Hủ tiếu Mỹ Tho – món ngon đúng điệu dân miền Tây
Đặt chân đến Tiền Giang, món ăn mà du khách được gợi ý thử luôn là bát hủ tiếu nóng hổi, được nấu theo đúng công thức truyền thống.
Tiền Giang được xem như cửa ngõ để du khách khám phá vùng đồng bằng sông nước miền Tây Nam Bộ. Mảnh đất Tiền Giang tiếp đón du khách bằng những thắng cảnh nổi tiếng như Cù Lao Thới Sơn, các vườn cây ăn trái trĩu quả hay các ngôi chùa cổ nhuốm màu thời gian… Không chỉ có vậy, du khách còn được thưởng thức món hủ tiếu nức tiếng của người dân thành phố Mỹ Tho (thủ phủ của tỉnh Tiền Giang).
Vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối mát trời, hủ tiếu là món ăn ngon miệng mà du khách nên thử khi ghé đến Mỹ Tho. Ảnh: Huấn Phan.
Hủ tiếu Mỹ Tho là một trong ba thương hiệu nổi tiếng nhất của miền Nam, bên cạnh hủ tiếu Sa Đéc và Nam Vang. Nhìn sơ qua, hủ tiếu Mỹ Tho cũng na ná các món ăn cùng loại, với thành phần chính là sợi hủ tiếu, nước dùng và nguyên liệu ăn kèm. Nhưng chỉ đến khi ăn thử, bạn mới cảm nhận được sự khác biệt rất riêng của món ăn này.
Đặc điểm của sợi hủ tiếu Mỹ Tho là cọng nhỏ, khô, dai và giòn giòn thơm ngon, mang nét đặc trưng không lẫn với hủ tiếu ở một nơi nào khác. Nguyên liệu ăn kèm khá phong phú nên thực khách có thể thoải mái lựa chọn thịt nạc, lòng, xương hay hải sản… tùy theo ý thích. Ngoài hai thành phần đó, cái hấp dẫn người ăn nhất chính là nước dùng. Ngoài vị ngọt của nước hầm xương, còn có cái mằn mặn của tôm khô, ngọt nhẹ của củ cải, tạo cảm giác dìu dịu nơi đầu lưỡi khi thưởng thức.
Nguyên liệu ăn kèm hủ tiếu Mỹ Tho thường là thịt nạc, xương, lòng, tôm, mực… Ảnh: Huấn Phan.
Khi chế biến, sợi hủ tiếu được chần sơ qua nước sôi, các loại rau như hẹ, xà lách, giá được cho lên trên, tùy yêu cầu người ăn mà chủ quán có thể cho xương, lòng hoặc hải sản vào, chan ngập nước dùng. Rắc thêm một ít hành phi và tiêu lên trên, bạn sẽ được thưởng thức một tô hủ tiếu thơm và ngon theo đúng điệu của dân miền Tây.
Video đang HOT
Chỉ đơn giản là thế, nhưng tất cả tinh hoa của món ăn đều hội tụ vào bát hủ tiếu thơm ngon đang bốc khói nghi ngút cùng hương thơm lan tỏa khiến thực khách khó có thể cưỡng lại được. Cái dai mềm của sợi bánh, vị ngọt thanh của nước dùng, mềm ngọt của thịt… hòa quyện vào vị chua chua của nước chấm không chỉ đem đến cảm giác ngon miệng cho người ăn mà còn đọng lại hương vị thơm ngon khó quên cho thực khách khi đã thưởng thức.
Chén nước chấm đậm đặc có vị chua ngọt là đặc trưng của quán hủ tiếu Hạnh mà thực khách rất thích. Ảnh: Huấn Phan.
Nếu có dịp đến Mỹ Tho, du khách có thể ghé đến quán hủ tiếu Hạnh (đường Nguyễn An Ninh). Quán ăn tuy nhỏ nằm bên lề đường, nhưng lúc nào cũng thu hút rất đông thực khách trong cũng như ngoài nước ghé ăn thử. Theo người dân thành phố Mỹ Tho, sở dĩ quán ăn này đông khách nhờ vẫn giữ được hương vị truyền thống.
Ngoài Hủ tiếu Hạnh, thì các quán nằm trên đường Ấp Bắc hoặc Nam Kỳ Khởi Nghĩa cũng là những địa điểm mà du khách có thể tìm đến. Bên cạnh đó, du khách cũng có thể đổi vị với món hủ tiếu sa tế đầy hấp dẫn nằm trên đường Hùng Vương. Tuy là món ăn ngon nhưng hủ tiếu Mỹ Tho lại có mức giá khá rẻ, chỉ từ 20.000 đồng. Hủ tiếu Hạnh đắt hơn với giá khoảng 40.000 đồng.
Theo VNE
Bí quyết nấu món kho thơm ngon đúng điệu
Món kho là món ăn "chuẩn" cho mùa lạnh bởi nó thường được dùng kèm cơm nóng, vậy bạn đã biết bí quyết nấu món kho thơm ngon chưa?
1. Luôn sử dụng một nồi đế dày để kho
Bí quyết nấu món kho ngon quan trọng số 1 là bạn phải kho trong một chiếc nồi đế dày. Việc kho thực phẩm trong một nồi để dày đồng nghĩa với việc tốn nhiều thời gian hơn để nấu, nó cũng sẽ giúp cho thịt có nhiều thời gian để nhừ hơn. Nếu bạn sử dụng một nồi đế mỏng, thịt chưa kịp nhừ nước kho thịt đã bị bay hơi hết dẫn tới món kho không đảm bảo độ mềm nhừ như mong đợi.
2. Thực phẩm để kho nên cắt miếng to bản
Bạn lưu ý muốn thịt kho nhanh nhừ thì nên cắt miếng thịt to bản và dày. Miếng thịt kho dày và to sẽ nhanh nhừ hơn đồng thời không lo bị nát khi kho thịt trong một thời gian dài.
3. Ướp gia vị cho thực phẩm trước khi kho
Nên ướp sẵn gia vị trước khi kho khoảng 15 phút, việc sẽ giúp thực phẩm được thấm đều gia vị, trong thời gian kho sẽ không phải canh chừng việc nêm nếm.
4. Lượng nước để kho
Không nên cho quá nhiều nước để kho, lượng nước dùng để kho chỉ cần chạm xâm xấp phần thịt là được. Vì trong quá trình kho, nước từ thịt hoặc rau củ sẽ tiết thêm ra, nếu bạn cho quá nhiều nước sẽ khiến thời gian kho nhiều hơn đấy.
5. Trong quá trình kho không nên mở vung nồi quá nhiều
Việc mở vung nồi quá nhiều sẽ làm mất nhiệt của nồi đang kho, chỉ mở vung khi bạn muốn món kho nhanh cạn nước.
6. Lưu ý khi kho thịt cá chung với các loại rau gia vị khác
Nếu kho cá với dưa chua, bạn nên xếp một lớp dưa chua đó dưới đáy nồi sau đó xếp một lớp cá, tiếp tục một lớp dưa, lần lượt như vậy sẽ giúp cho thịt cá được thấm đều nước dưa chua, sẽ giúp món ăn ngon hơn rất nhiều. Tương tự khi bạn kho thịt với dừa hoặc kho cá với khế chua.
7. Món kho ngon khi được đun hai lửa
Món kho sẽ ngon hơn khi được đun 2 lần lửa. Bạn có thể kho từ tối hôm trước cho món thịt chỉ còn xâm xấp nước rồi đến hôm sau kho cạn. Bí quyết nấu món kho này sẽ giúp cho thịt được mềm nhừ mà không hề bị khô, cứng.
8. Dùng nước hàng để món kho thêm đẹp mắt
Bạn nên dùng chút nước hàng để các món kho có màu vàng cánh gián đẹp mắt. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng quá nhiều kẻo món ăn của bạn lại giống như bị cháy đấy.
Theo Eva
Hủ tiếu ngon trên phố Sài Gòn Hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu cá, hủ tiếu sa tế hay hủ tiếu gõ... là những món ăn hấp dẫn du khách của đất Sài Gòn. Hủ tiếu sườn non Có nguồn gốc từ thành phố biến Vũng Tàu, không phổ biến như các loại hủ tiếu khác nhưng hủ tiếu sườn non vẫn chiếm được cảm tình của thực khách vì...