Hư cấu đến đâu cũng phải mang chất Việt
Nhà sử học Lê Văn Lan được mời làm thành viên hội đồng xét duyệt, thẩm định một số kịch bản, phim truyện lịch sử Việt Nam sản xuất trong dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. PV đã có cuộc trò chuyện với ông xung quanh việc làm phim lịch sử.
Với góc nhìn của một nhà nghiên cứu lịch sử và thành viên tham gia vào hội đồng duyệt phim truyện lịch sử vừa qua, theo ông biên độ hư cấu trong các bộ phim lịch sử cần phải nằm trong giới hạn nào để phim vừa hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo được tính chân thực của lịch sử?
Tôi nhận thấy có hai dòng, hai quan niệm về việc làm các tác phẩm văn học nghệ thuật, trong đó có phim truyện lịch sử, được đúc kết lại như sau. Một dòng hay một trường phái coi lịch sử là điều tối thượng, cốt lõi. Các văn nghệ sĩ chọn và thực hiện quan niệm nghệ thuật đối với đề tài lịch sử là bám sát, phản ánh chân thực lịch sử, chỉ làm phong phú, sinh động, hấp dẫn, sâu sắc thêm. Họ tạo ra ngôn ngữ không phải của các nhà sử học mà là ngôn ngữ của văn học nghệ thuật cho lịch sử.
Trường phái thứ hai quan niệm: lịch sử là cái đinh để mắc “cái áo” văn học nghệ thuật vào đấy. Các nhà làm điện ảnh, nghệ thuật chỉ coi lịch sử là cái cớ, chứ không bám nhằng lấy. Họ chỉ mượn lịch sử, mượn sự kiện, nhân vật để mang đến những câu chuyện với những cảm xúc, ý tưởng, ý đồ và cả triết lý đã có qua ngòi bút, những thước phim.
Tôi nhận thấy trường phái thứ hai đã vô thức hay hữu thức bao trùm lên các bộ phim lịch sử mà chúng ta đã làm vừa qua. Chẳng hạn như bộ phim Thái sư Trần Thủ Độ (dựa theo kịch bản văn học Trần Thủ Độ và người tình của nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn). Thời điểm mà nửa đầu bộ phim nói đến là năm 1108-1109, trên thực tế lúc đó Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung, vua Lý Huệ Tông khi đó còn là Thái tử Lý Sàm mới 15 tuổi. Nhưng trong phim, các nhân vật không ở trong độ tuổi này mà đã trưởng thành.
Sở dĩ các nhà làm phim chọn bối cảnh ấy là vì Thăng Long khi đó loạn lạc, nhà Lý suy vong, nhà Trần hình thành. Với ý đồ đó, các nhà làm phim chỉ coi những năm 1108-1109 là bối cảnh để ca ngợi Trần Thủ Độ hay kể về mối tình của ông với Trần Thị Dung, dựng lên những câu chuyện loạn lạc ly kỳ, câu chuyện tình yêu hấp dẫn, gói ở đấy cả sự phê phán chính sự, phản ánh nỗi thống khổ của người dân thời kỳ ấy.
Chúng ta cũng cần nói thêm về chuyện hư cấu trong trang phục. Các nhà làm phim vẫn hỏi các nhà nghiên cứu lịch sử hãy cho biết mũ hay long bào của vua Lý Thái Tổ ra sao để chúng tôi làm đúng như vậy, còn các nhà sử học thì trả lời rằng “chúng tôi đang còn nghiên cứu”. Chúng ta chưa biết được trang phục cụ thể ra sao, nhưng chắc chắn phải mang nét mỹ thuật, văn hóa Việt chứ không thể để vua mặc áo long bào kiểu của Tàu. Có thể thấy trong Huyền sử thiên đô hay Thái sư Trần Thủ Độ, vua quan đều chít khăn ngang đầu. Chúng ta không thể chắc chắn thời Lý hay tiền Lê, vua quan chít khăn ngang như thế nhưng nó lại ra “chất” Việt Nam. Đó là điều mà các nhà làm phim cần làm và khán giả thích xem.
Chúng ta nói đến chuyện hư cấu thế nào, nên tới đâu nhưng cần quan tâm tới việc làm phim theo ý đồ gì…? Các nhà làm phim cần hiểu làm phim lịch sử để thay đổi hay tăng cường nhận thức của khán giả với lịch sử, để họ yêu thêm lịch sử của mình.
Video đang HOT
Cảnh phim Ngọn nến hoàng cung
Ông có đề xuất thế nào về các chính sách hỗ trợ cho dòng phim lịch sử Việt Nam?
Đây là vấn đề muôn thuở vì trình độ phát triển văn học nghệ thuật, trong đó có điện ảnh, của ta chưa cao. Văn học nghệ thuật về đề tài lịch sử vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Những nhà lãnh đạo cần có cái tâm, cái tầm để nhìn nhận vấn đề mà nâng sự nghiệp này lên.
Hội đồng thẩm định, xét duyệt phim lịch sử cũng chỉ được thành lập theo cách “chữa cháy”. Khi có tác phẩm, dự án gửi đến thì mới lập hội đồng thẩm định, tư vấn cho các nhà lãnh đạo quyết. Trong khi đó 9/10 số thành viên của hội đồng là các nhà điện ảnh, chuyên môn như đạo diễn, quay phim, họa sĩ, diễn viên, hoặc thậm chí giảng viên điện ảnh, chỉ có 1/10 là nhà sử học. Tôi nghĩ sáng kiến có hội đồng thường xuyên, cố định, định hướng, thẩm định các bộ phim lịch sử là rất hay. Chúng ta có thể để ý đến việc này.
Chiến lược làm phim lịch sử Bất cứ quốc gia, dân tộc nào cũng đều có lịch sử của mình, và cũng đều có nhu cầu muốn tái hiện lại tiến trình lịch sử ấy bằng nghệ thuật, để có thể liên tục soi mình vào lịch sử mà nhìn nhận tương lai phát triển của mình. Phim lịch sử là sự tái hiện bằng nghệ thuật một cách sinh động nhất những giai đoạn lịch sử, những sự kiện lịch sử hay những nhân vật lịch sử. Lẽ ra nó phải được Nhà nước và toàn xã hội quan tâm, để nó có lộ trình cho sự thực hiện và khẳng định mình như một “thực đơn văn hóa nghệ thuật” không thể thiếu với bất cứ thế hệ nào, bất cứ giai đoạn nào của lịch sử đất nước ta. Vậy mà bao lâu nay phim lịch sử ở ta lại bị coi như “con ghẻ” hay như “đứa con hoang đàng” chỉ vì nó phải tiêu tốn nhiều tiền để làm nên, và chưa thật sự được người xem đón nhận do chất lượng chưa cao, nội dung và nghệ thuật chưa thuyết phục, chưa hấp dẫn. Thực tế cho thấy, do VN không tự làm được phim lịch sử của mình, nên các nhà đài truyền hình VN đành phải quanh năm chiếu phim lịch sử của… Trung Quốc hay Hàn Quốc, những quốc gia đã có hẳn một chiến lược lâu dài về làm phim lịch sử và quảng bá phim lịch sử. Không thể đổ cho chuyện “thiếu tiền”, bởi trong thực tế, để làm một phim lịch sử, VN phải bỏ số tiền gấp nhiều lần kinh phí thật của nó, do không có phim trường chuyên nghiệp nên phải dựng những phim trường tạm bợ “làm một lần rồi bỏ”, lãng phí vô cùng! Đã từng có vài phim trường ở VN, nhưng do thiếu quản lý, do vô trách nhiệm hay những gì nữa mà phim trường xuống cấp với tốc độ không ngờ sau mỗi bộ phim được thực hiện, tới mức có phim trường trở thành “bãi hoang chim ỉa”, coi như tự khai tử hay bị bức tử luôn. Cơ sự chỉ vì chúng ta chưa nhận thức được tầm quan trọng của phim lịch sử, chưa đầu tư đúng mức cho phim lịch sử, và dễ dãi dành toàn bộ “đất” trên truyền hình cho phim lịch sử nước ngoài mặc sức làm mưa làm gió. Bây giờ, những chuyện cười ra nước mắt như học trò VN thuộc lịch sử Tàu hơn lịch sử Việt, thuộc lòng các nhân vật lịch sử Tàu trong khi thường xuyên nhầm lẫn tên tuổi và thời đại của những nhân vật lịch sử VN, hình như vẫn chưa đủ cho một sự tỉnh thức để chúng ta đi tới một chiến lược về làm phim lịch sử. Chiến lược ấy phải được vạch ra bởi Nhà nước, phải được huy động bởi cả hệ thống chính trị, và phải nhận được sự đồng thuận của cả xã hội. Trước nhất là với những hãng phim, những tác giả kịch bản hay những đạo diễn phim lịch sử, những diễn viên đóng phim lịch sử: họ phải được đào tạo chuyên nghiệp, phải có được những điều kiện tối đa để thực hiện những phim lịch sử có chất lượng, đồng thời phải có trách nhiệm tối đa với người xem khi thực hiện những phim lịch sử đó. Chúng ta không hề có ý định “xâm lăng văn hóa” với ai, nhưng rất cần có đủ sức mạnh cho những “kháng cự văn hóa” của quốc gia mình thành công trước sự tấn công ồ ạt của văn hóa nước ngoài. Trong đó, sự tấn công của phim lịch sử truyền hình là mạnh mẽ và dai dẳng nhất. Nếu bây giờ chúng ta vẫn cứ dửng dưng trước cảnh “tất cả các nhà đài truyền hình” ở VN ngày đêm miệt mài chiếu phim lịch sử… Trung Quốc, thì hậu quả thật không thể lường hết! Cả trong hiện tại. Và nhất là trong tương lai.
Theo Dân Trí
Phim sai lệch lịch sử, nhiều phi lý sắp lên sóng VTV3
Trước thông tin lên lịch phát sóng bộ phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam, GS sử học Lê Văn Lan đã lên tiếng phản đối bởi hậu quả bất lợi của nó
Sau nhiều lần chỉnh sửa, Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long, bộ phim từng bị dư luận phản ứng và Hội đồng Duyệt phim quốc gia yêu cầu chỉnh sửa nhiều lần đã được lên lịch phát sóng trên VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam vào cuối tháng này. Thông tin này đã gây phản ứng trong dư luận khán giả cũng như các nhà chuyên môn.
Vẫn sai lệch lịch sử
Ngày 20 và 21-2-2011, Hội đồng Duyệt phim quốc gia đã tiến hành duyệt lần thứ 3 bộ phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long. Sau đó, ngày 15-3-2011, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) đã có công văn gửi Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) nêu rõ: "Kịch bản phim đã thêm lời dẫn chuyện vào những chỗ cần thiết để làm rõ thông tin muốn chuyển tải cho người xem biết và tự hào về một giai đoạn lịch sử của nước ta, các diễn viên Việt Nam được chọn rất hợp vai, diễn xuất tốt, âm nhạc phù hợp với Việt Nam.
Tiến Lộc vai vua Lý Công Uẩn trong phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long (ảnh do đoàn phim cung cấp)
Về cơ bản, tinh thần lịch sử trong phim được tôn trọng, không bị bóp méo, luôn đề cao tầm vóc và tình cảm của một vị vua vì dân, thương dân biết đặt lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích cá nhân. Trên cơ sở đó, Bộ VH-TT-DL đề nghị VTV xem xét, quyết định việc phát sóng phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long theo quy định của Luật Điện ảnh và Luật Báo chí."
Tuy nhiên, GS Lê Văn Lan, người có vai trò "tu chỉnh kịch bản" ban đầu của phim và là nhà chuyên môn được mời ngồi ghế hội đồng thẩm định bộ phim, lại cho rằng: "Không nên chiếu bộ phim này". Và ông, với tư cách là một nhà nghiên cứu sử học, đã hết sức băn khoăn thậm chí phản đối về cách đưa lịch sử lên phim trong Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long. Theo GS Lan, những gì ông đề nghị tu chỉnh trong kịch bản ban đầu, nhà sản xuất bộ phim không hề tiếp thu khiến cho bộ phim làm ra bị sai lệch nghiêm trọng về lịch sử và các nhân vật trong lịch sử.
Ví dụ, cuộc kháng chiến của dân tộc ta chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (980 - 981) thực sự là niềm tự hào của người Việt Nam nhưng bộ phim đề cập cuộc kháng chiến này dưới dạng một trận đánh ở một ngọn núi nào đó mang tên Chu Tước! Ở lần trình duyệt thứ nhất, có cảnh tại núi Chu Tước, thiền sư Vạn Hạnh khuyên và trao cẩm nang cho tướng quân Lê Hoàn rồi nói: "Không cần đánh! Giặc sẽ tự tan". Nhân vật Lê Hoàn trong phim đã nghe theo lời khuyên này và ra lệnh: "Kẻ nào bàn đánh, chém!".
Sau ý kiến góp ý có phần gay gắt của GS Lê Văn Lan, trong lần duyệt cuối, nhà làm phim đã sửa lại đôi chỗ nhưng vẫn đưa toàn bộ cuộc kháng chiến của dân tộc vào trận chiến ở núi Chu Tước! Trong khi đó, nhân vật thiền sư Vạn Hạnh đón đường hành quân ra trận của tướng quân Lê Hoàn và khuyên ông: "Chớ sát sinh nhiều". Có thể nói, cuộc kháng chiến trong phim rất mờ nhạt, trong khi phim nhấn mạnh những cảnh "nồi da xáo thịt", đấu đá nội bộ, chém giết nhau rùng rợn của anh em nhà họ Lê.
Theo GS Lê Văn Lan, người Việt Nam ai cũng tôn vinh Lê Hoàn là anh hùng dân tộc, nhưng Lê Hoàn trong phim thì lại như một ông vua lúc thì sống xa xỉ, chỉ biết bắt dân xây dựng vườn ngự uyển, lúc lại nhu nhược đến nỗi bị giặc cỏ bắt được khi đi kinh lý hồ đồ sa thải các trung thần trừng phạt Lý Công Uẩn vì đã can gián vua...
Nói chung, hình ảnh vua Lê Đại Hành hoàn toàn không đúng như lịch sử đã ghi chép và các nhà sử học xưa nay đã nhận định và tôn vinh. Đó là chưa nói chính sử đã chép rõ thái hậu Dương Vân Nga là một người thông tuệ, sắc sảo, quyết đoán, trong khi các nhà làm phim xây dựng hình tượng Dương Vân Nga là một người ủy mị, sướt mướt, thậm chí còn treo cổ tự tử khi được Lê Hoàn tỏ tình. Quan Chi hậu Đào Cam Mộc, một đại thần nhà Tiền Lê và một đại công thần nhà Lý, người cai quản mọi việc trong nội cung, vốn là một quan nội thị thì trong phim lại thành một tướng quân võ biền.
Và con của "võ tướng" này cũng là một tướng võ, nhưng lúc được giao hộ vệ Lê Đại Hành tuần du thì lại ngơ ngẩn để cho vua bị giặc cỏ bắt sống. Đặc biệt, sự kiện vô cùng quan trọng là Thái tổ Lý Công Uẩn lên ngôi, lịch sử đã ghi rõ, ông lên ngôi ở Hoa Lư, được triều đình đồng thuận, thế nhưng trong phim thì lại lên ngôi ở một ngôi chùa đặc kiến trúc Trung Hoa! GS Lê Văn Lan khẳng định các nhân vật lịch sử trong phim ít nhiều đều bị làm cho sai lệch và điều này không chỉ không đúng với lịch sử mà còn ảnh hưởng đến việc giáo dục truyền thống anh hùng của dân tộc cho lớp trẻ.
Nhiều chi tiết phi lý
Trong lịch sử, búi tóc củ hành có thể coi là một bản sắc văn hóa đậm nét của người Việt Nam. Khi công cuộc "Cần vương" bất thành, cho đến cuối đời, sau 55 năm bị thực dân Pháp lưu đày tại Algeria, vua Hàm Nghi vẫn luôn để búi tóc củ hành cùng khăn vấn, áo the như một tuyên ngôn giữ gìn bản sắc dân tộc, khẳng định tính độc lập của đất nước. Trong khi đó, các nhân vật nam trong Lý Công Uẩn - Đường đến thành Thăng Long đều có búi tóc vấn cao trên đỉnh đầu. Theo nhận xét của không ít khán giả từng được xem trailer bộ phim, búi tóc trên đỉnh đầu đặc Hán của Lý Thái Tổ trong phim chính là một sự sai lệch nghiêm trọng về văn hóa.
Về trang phục của vua, việc các nhà làm phim đội cho vua Lý Công Uẩn chiếc mũ "nhái" từ mũ "Bình thiên" của các hoàng đế Trung Quốc có từ Tần Thủy Hoàng cũng là điều khiến khán giả không chấp nhận được. Người Việt, với búi tóc củ hành sau gáy, không thể đội mũ "Bình thiên" vì chiếc mũ này được tạo ra để chụp vào búi tóc trên đỉnh đầu của người Hán, thế nhưng vua Lý Thái Tổ trong phim vẫn đội chiếc mũ y chang của hoàng đế Trung Quốc!
GS Lê Văn Lan cho biết ở trong lần duyệt cuối cùng, không chỉ trang phục của vua mà của cả quan dân trăm họ đều giống y đúc trang phục của người Trung Quốc. Mà không chỉ trang phục, nếu bộ phim được phát sóng, khán giả sẽ thấy cả bối cảnh cung điện, nhà cửa, chùa chiền, binh khí... cũng đều giống y như phim lịch sử Trung Quốc vẫn phát hằng ngày trên sóng các đài truyền hình từ Trung ương đến địa phương. "Nếu phát sóng bộ phim, chắc chắn khán giả sẽ thấy đây đúng là bộ phim Trung Quốc nói tiếng Việt" - GS Lê Văn Lan nhận định.
Chỉnh sửa nhiều lần
Theo kế hoạch, bộ phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long (do đạo diễn Trung Quốc Cận Đức Mậu thực hiện, Công ty Cổ phần Trường Thành sản xuất) sẽ là bộ phim phát sóng chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, tuy nhiên ngay khi những hình ảnh giới thiệu đầu tiên của phim xuất hiện trên internet, đã xuất hiện những ý kiến phê phán gay gắt nội dung bộ phim này cũng như kế hoạch phát sóng nó trên đài truyền hình quốc gia.
Trước những phản ứng bất bình của công chúng, bộ phim đã được Đài Truyền hình Việt Nam trưng cầu giám định Hội đồng Duyệt phim Quốc gia, thuộc Bộ VH-TT-DL. Sau khi xem phim, Hội đồng Duyệt phim Quốc gia đã yêu cầu nhà sản xuất chỉnh sửa và duyệt đi duyệt lại nhiều lần nhưng vẫn không đạt yêu cầu nên phim chưa thể phát sóng và phát hành ra nước ngoài, theo dự kiến của nhà sản xuất.
Mọi thứ đều của Trung Quốc
Kịch bản được viết bởi một "tay ngang"- ông Trịnh Văn Sơn, Giám đốc Công ty Trường Thành - đơn vị đầu tư kinh phí sản xuất bộ phim này - sau đó được nhà biên kịch Trung Quốc Kha Chung Hòa - tác giả kịch bản của những bộ phim nổi tiếng, như Võ Tắc Thiên, Vương triều Ung Chính - "chuốt lại". Bộ phim được thực hiện với ê kíp làm phim (phía nước ngoài) là những gương mặt dày dạn kinh nghiệm phim trường ở Trung Quốc: Đạo diễn Cận Đức Mậu - đạo diễn phim Tuổi trẻ Bao Thanh Thiên, Đại Tống khai quốc và đạo diễn Triệu Lôi các chuyên gia hóa trang cũng của Trung Quốc thuê trường quay Hoành Điếm Trung Quốc thuê đạo cụ phục trang Trung Quốc và đặt Trung Quốc may gần 700 bộ trang phục cổ thuê diễn viên đóng thế của Trung Quốc và hàng trăm diễn viên quần chúng người Trung Quốc...
Theo NLĐ
Hứa Vĩ Văn: "Tôi không hề có ý định khoe mấy bức hình vậy" Vẻ đẹp tài tử kiểu Hồng Kông, có khả năng trong nhiều lĩnh vực: Ca sỹ, người mẫu, diễn viên nhưng dường như Hứa Vỹ Văn vẫn chưa tạo được sự bột phá cho bản thân. - Nghe nói anh đang vào một vai diễn dài hơi tại Hà Nội, có thể tiết lộ được không? - Tôi đang thực hiện một dự...