HSX giao dịch thông suốt, thanh khoản bùng nổ xác lập kỷ lục
Trong phiên giao dịch hôm nay khả năng đáp ứng lệnh ở sàn HSX rất thông suốt, giao dịch bùng nổ về thanh khoản.
Thị trường chính thức xác lập kỷ lục về thanh khoản, chủ yếu nhờ bất ngờ trong phiên chiều. Thanh khoản phiên chiều lên tới gần 6.300 tỷ đồng chỉ riêng sàn HSX.
Thị trường hôm nay chính thức xác lập kỷ lục về thanh khoản, chủ yếu nhờ bất ngờ trong phiên chiều. Buổi sáng giao dịch không khác nhiều lắm so với mọi ngày, giá trị khớp sàn HSX chỉ tăng 2,2% so với phiên trước, thậm chí còn kém xa so với các phiên đầu tuần trước. Thế nhưng đến chiều lệnh vào vẫn rất “ngọt” và nhà đầu tư đẩy mạnh giao dịch hơn.
Thanh khoản phiên chiều lên tới gần 6.300 tỷ đồng chỉ riêng sàn HSX. Thậm chí khi tổng giá trị khớp của sàn này vượt 18.000 tỷ đồng, trên các diễn đàn chứng khoán, nhà đầu tư còn hỏi nhau liệu đây có phải là hệ thống mới hay không. Tuy nhiên theo các môi giới, ngay từ trước giờ giao dịch đã loan đi thông tin hôm nay sàn HSX sẽ tăng tải thêm được khoảng 25%, tức là đưa thanh khoản lên cỡ 20.000 tỷ đồng.
Quả thực phiên chiều hệ thống giao dịch rất tốt. Hôm nay đã xác lập kỷ lục về thanh khoản khi HSX khớp 19.983,9 tỷ đồng và nếu tính cả thỏa thuận thì tới 21.517,7 tỷ đồng. Thanh khoản cỡ này cho thấy nhu cầu mua trên thị trường là khổng lồ và vẫn chưa đạt tới giới hạn, vì đến cuối ngày lệnh vẫn bị treo.
VN-Index vượt đỉnh
Video đang HOT
Sự hào hứng, thậm chí có phần bất ngờ của nhà đầu tư đã tạo nên cao trào mua mạnh mẽ. Sàn HSX chứng kiến số lượng cổ phiếu tăng giá gấp 1,78 lần số giảm. VN-Index tăng vọt 20,79 điểm tương đương 1,69% so với tham chiếu.
Để có được mức tăng này, dĩ nhiên nhóm blue-chips lớn phải làm việc năng suất. VIC tăng 5,68% trong một phiên đột biến vượt qua đỉnh cao nhất lịch sử. Cổ phiếu này đã lên mức 132.000 đồng trong một ngày thanh khoản lớn nhất kể từ đầu tháng 4. Khối ngoại cũng hỗ trợ mạnh mẽ khi mua vào ròng 110,7 tỷ đồng ở mã này.
Ngoài VIC, hàng loạt trụ lớn cũng tăng tốt: VHM tăng 2,93%, VCB tăng 1,32%, BID tăng 1,02%, CTG tăng 1,65%, TCB tăng 1,32%, VPB tăng 3,81%, HPG tăng 3,33%… Các trụ giảm chỉ có GAS giảm 1,01%, MSN giảm 0,22%, GVR giảm 0,35%. Chỉ số VN30-Index chốt phiên với mức tăng 1,99% và có 20 mã tăng so với 6 mã giảm.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ cũng có một ngày rực rỡ, vì các mã đầu cơ lợi đà đều tăng rất khỏe. HSX ghi nhận 42 cổ phiếu tăng hết biên độ, số lượng nhiều nhất trong vòng 2 tuần. TNT, HAR, QCG, SJF, VOS, LDG, AMD, HNG, DLG, ITA, TLD, ROS, TNI, HQC… giao dịch hàng triệu đơn vị.
Dòng tiền đổ vào ồ ạt khi hệ thống được nâng tải cũng kích thích các giao dịch cực lớn. HPG, STB khớp lệnh vượt 1.000 tỷ đồng. TCB, SSI, VPB cũng giao dịch trên 500 tỷ đồng. Tổng giá trị khớp của HSX tăng 41,4% so với phiên trước thì VN30 tăng 48,4%, Midcap tăng 30,5% và Smallcap tăng 44,2%.
Phiên giao dịch hôm nay cũng cho thấy sức mạnh còn ẩn dấu của dòng tiền trên thị trường. Các phiên trước thanh khoản gần như nhau, khoảng 14.000 tỷ đồng ở HSX là dừng. Do đó nhà đầu tư không biết được liệu nguồn tiền trên thị trường ở mức nào (vì muốn mua cũng không được). Hôm nay thị trường được thả sức và dòng tiền ngay lập tức bùng phát. Tuy vậy đến ngưỡng gần 20.000 tỷ đồng (HSX) thì hệ thống cũng bị quá tải.
Rất có thể sức mua vẫn còn lớn hơn nữa và thanh khoản sẽ còn vượt mốc 20.000 tỷ đồng. Phiên hôm nay cũng có thể xem là một tín hiệu nếu như tới đây hệ thống mới được đưa vào vận hành.
Áp lực chốt lời ngắn hạn khiến đà tăng của VN-Index 'khựng' lại
Thị trường phục hồi trong phiên chiều là một kết quả tích cực nhất có thể trong ngày hôm nay. Áp lực chốt lời ngắn hạn thậm chí còn khiến thị trường chao đảo mạnh phiên sáng.
Nhịp tăng nhanh liên tục giúp VN-Index vượt đỉnh 1.200 đang đưa thị trường đến thời điểm nhạy cảm. Cổ phiếu ngân hàng đã mất tính dẫn dắt sau khi hàng loạt thông tin kết quả kinh doanh được hé lộ. Tuy nhiên, đáng chú ý nhất là những cổ phiếu trụ lớn hơn, đang tỏ ra khá yếu.
VNM là mã ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index phiên này khi sụt giảm 1,38%. Riêng cổ phiếu này khiến chỉ số mất gần 1,1 điểm. VNM gây thất vọng vì biến động giá quá yếu những ngày qua. Kể cả khi VN-Index vượt đỉnh 1.200 điểm thì VNM vẫn "lẹt đẹt" tại đáy 2 tháng. Sau khi tăng được 2 phiên thì 3 phiên vừa qua bị xả ồ ạt và quay đầu giảm. Tuy thị trường vẫn đang neo ở vùng điểm rất cao thì VNM đã rơi trở lại sát đáy cũ.
Một yếu tố bất lợi cho VNM là khối ngoại bán ròng quá nhiều. Gần như ngày nào VNM cũng nằm trong danh sách các cổ phiếu bị bán ròng lớn nhất thị trường. Hôm nay khối ngoại cũng xả ròng gần 91 tỷ đồng tại VNM. Tính về khối lượng thì nhà đầu tư nước ngoài bán ra gần 47% tổng lượng khớp lệnh của mã này.
Ngoài VNM, VHM cũng là trụ giảm mạnh 1,18%, lấy đi 0,8 điểm của chỉ số VN-Index. VHM hơi khác VNM khi lần thứ ba không vượt đỉnh 2021 thành công. Kể từ đầu tuần, VHM đã bị chốt lời liên tục, là yếu tố quan trọng kìm giữ chỉ số không tăng thêm được.
VN30-Index đóng cửa hôm nay tăng nhẹ 0,19% so với tham chiếu và có 17 cổ phiếu tăng so với 7 cổ phiếu giảm. Điều này cho thấy thị trường bị kìm giữ chủ yếu là do cổ phiếu lớn cá biệt hơn là số đông. Thực vậy, ngoài VNM, VHM giảm rõ rệt, các mã khác giảm không đáng kể. Điều tiếc nhất là số tăng giá tuy nhiều nhưng lại không có trụ. Đó là MBB tăng 1,27%, BVH tăng 2,92%, MSN tăng 2,07%, NVL tăng 1,5%, PDR tăng 1,33%, POW tăng 3,72%, TCH tăng 1,93%, TPB tăng 2,31%... Nhóm tăng này không kéo được VN-Index bao nhiêu.
Thị trường có vẻ sôi động hơn ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Midcap Index tăng 0,85%, Smallcap index tăng 1,03%. Hai nhóm này tăng tốt dẫn đến số lượng mã tăng giá nhiều gấp đôi số giảm trên sàn HSX. Khoảng 24 cổ phiếu tăng kịch trần tập trung chủ đạo vào nhóm đầu cơ. OGC, HBC, TGG, KMR, TTB, TTF, IDI, DLG tăng trần và giao dịch hàng triệu cổ phiếu.
Thị trường đang điều chỉnh trong đà tăng
Hiện tượng dao động liên tục khá mạnh mấy ngày qua cho thấy có hiện tượng chốt lời lớn xuất hiện. Nhà đầu tư ngắn hạn đã tranh thủ bán ra khi giá tăng cao, tạo áp lực đẩy thị trường xuống. Ngược lại, cầu bắt đáy xuất hiện giúp thị trường sau đó phục hồi. Do hệ thống giao dịch có giới hạn về thanh khoản nên thị trường kết thúc tùy vào trạng thái gần nhất.
Ví như hôm nay, nếu hệ thống tốt thì có thể mức phục hồi sẽ mạnh hơn. VN-Index không chỉ tăng 0,2% so với tham chiếu. Ngược lại, hệ thống tốt cũng có thể khiến chỉ số giảm nhiều hơn mức -0,6% đầu phiên sáng khi nhà đầu tư chốt lời.
Mặc dù vậy thị trường vẫn chuyển nhượng được 14.843 tỷ đồng trên sàn HSX, chỉ giảm khoảng 3% so với hôm qua. Mặt khác, số lượng cổ phiếu tăng giá nhiều lúc đóng cửa - sau khi thị trường giảm khá đầu phiên - cho thấy có sự phục hồi khá rộng. Lực cầu bắt đáy đã xuất hiện khi thị trường điều chỉnh, sau đó kéo ngược cổ phiếu tăng giá. Các diễn biến trong phiên như vậy thường thể hiện lực cầu mạnh mẽ hấp thụ khối lượng bán ngắn hạn.
Thị trường sau khi vượt đỉnh lịch sử thành công hầu như vẫn chưa điều chỉnh giảm. Tuy nhiên gần như ngày nào thị trường cũng giảm trong phiên, chỉ là đến cuối ngày VN-Index lại xanh. Ngoài ra cổ phiếu cũng đã điều chỉnh khá rõ. Đây là diễn biến ẩn đằng sau đà đi lên liên tục của VN-Index. Thực chất ngày nào thị trường cũng có điều chỉnh, chỉ là không dẫn đến việc giảm điểm số mà thôi.
Giảm tải hệ thống, HOSE tạm dừng nhận giao dịch cổ phiếu mới Công văn này được áp dụng từ ngày 8/4/2021 cho đến khi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có thông báo và hướng dẫn tiếp theo... HOSE. Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) vừa công bố công văn của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về giải pháp giảm tải cho hệ thống giao dịch của HOSE. Cụ thể: được sự chấp...