Hủ tục cắt ngón tay man rợ của bộ tộc Dani ở Indonesia
Bộ tộc Dani ở Indonesia có tục lệ chặt ngón tay của người phụ nữ khi một người thân trong gia đình qua đời. Điều này được xem là hủ tục ghê rợn tồn tại đến ngày nay.
Dani là một bộ tộc thời kỳ đồ đá còn tồn tại đến thế kỷ 21. Bộ tộc này sống ở phía Tây đảo New Guinea, trong thung lũng Baliem, nơi bị ngăn cách bởi dốc núi và rừng rậm ở Indoneisa. Những người này nổi tiếng với nhiều hủ tục man rợ như hun khói người chết thành xác ướp, chặt ngón tay của người phụ nữ để tưởng nhớ người đã khuất trong gia đình. Ảnh: The Sun.
Hủ tục cắt ngón tay được người Dani gọi là Ikipalin. Mỗi khi có một người thân trong gia đình mất đi thì đồng nghĩa với việc người phụ nữ trong gia đình đó sẽ phải chặt đứt một hay hai đốt ngón tay. Hành động này được xem là dã man đối với xã hội phát triển trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, bộ tộc Dani vẫn duy trì phong tục truyền thống này. Ảnh: The Plaidzebra.
Người Dani quan niệm, việc người thân mất đi không chỉ là nỗi đau về tinh thần mà còn là nỗi đau về thể xác. Số lượng đốt ngón tay mất đi, đồng nghĩa với việc người phụ nữ đó đã mất từng ấy người thân. Ảnh: The Sun.
Việc cắt ngón tay được diễn ra trong bí mật và thực hiện ở nơi kín đáo. Người phụ nữ phải mài sắc mảnh đá hay rìu đá rồi vào rừng vắng để chặt cho đốt xương của đốt ngón tay vỡ dập đi. Sau khi xương ngón tay vỡ dập, người phụ nữ sẽ đi về làng, cho mọi người xem phần tay này. Người trong làng sẽ dùng xương ống chân của chim caswari – loài chim lớn như đà điểu – đã được mài bén, cắt lìa đốt ngón tay đã bị dập xương. Ảnh: The Sun.
Video đang HOT
Vết thương được băng lại bằng lá rừng cho đến khi lành hẳn. Những ngón tay thường bị nhiễm trùng do không được vệ sinh sạch sẽ. Đôi khi, những người phụ nữ này phải làm việc ngay sau khi bị chặt tay, các đốt ngón tay chưa lành bị tiếp xúc nhiều chất bẩn cũng gây tổn thương nghiêm trọng. Dù vô cùng đau đớn và nguy hiểm, song phong tục này đã được người Dani duy trì trong hàng nghìn năm nay và không có ý định thay đổi hay bỏ đi. Ảnh: The Sun.
Người Dani rất coi trọng những người đã khuất, nhất là những người thân trong gia đình. Nếu những người thân mất đi mà số đốt tay không đủ để cắt bỏ, các phần thân thể kế tiếp như vành tai hay mũi sẽ được cắt bỏ. Đó là cách để có thể chứng minh một cách rõ nét nhất tình thương của người ở lại với người đã khuất trong đời sống tinh thần người Dani. Nhưng đây thực chất được coi là một hành động phi nhân tính và coi thường vị trí người phụ nữ. Ảnh: Blog Travelling World.
Người Dani còn có hủ tục ghê rợn khác là ướp xác người đã khuất. Hiện nay, cách ướp xác đặc biệt này đã bị thất truyền. Bộ tộc này chỉ còn lưu giữ vài thi thể đặc biệt của những vị tù trưởng có công với tộc. Ảnh: The Sun.
Theo 2sao.vn
Tục thay quần áo mới cho người chết rùng rợn ở Indonesia
Nghi lễ Ma'nene là một tập tục an táng cổ xưa của người Toraja, Indonesia. Nghi lễ truyền thống này khiến cho khách du lịch vừa tò mò vừa thấy rùng rợn.
Nghi lễ thay quần áo mới cho người chết diễn ra tại một khu chôn cất trong hang động ở Toraja, thuộc phía Nam đảo Salawesi, Indonesia. Với sự có mặt của đông đảo người thân trong gia đình người đã khuất, dân làng và đặc biệt có rất nhiều du khách ghé lại tham dự, quan sát nghi lễ.
Nghi lễ diễn ra trong 5 ngày. Vào ngày thứ 5, thi thể người đã khuất được đưa ra khỏi khu vực đã chôn cất để người nhà tiến hành làm lễ "thay quần áo". Trên các phiến đá của hang động, người ta làm các lỗ rộng và sâu để đặt quan tài người đã khuất. Có đến hàng chục ô trên mỗi tảng đá.
Người xem nghi lễ vây kín quanh hang động, nơi lưu giữ những ngôi mộ đá. Có những ngôi mộ đã tồn tại hàng trăm năm.
Sau khi được đưa ra khỏi khu vực chôn cất. Mọi người làm lễ cầu nguyện, mong người đã khuất ban phước lành. Sau đó, người nhà vây quanh quan tài và trò chuyện với người đã khuất một cách thân thiết, như thể họ chưa từng rời xa khỏi cõi đời này.
Thi thể được đưa ra khỏi quan tài để tiến hành nghi lễ chính - thay quần áo mới. Người phụ nữ này được chôn cất cách đây 30 năm, nhưng không hề bị mục rữa, phần tóc và quần áo gần như vẫn nguyên vẹn.
Người nhà đã hoàn tất nghi lễ, người phụ nữ được thay bộ trang phục mới. Cứ 3 năm một lần, người trong bộ tộc Toraja sẽ tổ chức nghi lễ Ma'nene. Họ tin rằng các linh hồn sẽ phù hộ cho họ giàu sang phú quý nếu chăm sóc các xác chết của những người đã khuất.
Nghi lễ Ma'nene khởi nguồn từ ngôi làng Baruppu từ hơn một thế kỷ trước. Theo truyền thuyết của người Toraja, thợ săn tên Pong Rumasek đã tìm thấy một xác chết bị mục rữa trong rừng. Anh này đã lau chùi và tắm rửa sạch sẽ cho xác chết đó và lấy quần áo của mình phủ lên trước khi đem đi chôn cất. Kể từ đó, Pong Rumasek luôn gặp may mắn và trở nên giàu có.
Người dân Torajans cũng coi nghi lễ này như dịp đoàn tụ người thân và thắt chặt mối quan hệ anh em họ hàng trong gia đình. Lễ Ma'nene kết thúc với một bữa tiệc quây quần của những người trong mỗi gia đình.
Theo The Culture Trip
Đám đông giận dữ giết gần 300 con cá sấu để trả thù cho hàng xóm Nhà chức trách Indonesia ngày 15-7 cho biết đám đông tức giận đã giết gần 300 con cá sấu tại tỉnh Papua sau khi một con cá sấu tấn công đến chết một người đàn ông địa phương. Đám đông tức giận đã giết chết gần 300 con cá sấu sau khi hàng xóm của họ bị một con cá sấu giết chết...