HS lớp 5 không viết được tên mình: Thầy cô đừng dừng lại ở “chịu đựng”
Theo tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, phụ huynh và thầy cô “hy sinh, chịu đựng” là điều rất quý nhưng chưa đủ, chưa đạt đối với việc dạy dỗ học sinh chậm nhận thức hoặc tự kỷ, cần tìm tòi và nhờ các chuyên gia để có phương pháp đúng đắn.
Liên quan đến câu chuyện em L.Đ.T (11 tuổi, ở Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn chưa viết được tên mình, rất nhiều ý kiến độc giả cho rằng cần có một giải pháp giáo dục cho em L.Đ.T để em có thể học tập và hòa nhập với cộng đồng.
Để có cái nhìn rõ hơn về vấn đề trên, PV báo điện tử Dân trí đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch hội tâm lý giáo dục Hà Nội.
Bố mẹ phải hy sinh để dạy con
Mở đầu buổi trò chuyện, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ về những trường hợp học sinh chậm nhận thức mà ông đã từng gặp trong sự nghiệp giáo dục của mình. Theo ông Lâm, chuyện học trò chậm nhận thức hay tự kỷ không phải câu chuyện hiếm.
Cách đây khoảng 7 năm, ông Lâm từng gặp trường hợp học sinh khó khăn trong nhận thức, gia đình học sinh này cũng hoàn cảnh, bố mẹ ly dị, chỉ còn mẹ chăm sóc. “Em học sinh này mắc bệnh không thể tập trung nhưng khi tập trung thì học rất nhanh”, ông Lâm nói.
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm
Sau đó, ông Lâm đã phải mời chuyên gia về tâm lý của Pháp tới xem xét, giúp đỡ cho học sinh của mình. Ông Lâm cũng trực tiếp đưa học sinh đến bệnh viện để thăm khám và trực tiếp tham gia hội chẩn cùng.
Câu chuyện kể của tiến sĩ Lâm để nhắn nhủ rằng, ngay khi phát hiện học sinh có biểu hiện chậm nhận thức, đặc biệt là ở “lứa tuổi vàng” khi bắt đầu bước vào cấp tiểu học, nhà trường và phụ huynh cần có những biện pháp kịp thời để giúp con trẻ.
Tiến sĩ Lâm phân tích, đối với trẻ chậm phát triển, chậm nhận thức hoặc trường hợp trẻ tự kỷ, về mặt tâm lý học, mỗi đứa trẻ sẽ có một xu hướng biểu hiện khác nhau, có thể tăng động, không chú ý, trầm cảm, lỳ lợm…Nhưng điều quan trọng chúng ta cần phải tìm ra thế mạnh và điểm yếu của chúng.
“Việc tìm ra được mặt mạnh, mặt yếu của trẻ chinh là chìa khóa để giúp trẻ có thể học tập kiến thức, từ đó sẽ có cơ hội hòa nhập với các bạn cùng trang lứa. Ví dụ điển hình như một cặp vợ chồng ở Canada mà tôi biết, họ có cô con gái bị tự kỷ nhưng bố cô bé đã khám phá ra khả năng hội họa và dạy cô trở thành một họa sĩ nổi tiếng”, Tiến sĩ Lâm cho hay.
Đối với trường hợp của em học sinh lớp 5 không viết được tên mình, Tiến sĩ Lâm cho rằng, hoàn cảnh gia đình khó khăn cũng là một trở ngại lớn. Tuy nhiên, trách nhiệm của gia đình đối với em T. là rất lớn và không ai có thể gánh vác thay được. Bố mẹ em T. sẽ phải đóng vai trò chính, phải tìm tòi ra cách để dạy con, phải hy sinh cả thời gian, của cải để điều trị cho con.
“Bố mẹ em T. không thể chờ đợi mà phải chủ động hiểu thật sâu con mình và cùng phối hợp với nhà trường, với các chuyên gia để giúp con”, Tiến sĩ Lâm nhấn mạnh.
Theo Chủ tịch hội tâm lý giáo dục Hà Nội, bố mẹ chính là người ở gần con nhất nên sẽ nắm được những biểu hiện tâm lý, không ai khác, chính bố mẹ là người phải học các phương pháp để áp dụng dạy con khi trẻ chậm nhận thức hoặc tự kỷ. Nếu phương pháp không phù hợp phải thay đổi.
Thầy cô đừng dừng lại ở “chịu đựng”
Bàn về vai trò của nhà trường khi dạy những học sinh chậm nhận thức, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, giáo dục không nên chạy theo phổ cập, thấy trẻ chậm nhận thức xếp vào trẻ khuyết tật rồi yên tâm là không được.
Video đang HOT
Nhà trường phải là người đồng hành, các thầy cô trực tiếp dạy các em cũng phải tìm tòi và được huấn luyện về phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên, thầy Lâm cũng chỉ ra một điểm yếu ở giáo dục đối với trẻ chậm nhận thức đó là các thầy cô mới dừng lại ở mức “chịu đựng”.
Em L.Đ.T học lên lớp 5 vẫn không viết được tên mình
“Thực tế việc chịu đựng của thầy cô là rất đáng quý nhưng chưa đủ, chưa đạt, thầy cô và nhà trường cần chủ động tìm hiểu và áp dụng những phương pháp riêng cho những em học sinh có vấn đề về nhận thức.
Ở nước ngoài luôn có các chuyên gia huấn luyện, hỗ trợ cho thầy cô và gia đình nhưng ở Việt Nam thì chưa làm được điều này, đây cũng là một thiệt thòi lớn cho các em học sinh”, Tiến sỹ Lâm phân tích.
Việc dạy học trẻ chậm nhận thức, trẻ tự kỷ cũng không thể để cho cô giáo chủ nhiệm phải gánh vác một mình, ban giám hiệu nhà trường cũng phải thường xuyên quan tâm, hàng năm phải có các hội đồng để đánh giá sự tiến bộ của em đó. Đặc biệt, phải để các bạn học trong lớp dùng tình yêu thương, quan tâm, giúp đỡ cho em học sinh chậm nhận thức hoặc tự kỷ.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần xem xét mức độ của học sinh chậm nhận thức hoặc tự kỷ để có thời gian cho các em hòa nhập chứ không phải cứ xếp em vào học sinh khuyết tật và cho ngồi lớp cùng học cùng chơi. Có những em phải dạy học riêng và chỉ cho vui chơi cùng bạn bè.
Như trường hợp của em T., tiến sĩ Lâm cho rằng, việc để em lên lớp tuần tự như vậy là không nên mà nhà trường cần nhờ đến các chuyên gia hoặc các trung tâm để hỗ trợ cho gia đình. Đặc biệt, lứa tuổi khi mới vào lớp 1 là lứa tuổi vàng, nhà trường cần đặc biệt chú ý để điều trị sớm vì nếu để quá muộn sẽ hỏng cả tương lai của con trẻ.
Lê Tú
Theo Dantri
Nghiệt ngã thảm cảnh gia đình sau vụ cháy chợ Phùng Khoang
Vụ cháy đã thiêu rụi toàn bộ tài sản, càng nguy kịch hơn khi gia đình có 4 người thì người còn, người mất. Cảnh tang tóc, đau thương bao trùm khi người nằm trong nhà xác, người nguy kịch trong phòng cấp cứu...
Vào khoa Hồi sức tích cực của Viện Bỏng quốc gia thăm gia đình chị Nguyễn Thị Duyên - nạn nhân trong vụ cháy chợ Phùng Khoang sáng sớm ngày 18/5/2015, chưa bao giờ tôi lại được các bác sĩ và người nhà dặn dò cẩn thận đến thế. "Bố các cháu đã tử vong rồi em ạ, hiện đã đưa vào nhà xác nhưng các chị vẫn nói dối mẹ con nó là bố nó bị nhẹ hơn hiện đang cấp cứu bên bệnh viện Xanh Pôn. Nó thì vẫn không tin đâu nên cứ gặng hỏi nên khi em vào xin em cũng đừng nói gì cả nhé vì nó mà biết tin giờ nó sẽ không sống nổi mất" - Vừa nức nở, chị Phạm Tố Uyên bộc bạch về tai nạn kinh hoàng vừa xảy ra với gia đình em dâu.
Phòng bệnh của hai mẹ con chị Duyên trong vụ cháy kinh hoàng ở chợ Phùng Khoang sáng ngày 18/5/2015
Bé Linh Giang với 50% bỏng, 13% bỏng sâu độ 3,4 ở mặt, thân, chi.
Từ tay...
...Đến chân đều bị bỏng nặng.
Phòng bệnh trắng toát, hai mẹ con nằm cạnh nhau nhưng không thể gọi, chỉ thỉnh thoảng trong cơn tỉnh, cơn mê cả hai mẹ con đều gọi tên bố rồi lại nhanh chóng ngất lịm đi. Là người điều trị trực tiếp cho ca bệnh này, bác sĩ Lê Quang Thảo - Khoa Hồi sức tích cực, Viện Bỏng quốc gia ái ngại cho hay: "Bệnh nhân Nguyễn Thị Duyên bỏng rộng 56%, trong đó có 13% bỏng sâu độ 3,4 ở thân, tứ chi; con của chị Duyên là Phạm Linh Giang bỏng rộng 50% cơ thể, trong đó có 13% bỏng sâu ở mặt, thân, chi; con tiếp là bé Phạm Quỳnh Trâm mới 8 tháng tuổi thì bỏng 15% độ 2,3 ở thân, chi, mặt. Tình trạng bỏng hiện tại cả 3 mẹ con là rất nặng, ở bệnh viện bệnh nhân đã được chống sốc, giảm đau, tắm điều trị và sử dụng nhiều thuốc hỗ trợ tích cực, tuy nhiên đây là giai đoạn hết sức khó khăn của cả 3 mẹ con bởi giai đoạn sốc bỏng là vô cùng nguy kịch".
Chị Duyên thi thoảng tỉnh lại là vội vàng hỏi chồng và các con.
Bị bỏng nặng với 56% diện tích cơ thể, 13% bỏng sâu độ 3,4 tính mạng của chị Duyên vô cùng nguy kịch.
Theo lời chỉ dẫn của bác sĩ, tôi trở sang phòng bệnh ở gần đó để thăm bé Quỳnh Trâm, cô bé có gương mặt đẹp, bầu bĩnh, đáng yêu đang cố ngước mặt lên hớp từng giọt nước mà bác em bón cho qua chiếc ống hút nhựa. Vừa chăm cháu, chị Nguyễn Thị Nga vừa nghẹn lời: "Sáng nay nhận được điện báo là chị chạy vào đây ngay, thật tình chị chưa hiểu đầu đuôi vụ tai nạn ra sao, chỉ biết là bố cháu mất rồi, hai mẹ con nó thì nằm ở kia, con bé Trâm nó khát sữa cứ khóc lên ngằn ngặt nhưng bác vội quá chưa mua được sữa nên cho uống tạm chút nước. Nhìn cháu mà đứt hết ruột gan, bố thì chết, mẹ và chị thì chưa biết sống chết ra sao, cháu thì còn bé quá".
Bé Quỳnh Trâm 8 tháng tuổi dù được mẹ quấn chăn nhưng ngọn lửa bốc lên ngùn ngụt khiến em bỏng 15% cơ thể.
Nhìn cháu, chị Nga ngẹn lời kể chuyện gia đình.
Dứt lời, chị Nga lại nức nở: "Gia đình em Duyên, Doanh quê ở xóm 11, xã Xuân Thành, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định nhưng các em lên đây cũng lâu rồi vì ở quê chỉ làm ruộng thì không đủ cái ăn và trang trải tiền học cho các cháu. Vợ chồng, con cái thuê ki ốt ở khu vực chợ Phùng Khoang để bán bánh mì, đồ ăn sáng thì đánh đùng tai nạn xảy ra. Giờ thì không còn gì nữa mà người còn, người mất..."
Không kịp mua cho cháu hộp sữa...
Quỳnh Trâm phải uống tạm chút nước cho đỡ đói.
Em còn quá bé chưa biết thảm kịch của gia đình đã diễn ra.
Nỗi đau quá lớn khiến những người có mặt chỉ biết lặng lẽ nhìn mà trong lòng nghẹn lại trước hai phòng bệnh nơi 3 mẹ con đang nằm. Tình cảnh khẩn cấp lắm rồi khi họ hoàn toàn vô sản, người còn, người mất nhưng vẫn đang giấu biệt thông tin về nhau. Và trong tiếng thở gấp gáp, vội vàng như để giành lấy từng chút sự sống, chị Duyên vẫn ú ớ gọi tên chồng nhưng không hay biết anh đã về thế giới bên kia bởi trong những giây phút cuối cuộc đời người đàn ông ấy đã vắt kiệt hết sức lực dành phần sống cho 3 mẹ con. Đắng, nghẹn... Nước mắt tôi lại trào ra lúc nào không hay khi tiếng bé Trâm lại òa khóc, em khát sữa rồi mà bố không còn, mẹ thì nằm đó.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1795: Chị Nguyễn Thị Duyên (Xóm 11, xã Xuân Thành, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) Hiện 3 mẹ con chị Duyên đang cấp cứu tại khoa Hồi sức tích cực - Viện Bỏng quốc gia, Hà Nội Số ĐT: 0915.939.844 (Số ĐT của chị dâu Phạm Thị Uyên) 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Thiên Ân
Theo Dantri
Khốn cùng người mẹ hơn 20 năm chăm con liệt, chồng điên Đã hơn 20 năm nay, con chỉ biết nằm một chỗ ú ớ, ê a như đứa trẻ, mẹ nhìn con mà lòng đau quặn thắt. Và cũng ngần ấy năm, người bố tâm thần của con chỉ biết làm một việc, là ngày ngày ra đường lẩm bẩm, lảm nhảm..., đói bụng thì mò về. Bao nỗi bất hạnh chồng chất cứ...