Hủ tiếu sa tế ngon ở Sài Gòn
Hủ tiếu sa tế có lẽ khó tìm thấy hơn các món hủ tiếu khác, phần vì đây là một đặc sản của người Tiều, chỉ được lưu truyền trong cộng đồng này nên không phải ai nấu cũng được.
Có người cho rằng đây là một kỳ công của nghề nấu hủ tiếu Sài Gòn, bởi lẽ do chính người Hoa ở đây sáng tạo ra chứ không thể tìm thấy món này ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Mà hình như điều này cũng đúng, vì ở Hồng Kông, Đài Loan hay Singapore, Malaysia hầu như không tìm thấy món hủ tiếu độc đáo này.
Món hủ tiếu sa tế độc đáo của Sài Gòn
Không rõ ai là người đầu tiên sáng tạo ra món hủ tiếu sa tế. Có tài liệu thì cho rằng một người Triều Châu trong Chợ Lớn đã chế ra món ăn độc đáo này và mở tiệm đầu tiên trên đường Triệu Quang Phục, quận 05. Có người dựa trên lập luận “sa tế của Chà” mà cho rằng đây là kiểu ăn của người Chà Và lai trộn với kiểu ăn người Minh Hương Chợ Lớn. Cũng nói thêm về chữ “Chà Và”, đây là cách đọc trại từ chữ “Java” (hòn đảo lớn của Indonesia), cũng là để chỉ những người đến từ đảo Java, về sau này dùng để gọi tất cả những người có màu da ngâm ngâm như Chà Bom bay (Bombay, Ấn ộ), Chà Ma ní (Manila, Phillipines)….
Mà chắc không tô hủ tiếu nào lại độc đáo như hủ tiếu sa tế, khi mà có đến gần 20 gia vị khác nhau như tỏi, hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, ớt khô, ớt bột, đậu phộng, mè rang… Đặc biệt là mùi vị thanh dịu mà không kém phần nồng nàn, mang đủ vị cay, chua, béo, mặn, ngọt độc đáo mà có lẽ rất khó tìm thấy ở các món hủ tiếu khác. Khi món này được bưng ra, chắc chắn bạn sẽ bị cuốn hút bởi mùi thơm hòa quyện của sa tế cay cay và đậu phộng béo ngậy.
Video đang HOT
Hủ tiếu sa tế ở Sài Gòn đa phần tập trung ở quận 05, khu Dương Đình Nghệ – Hàn Hải Nguyên ở quận 11, đường Phạm Văn Chí ở quận 06. Quán Quốc Ký này thì nằm ở quận 01, trên đường Ngô Đức Kế khúc gần sát với đại lộ Nguyễn Huệ. Quán chỉ bán hủ tiếu sa tế bò chứ không là thịt nai như thường thấy ở quận 05, quận 06 hay quận 11… Sa tế được để sẵn trong hủ, khi khách gọi sẽ múc ra tô và nấu chung với nước dùng (ninh từ xương bò).Thịt bò được trụng tái (bạn cũng có thể gọi thêm gân và bò viên), sau đó cho thêm vài lát cà chua cùng dưa leo băm sợi, rau quế, ngò gai… Khi húp xong muỗng đầu tiên sẽ thấy ấm bụng và đã thèm, cũng như mùi thơm độc đáo của hỗn hợp sa tế và đậu phộng…
Nếu không ăn cay được bạn có thể thử qua hủ tiếu hay mì lòng bò, gân bò cũng rất ngon. Gọi là vậy nhưng nước dùng gần như nước phở, như thể đây là một phiên bản phở của người Tiều vậy. Không phảng phát mùi hồi quế nhưng rất đậm đà, đủ ngon để bạn phải kêu thêm chén bò viên hay lòng bò.
Ở đây giá hơi cao cho một tô mì bò hay hủ tiếu sa tế (từ 60.000đ trở lên). Tuy nhiên cũng xứng đáng khi bạn không phải chạy tuốt vào Chợ Lớn hay xa hơn để thưởng thức món ngon đặc biệt này.
Quốc Ký
52 Ngô Đức Kế, phường Bến Nghé, quận 01
Mở cửa: 6h sáng đến 10h tối
Giá: từ 60.000đ/tô cho hủ tiếu sa tế, hủ tiếu mì bò viên, gân, lòng bò…
Theo Saigonamthuc
Hủ tiếu cá, đặc sản lâu đời của người Hoa
Bát hủ tiếu cá nóng hổi với sợi hủ tiếu tươi làm từ bột gạo, vài lát cá cùng nước hầm xương ống heo, thêm chút hành, hẹ, giá...
Cùng với phở, bún bò thì hủ tiếu là món ăn được yêu thích trong đời sống hằng ngày của người dân Sài Gòn. Hủ tiếu là một món ăn rất phong phú, có thể kể ra đây như hủ tiếu bò viên, hủ tiếu bò kho, hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho... Ngoài ra, người Hoa còn có món hủ tiếu lòng bò, hủ tiếu sa tế, hủ tiếu bột lọc và không thể thiếu hủ tiếu cá.
Bát hủ tiếu đơn giản với sợi hủ tiếu tươi, cá, hành lá...
Nhắc đến hủ tiếu cá thì không thể bỏ qua quán Nam Lợi, một quán người Hoa lâu đời trên đường Tôn Thất Đạm, quận 1. Sợi hủ tiếu ở đây có sợi mềm như bánh phở nhưng bản to gấp đôi. Cá dùng để chế biến là cá lóc tươi, đã bỏ xương lam sach va loc thit, thái lat, ươp chut muôi, hat nêm.
Đặc trưng của hủ tiếu cá là nồi nước lèo. Nước lèo được nấu từ xương lợn, phải là xương ống có tủy để khi hầm nước có vị ngọt đậm đà, nước lèo cũng sẽ trong hơn. Gia vị nêm nước lèo ngoài những loại phổ biến còn có một gia vị đặc biệt là tăng xại (hay còn gọi là cải nặm).
Sợi hủ tiếu tươi được chần sơ cho vào bát, thịt ca được chần chín sắp lên trên cùng với toi phi top mơ, hành phi, hành lá, hẹ... sau đó chan nước lèo vào. Hủ tiếu cá được ăn kèm với xa lach, gia, ớt, chanh và không thể thiếu nước tương (xì dầu).
Bát hủ tiếu cá nóng hổi để lên bàn, nước lèo trong veo. Múc muỗng nước lèo cho vào miệng để cảm nhận vị ngọt thanh của nó, miếng thịt cá chắc, béo ngọt xen lẫn vị cay nhẹ của tiêu khiến thực khách rất vui khi được thưởng thức món ăn ngon. Nếu không thích cá, thực khách có thể thay bằng món hủ tiếu gà, cũng lạ miệng không kém.
Theo Lao động
Hủ tíu sa tế với 20 thứ gia vị Để ăn món này, thực khách phải vào Chợ Lớn mới tìm được. Đây là thức ăn đặc trưng của người Triều Châu (Tiều) với cách nấu đa vị, riêng biệt không trùng lắp với bất cứ món hủ tíu nào khác ở Sài Gòn. Quán hủ tíu sa tế Quang Ký. Vì là món ăn địa phương nên không có mấy người...