Hủ tiếu sườn mọc mới lạ thơm ngọt chuẩn vị miền Nam
Hủ tiếu không phải là món ăn xa lạ với người Việt Nam nhưng món hủ tiếu sườn mọc thì lại là một biến tấu hấp dẫn mà góc ẩm thực hôm nay sẽ giới thiệu cho các bạn cách thực hiện.
1. Nguyên liệu làm món hủ tiếu sườn mọc
600g sườn non
500g xương lợn
1 củ cải trắng
1 củ cải muối
300g mọcTôm khô
1 nhúm
Hành khô, hành lá, đường phèn, muối, nước mắm
Hủ tiếu khô có thể dùng hủ tiếu tươi
Giá đỗ, hẹ, hành lá, dầu ăn.
2. Cách thực hiện món hủ tiếu sườn mọc
Video đang HOT
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu làm món hủ tiếu sườn mọc:
Củ cải muối đem rửa sạch, xả nhiều lần dưới nước để củ cải bớt mặn.
Ngâm tôm khô trong nước lạnh rồi đem rửa sạch.
Gọt vỏ củ cải trắng và cắt thành những khoanh tròn vừa phải.
Chúng ta chặt xương lợn thành những miếng nhỏ rồi bỏ nồi trần nước sôi nhằm khử mùi hôi rồi vớt sườn ra rửa lại cho sạch.
Bước 2: Thực hiện món hủ tiếu sườn mọc:
Lấy xương lợn, sườn non bỏ vào nồi với củ cải muối, củ cải trắng, tôm khô và thêm ít đường phèn cùng nướcd lạnh bật bếp đun sôi.
Cho mọc ra bát, rưới ít dầu điều. Hành khô thái nhỏ, rưới dầu hào và ít tiêu lên mọc rồi trộn đều.
Giá đỗ, hành lá, hẹ rửa sạch để ráo.
Luộc sợi hủ tiếu khô khoảng 5 phút trên bếp rồi vớt ra xả với nước lạnh để ráo.
Trong nồi nước dùng, giờ bạn nêm thêm gia vị vừa ăn, đun ít dầu điều, phi hành vàng bỏ vào cho đẹp mắt.
Từ từ bỏ mọc vào nuồi xương, đun đến khi chín mọc.
Cuồi cùng đổ hủ tiếu vào tô lớn, thêm nước dùng, mọc, sườn non vào bát ăn kèm với rau và tương nớt (nếu thích).
Đơn giản lại thực hiện cực kì nhanh phải không nào? Vậy còn chần chừ gì mà không ghi tên món ngon này cho thực đơn gia đình bạn. Nhà hàng buffet Hương Sen chúc bạn và gia đình ngon miệng nhé!
Theo NHHS
Bánh đa làng Kế - đặc sản của du lịch Bắc Giang
Có dịp đến Bắc Giang, ngang qua Dĩnh Kế bạn sẽ choáng ngợp trước khung cảnh hàng trăm chiếc phên phơi bánh đa bên quốc lộ 1 - món bánh dân dã mà chỉ ăn một lần ai cũng nhớ mãi.
Đến Bắc Giang bạn sẽ bắt gặp hình ảnh quen thuộc những chiếc phên phơi bánh đa - Ảnh: Huyền Trần
Đi ngang qua Dĩnh Kế, bạn sẽ choáng ngợp trước khung cảnh hàng trăm chiếc phên phơi bánh đa bên đường quốc lộ 1. Và trong đường làng, ngõ xóm, sân nhà, đâu đâu ta cũng gặp những chiếc bánh đa tròn trĩnh, ngon lành như thế.
Làng Kế là ngôi làng cổ thuộc xã Dĩnh Kế của thành phố Bắc Giang. Xã có 11 thôn, trong đó có 6 thôn làm bánh đa, nhưng người dân trong vùng thường gọi là bánh Kế, bởi bánh đa của làng Kế làm ra có hương vị đặc thù không giống với bánh đa ở bất cứ nơi đâu.
Nói đến Bắc Giang hẳn ai cũng sẽ nghĩ tới những đồi vải bạt ngàn Lục Ngạn, những trái cam sành căng mọng Bố Hạ, rượu làng Vân lâng lâng lòng người... Và thật khuyết điểm cho những ai từng đặt chân qua đây mà không thưởng thức đặc sản bánh đa Kế, món bánh dân dã mà chỉ ăn một lần ai cũng nhớ mãi bởi nó có một sức hấp dẫn lạ kỳ.
Hương vị thơm ngọt của gạo, béo bùi đậm đà của lạc, vừng là cảm nhận đầu tiên mà thực khách nhận thấy khi thưởng thức bánh đa Kế. Cùng với đó, khi thưởng thức những âm thanh giòn rụm vui tai vang lên khi nhai cũng làm cho món quà này trở thành cuốn hút.
Dưới bàn tay của người nghệ nhân Dĩnh Kế, món bánh đa tưởng chừng khô khốc ấy lại trở nên giòn rụm, ngon khó lẫn vào đâu được. Dân làng Kế làm bánh đa quanh năm, đặc biệt tấp nập vào những lúc nông nhàn.
Nguyên liệu chính để làm ra sản phẩm bánh đa Kế là gạo tẻ loại ngon, ngoài ra còn có các loại phụ gia khác như vừng, lạc, khoai lang. Nhưng nguyên liệu thôi chưa đủ, để hoàn thiện và cho ra lò những chiếc bánh đa toàn hảo phải trải qua những công đoạn khá cầu kỳ, đòi hỏi sự cần mẫn và khéo léo của đôi bàn tay.
Đến Bắc Giang bạn sẽ bắt gặp hình ảnh thân thuộc những chiếc phên phơi bánh đa - Ảnh: Huyền Trần
Theo những người dân trong làng, khâu quan trọng là tráng bánh, khâu đòi hỏi kỹ thuật khéo léo của người thợ không phải ai cũng làm được. Phải tráng nhẹ tay, bánh phẳng, đều phụ gia thì những chiếc bánh ra lò mới đều tăm tắp, tròn trịa, không méo, không rách.
Đặc biệt, bánh đa Kế được tráng hai lần. Sau khi lớp đầu tiên đã chín nhưng vẫn còn ướt, lớp thứ hai sẽ được trải đều ngay trên lớp một. Người làm bánh phải nhẹ nhõm, đều tay và đảm bảo cho bánh phẳng.
Sau khi tráng, khéo léo lấy bánh ra khỏi nồi hơi bằng cách quấn lớp tráng quanh một ống nứa to và dài rồi trải đều ra phên.
Với bánh đa ở các vùng miền khác, vừng thường được rắc ở khu vực trung tâm. Nhưng nét độc đáo của bánh đa Kế là vừng và lạc sống sẽ được giã giập rồi phủ kín lên một mặt bánh, tập trung ở tâm bánh và rải đều ra chung quanh.
Người làng Kế thường rắc một lượt vừng đen cùng lạc sống giã giập khi bánh còn bốc hơi và nóng hổi, sau đó mới đem bánh ra phơi.
Bánh đa Kế - món ăn đậm chất dung dị, dân dã - Ảnh: Huyền Trần
Sau khi phơi bánh được cất vào túi nilông để tránh bị mốc - Ảnh: Huyền Trần
Bánh tráng xong được đem phơi hai lần cho khô kiệt. Phải phơi bánh dưới nắng không quá nhạt nhưng cũng không quá gắt. Khi đã se mặt nhưng vẫn còn dẻo, bánh sẽ được kịp thời gỡ khỏi phên. Lúc này phải tránh không để bánh bị vỡ hoặc thủng.
Sau đó, lật sang mặt còn lại và phơi tiếp. Phải thế bánh mới giòn rụm và ngon. Sau khi phơi, bánh sẽ được cất ngay vào túi nilông để tránh ẩm mốc.
Khâu cuối cùng là quạt để tạo hình dáng cho bánh. Người thợ Dĩnh Kế quạt bánh thủ công bằng than hoa nên chiếc bánh nở đều, đầy đặn, không bị méo mó, cháy sém.
Khi bánh chín sẽ dậy lên một mùi rất đặc biệt đó là vị thơm, béo của vừng đen, vị bùi bùi của lạc, vị thơm nhè nhẹ của gạo hòa lẫn với khoai lang, vị đậm đà của muối tinh... Thưởng thức có thể cảm nhận được hương vị đó cùng với độ giòn rụm của bánh. Chính hương vị này đã làm đắm say biết bao lữ khách.
Có dịp ghé qua Bắc Giang, bạn nhớ mua một vài chiếc bánh đa gốc làng Dĩnh Kế để về làm quà cho người thân, gia đình.
Cắn một miếng bánh đa và nhâm nhi chén nước trà xanh, chắc chắn bạn sẽ được trở về không gian miền quê, với hình ảnh những phiên chợ quê vùng trung du và đồng bằng Bắc bộ, nơi các bà các mẹ vẫn hay đi chợ mua bánh đa Kế về làm quà cho con cháu.
Theo Internet
Ngọt thơm chè bắp quê nhà Cứ vào vụ thu hoạch bắp, mẹ tôi ra đồng nà để chọn những quả bắp nếp no tròn, đầy đặn, không quá non cũng không quá già sau những tháng ngày ngóng đợi đem về nấu chè. Theo quan niệm người lớn truyền lại, bắp bẻ xong là sử dụng liền cũng như không được gùi bắp lội qua sông suối, vì...