủy Bằng (thượng nguồn sông Hương) là 342,5 mm, tại A Lưới là 160 mm, tại Khe Tre (huyên Nam Đông) là 249 mm. Chiều nay 15.11, Ban chỉ huy chỉ huy Phòng chống lụt bão – Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cũng đã phát công điện khẩn đề nghị các địa phương triển khai các phương án phòng chống lũ lụt. Theo đó, các địa phương vùng thấp trũng thuộc huyện Quảng Điền, Phong Điền và thi xa Hương Trà chỉ đạo hiệu trưởng trường học các cấp chủ động cho học sinh nghỉ học ngay từ chiều nay 15.11. ( Đ.T)
Nhiêu người dân không có đường về nhà đanh trú mưa và chờ nước rút ở nhiều khu nhà cao tầng hoặc tại giao lộ Hà Nội – Hùng Vương – Lê Quý Đôn – Đống Đa.
Rất đông lực lượng CSGT đội mưa để điều tiêt giao thông, tuy nhiên do các loại phương tiện đều đổ dồn về tuyến đường Hà Nội nối dài nên đã xảy ra ách tắc giao thông nhiều giờ liên.
Hàng ngàn xe máy lẫn ô tô bị chết máy sau khi lội nước, trong khi đó mưa vẫn tiếp tục xối xả.
Các tuyến đường như Hùng Vương, Đống Đa, Nguyễn Huệ, Nguyễn Tri Phương, Bến Nghé nước đều ngập nặng, có đoạn đến 0,5 m.
Video đang HOT
“Xe mình bị chết máy, giờ mình đang mắc kẹt giữa đường Tố Hữu ở phường Xuân Phú. Đi tới không được, đi lui cũng không được, có cách gì giúp mình được không?”, anh Quý, chủ một doanh nghiệp kinh doanh nước giải khát gọi điện cho PV Thanh Niên Online nói.
Nhiều bạn sinh viên ở trọ tại các tuyến đường như Phan Chu Trinh, Nguyễn Huệ, Nguyễn Công Trứ cho PV Thanh Niên Online biết qua điên thoai răng nước đã tràn vào nhà trọ.
Tại khu vực nội thành, kể từ khoảng 19 giờ, hầu hết các tuyến đường ở khu vực này gần như bị chia cắt với mức độ ngập từ 0,3 – 0,5 m.
“Nước đã tràn vào nhà, bây giờ cả nhà chúng tôi phải dọn dẹp khẩn cấp. Mưa lớn thế này thuy điện có xa lũ không anh?”, anh Lê Khắc Hiếu, một người dân ở đường Mai Thúc Loan nói giọng khẩn cấp.
Nhà ngập, đường chia cắt
Cho đến 21 giờ đêm nay 15.11, nhiều cuộc điện thoại gọi đến báo tình hình ngập lũ cho PV Thanh Niên Online giọng rất gấp gáp: “Lũ dâng nhanh quá, tràn vào nhà rồi”.
Tại xã Thuy Phù, thi xa Hương Thuy, những thôn thấp trũng, nằm ven sông Phù Bài như các thôn 4, 6, 7, 9, 10 nước đã tràn vào nhà từ lúc 20 giờ khiến nhiều người dân hốt hoảng dọn nhà chạy lũ trong đêm. Lãnh đạo xã xác nhận nước tràn vào nhà dân khoảng 0,5 m, đường sá liên thôn đang bị ngập nặng.
Còn tại xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, vùng đất nằm hạ nguồn sông Hương thì đến 20 giờ 30 phut nước lũ đã ngập hầu hết các tuyến đường. Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão xã qua điện thoại cho hay nước trên sông Hương phía hạ nguồn đã xấp xỉ báo động ba, nước lũ đã tràn qua đập La Ỷ.
Tại tỉnh lộ hai, đoạn gần trung tâm hành chính xã, nước đã ngập nặng, có đoạn sâu đến 0,7 m. Nước cũng đã tràn vào nhà dân, chia cắt các thôn xóm ở thôn Vọng Trì, Mậu Tài Làng, Mậu Tài Đuồi, Vọng Trì Đông, Tiên Nộn… với mức độ ngập 0,3 – 0,5 m.
“Chưa thể thống kê nhưng tình hình như lúc này thì đã có khoảng 30% số hộ dân trong xã bị ngập, viêc đi lại bây giờ của chúng tôi chỉ bằng ghe thuyền”, một lãnh đạo xã Phú Mậu cho hay.
Hình ảnh thanh phô Huế ngập sâu trong nươc do PV Thanh Niên Online ghi lại:
Nươc ngâp vao nha dân
Nươc ngâp hâu hêt cac con đương trong thanh phô
Đoan xe chờ thông đường trong đêm
Giao thông hỗn loạn
Lực lượng CSGT vất vả điều tiêt giao thông
Càng về khuya nước càng ngập sâu trên các tuyến đường
Nhiêu xe may bi chết máy
Huy động người đẩy ô tô chết máy
Ngươi dân không biêt đương đi khi gần như tất cả các con đường đều ngập
Theo TNO
TPHCM: Học lịch sử qua bảng tên đường
UBND quận 1 (TPHCM) vừa có công văn đề nghị UBND TP cho phép thực hiện các bảng tóm tắt tiểu sử tên đường, cầu đường trên địa bàn quận 1 để tăng cường giáo dục truyền thống.
Theo đó, đối với các bảng tên đường, cầu là tên các nhân vật lịch sử, địa danh lịch sử sẽ có kèm theo thông tin tóm tắt về tiểu sử nhân vật, gốc tích địa danh để người dân có cơ hội được biết đến lai lịch của những nhân vật được đặt tên đường.
Hiện TPHCM có hơn 1.300 con đường được đặt tên, trong đó hầu hết là các tên đường gắn liền với tên các nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc, cán bộ cách mạng... Tuy nhiên, theo một cuộc khảo sát về kiến thức lịch sử, văn hóa của thanh niên TPHCM gần đây (gần 2.000 mẫu khảo sát) cho thấy con số đáng buồn là hơn 70% không biết lai lịch đường phố họ đang sống, gần 40% không biết Hùng Vương là ai, 49% không biết Trần Quốc Toản, 65% không biết Trương Định...
Trước đây TPHCM cũng từng thực hiện chương trình dạy lịch sử trên đường phố bằng các pano thông tin tiểu sử nhân vật, sự kiện lịch sử treo trên các cột điện, đèn đường dọc các tuyến đường. Tuy nhiên, do pano bằng vải nên chỉ mỗi lần thực hiện chỉ tồn tại được một thời gian ngắn. Đây lại là chương trình xã hội hóa nên chỉ thực hiện được vài lần thì ngừng.
Hiện Phó Chủ tịch UBND TP Hứa Ngọc Thuận đã chỉ đạo giao Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch nghiên cứu đề xuất trên của UBND quận 1 để trả lời cho quận theo thẩm quyền.
Tùng Nguyên
Theo Dantri
18 người chết và mất tích do bão số 14 Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn cho biết, tính đến 18h30 ngày 11/11, đã có 14 người chết, 4 người mất tích, 81 người bị thương, chủ yếu là do tai nạn khi chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cây cối để ứng phó với bão 14. Một chiếc tàu cá ở Vân Đồn nguy cơ bị đắm. Ảnh:...