Hủ tiếu có nước sốt hầm trong 15 giờ
Món hủ tiếu sốt Thái trong hẻm 375 đường Trường Sa gây ấn tượng với mùi thơm từ nước xương bò hầm cùng rau củ trong nhiều giờ.
Hủ tiếu ở đây gây ấn tượng vì luôn nóng sốt, ngậy mùi thơm của ngò gai và nước xương hầm. Trên mặt tô là các nguyên liệu tôm, mực, bò viên, trứng cút, thịt, nạc, gan, cật heo, thêm bột ớt, mỡ hành, tóp mỡ và đậu phộng băm nhuyễn. Ngoài ra còn có giá và hẹ trụng chín, trộn ăn kèm cho khỏi ngấy.
Phần hủ tiếu thập cẩm có giá 40.000 đồng và không có nước súp ăn kèm. Quán nằm trong hẻm và chỉ có tấm biển nhỏ với xe bán nước nên khó tìm. Ảnh: Huỳnh Nhi
Điểm đặc biệt của món hủ tiếu là có nước sốt màu đen sậm, sền sệt, ngọt vừa, thay vì trộn bằng sốt cà chua hay nước tương, dầu hào như nhiều quán khác. Anh Trọng, chủ quán cho biết công thức nước sốt anh học từ một người bạn. Trong đó thành phần chính là xương bò, gà hầm kèm thuốc Bắc, rau củ trong 15 tiếng. Rau củ ninh trong 2 giờ đầu để lấy vị ngọt, sau đó được vớt ra để không bị nát. Trước khi bắt đầu ninh sốt, xương bò sẽ được nướng để không còn mùi. Màu đen của nước sốt một phần do nước tương cùng các gia vị thêm vào.
Sau khi khách gọi món, nước sốt được cho sang nồi riêng, bỏ thêm nguyên liệu ăn kèm rồi nấu sôi để giữ nóng. Sau đó thêm bột ớt, sa tế, gia vị vào tô để trang trí cho đẹp mắt. Thời gian làm một tô hủ tiếu mất khoảng 10 phút.
Mỗi tô hủ tiếu được làm thành các phần riêng và luôn giữ được độ nóng của món ăn. Ảnh: Huỳnh Nhi
Mỹ Phạm, thực khách đến quán ấn tượng với cách phục vụ cũng như món ăn này: “Trước khi ăn chủ quán sẽ hỏi mình ăn cay nhiều hay ít hoặc không cay rồi mới làm hủ tiếu. Tô mình ăn có vị cay, chua dịu, mằn mặn, hủ tiếu trụng mềm không bị vón cục và đồ ăn thì tươi, giữ vị ngọt”.
Quán có điểm cộng là chủ quán thân thiện, luôn ghi nhớ yêu cầu của khách và có trà đá miễn phí. Tuy nhiên quán có không gian nhỏ, chỉ kê vừa khoảng 3 bộ bàn ghế nên không hợp với nhóm khách đi đông người. Quán phục vụ từ 8h đến 20h hàng ngày. Do nằm cạnh đường và mái che nhỏ nên bạn nên đi vào buổi sáng hoặc chiều tối để không bị nóng.
Video đang HOT
Mỗi tô hủ tiếu thập cẩm sẽ có 7 nguyên liệu ăn kèm như trứng cút, tôm, mực… tùy theo sở thích mà khách có thể điều chỉnh thêm bớt. Ảnh: Huỳnh Nhi
Tuyệt chiêu nấu hủ tiếu thập cẩm chuẩn vị thơm ngon
Hủ tiếu Mỹ Tho là một trong những món ăn ngon và nổi tiếng của Tiền Giang, được nhiều người biết đến và yêu thích.
Món hủ tiếu được sản xuất trên vùng đất lúa Mỹ Phong - Mỹ Tho với thành phần chính từ gạo Gò Cát (một giống lúa dài ngày). Gạo này giúp làm ra sợi hủ tiếu nhỏ, dai, giòn, không mặn, không chua, vị đậm đà, khi trụng vừa nước sợi hủ tiếu không bị kết dính.
Do đó, có thể làm hủ tiếu khô, hủ tiếu nước, hủ tiếu xào ...đều ngon.
Đặc biệt hủ tiếu hoàn toàn không có chất phụ gia bảo quản, gạo sau khi xay thành bột mang đi tráng bánh và đem phơi nắng tự nhiên, do đó chỉ có thể sử dụng được trong vài ngày. Cách kết hợp nguyên liệu để nấu hủ tiếu cũng vô cùng đa dạng: xương ống, chân giò, lòng (tim, lưỡi, gan, phèo), cho đến hải sản (tôm, mực), gà, bò viên, trứng cút...
Dân Việt sẽ hướng dẫn cách nấu hủ tiếu Mỹ Tho thập cẩm ngon đúng điệu như sau:
Nguyên liệu làm hủ tiếu
Nguyên liệu làm hủ tiếu:
*Nấu nước dùng: Xương ống, tôm khô, mực khô, củ cải trắng, vài củ hành tím
*Tim, gan, thịt xay, tôm, trứng cút
*Giá, hẹ, hành lá, cần tàu, chanh, ớt, tỏi
*Muối, bột ngọt, đường phèn (sẽ cho vị ngọt thanh hơn), nước mắm (có hoặc không tùy thích, dùng nước mắm tuy giúp nước được đậm đà song lại có hậu làm nước dùng bị chua, và ngả màu đôi chút)
Cách làm hủ tiếu:
- Xương ống trụng nước sôi 3 - 5phút sau đó mang đi rửa lại nước lạnh cho thật sạch, mang đi nấu nước dùng cùng củ cải trắng, mực khô nướng, tôm khô ngâm rửa sạch vài củ hành tím nướng (có nơi cho thêm củ sắn hoặc mía lau vào hầm nước dùng cho thanh ngọt).
- Để xương ra hết được chất ngọt thì thời gian hầm xương từ 4 - 6 tiếng, trong quá trình nấu cực kỳ lưu ý trong 1 tiếng đầu cần canh lửa và vớt bỏ bọt để nồi nước dùng được trong (sơ hở là hỏng cả nồi nước dùng).
- Nêm nếm với các gia vị bên trên cho hợp khẩu vị.
- Tim, gan luộc với ít mắm muối bột ngọt cho đậm vị (cho thêm ít giấm vào nồi nước luộc để thành phẩm không bị đen)
- Tôm trứng cút luộc lên và bóc vỏ
- Thịt xay hòa với ít nước dùng bên trên và đảo trên bếp với ít muối bột ngọt cho tơi ra (có thể xào với ít dầu phi hành tỏi tuy nhiên cách này cũng dễ làm phần thịt xay bị khô-ngả vàng)
Thưởng thức :
- Cho ít giá-hẹ-cần tàu vào tô, trụng sơ hủ tiếu hơi mềm cho lên trên (lưu ý không trụng kỹ vì sau đó phần nước dùng sẽ giúp hủ tiếu tiếp tục mềm thêm). Xếp tôm, tim, gan, thịt xay, trứng cút vào tô, chan nước dùng vừa đủ, rắc ít hành lá, hành phi, tỏi phi, tóp mỡ (nếu có), tiêu xay.
- Thêm vài lát ớt, vắt miếng chanh vào và thưởng thức.
- Món hủ tiếu sẽ ngon hơn nếu có lọ tỏi cắt lát ớt sừng cắt lát ngâm giấm đường. Có thêm một món ăn kèm độc đáo nữa, đó chính là củ cải trắng cắt hạt lựu ớt sừng ngâm giấm đường ăn kèm.
Chúc các bạn thành công!
Quán hủ tiếu 60 năm truyền qua 3 đời ở đất Sài Gòn Không cửa hiệu to đẹp, không vị trí đắc địa, nhưng tiệm hủ tiếu mì Nguyên Lợi vẫn đủ sức níu chân thực khách bằng công thức gia truyền tồn tại hơn 60 năm, trải qua 3 đời nối nghiệp. Khi bạn tìm kiếm trên internet từ khóa "hủ tiếu người Hoa" thì quán Nguyên Lợi luôn nằm trong top 5 những quán...