HS bất chấp tính mạng đầm mình trong nước lạnh để đến trường
Hàng ngày, nhiều học sinh trong làng phải băng qua con sông rộng 70m để đến trường.
Tại ngôi làng Lambung Bukik, đảo Sumatra, Indonesia, học sinh bất chấp tính mạng của mình lội qua con sông nước sâu hàng mét, rộng đến 70m để đi học. Tình trạng này đã diễn ra rất nhiều năm nay.
Để đến được ngôi trường Kayu Gadang, ban đầu học sinh nơi đây phải cởi bỏ tất và giầy dép, sau đó cho chúng vào trong cặp rồi lội sông, một tay giữ quần còn một tay giơ cao để giữ cặp không bị ướt. Các nhiếp ảnh gia ghi lại hình ảnh này cho biết, một học sinh thường mất tới 30 phút để lội sang sông. Sau đó còn mất thêm khoảng thời gian nữa để đi trên một con đường đất nhỏ trong rừng mới tới được trường. Cũng vì phải lội qua sông mà nhiều học sinh bắt buộc phải nghỉ học vì tình trạng sức khỏe không đảm bảo.
Hòn đảo Sumatra là hòn đảo lớn thứ 6 thế giới và là hòn đảo lớn nhất Indonesia. Nhưng ngược lại, tính mạng của các học sinh tiểu học và trung học tại đây lại chưa được quan chức địa phương quan tâm đúng mức.
Ngày nào các học sinh ở đây cũng phải lội sông đi học
Nước sâu khiến quần áo của học sinh ướt hết
Có đoạn sông rộng tới 70m
Video đang HOT
Cảnh tượng này diễn ra nhiều năm nay
Phụ huynh giúp đẩy thuyền
Tuy nhiên, chỉ những chỗ nước quá sâu học sinh mới được đi thuyền
Bất chấp nguy hiểm nhưng không còn cách nào khác để đến trường
Lên tới bờ mới mặc lại quần áo, đi giầy dép
Đi tiếp đoạn đường rừng nữa mới đến trường
Theo Đất việt
Bé gái bị chặt đầu vì cự tuyệt kết hôn
Bé gái Gastina, mới học lớp 7, bị 2 người đàn ông chặt đầu tuần trước vì "dám" từ chối kết hôn.
Hình ảnh 2 phụ nữ ở tỉnh Kunduz, Afghanistan.
Gastina mới chỉ 14 tuổi. Cô bé không nhận thấy những nguy hiểm đe dọa tính mạng của cô.
Thứ 3 tuần trước, tức ngày 27/11, cô bé đang lấy nước lúc 9h sáng cạnh nhà ở Kunduz, Afghanistan thì có 2 nam giới đến cắt cổ cô bé.
Ông Sayed Sarwar, cảnh sát tỉnh Kunduz, trả lời phỏng vấn của The Daily Beastqua điện thoại: "Chúng thậm chí không để cho cô bé kêu cứu".
Nadiya Guyah, Chủ tịch hội phụ nữ tỉnh Kunduz, chia sẻ: "Cô bé bị chặt đầu một cách dã man chỉ vì từ chối kết hôn".
Hai gã đàn ông kia là anh em trong nhà có tên là Sadeq và Masood. Chúng bị bắt sau khi gây án.
Trước đó, Sadeq, Masood và gia đình chúng đã đe dọa cha của Gastina, ông Noor Rahman, rằng sẽ không có chuyện từ chối kết hôn với Masood. Ông Rahman vẫn giữ lập trường, khẳng định rằng con gái ông còn quá nhỏ. Theo lời của cảnh sát Sarwar, Masood cầu hôn nhiều lần nhưng bị từ chối. Hắn tỏ ra rất tức giận.
Ngay sau khi giết hại Gastina, 2 gã đàn ông phi tang quần áo dính máu và chạy trốn. Cảnh sát đã bắt được chúng và hiện chúng đang bị giam giữ. Tuy nhiên, biện pháp xử lý thì chưa rõ.
Trường hợp của Gastine không hề hiếm ở Afghanistan. Ở miền Đông Afghanistan, nhiều cô gái mới tuổi teen bị cắt mũi, cắt tai hoặc bị tấn công vì làm ô nhục thanh danh gia đình khi từ chối kết hôn. Con số các cô gái mới lớn tự tử bằng cách nhảy lầu, uống thuộc độc... đang gia tăng vì bị cưỡng hôn.
Bà Guyah cho biết Gastina chỉ là một trong số nhiều cô gái, phụ nữ là nạn nhân của tình trạng bạo lực ở Kunduz. Bà Guyah dẫn ra một số trường hợp điển hình khác.
Ở tỉnh lân cận Chardara, người ta tìm thấy thi thể một bé gái và không ai nhận thi thể đó trong vòng hơn một tuần. Theo bà, ẩn sau cái chết tức tưởi trên là vấn đề từ phía gia đình. Một trường hợp không kém phần bi thảm, đó là người vợ bị chồng giết vì sinh con gái. Thảm kịch đau lòng nữa là trường hợp chồng cũ giết vợ cũ và 3 đứa con để giành tài sản.
Gà Guyah nói: "Năm nay, tình trạng bạo lực với phụ nữ gia tăng và đây là dấu hiệu đáng lo ngại cho phụ nữ trong tương lai. Đây là vấn đề văn hóa trong xã hội chúng ta. Chúng tôi đã đề nghị mức án tử hình cho trong những trường hợp như thế này". Tuy nhiên, theo bà Guyah, thông thường, những kẻ giết người dã man trên trốn hoặc thậm chí không bị phạt gì.
Có lẽ không ai hiểu về sự nguy hiểm tính mạng khi từ chối kết hôn đối với phụ nữ trong xã hội Afghanistan bằng một cựu biên tập viên truyền hình giấu tên. Năm 2003, chồng cô bị Taliban giết hại năm 2003, để lại cô cùng 6 đứa con. Gia đình chồng không muốn một góa phụ sống trong nhà nên đã ép cô lấy anh trai chồng. Cô nhất quyết không làm điều đó. Cô nói với nhà chồng là không muốn kết hôn lần 2. Nữ biên tập viên bộc bạch: "Tôi đoán là họ định giết tôi hoặc ép tôi kết hôn. Tôi chỉ có lựa chọn duy nhất là rời nhà và đến Pakistan cùng với các con tôi".
Là người có học, người phụ nữ trên có quyền lựa chọn. Trong khi đó, đa số phụ nữ ở Afghanistan không có được điều đó. Biên tập viên trên nói: "Tôi đã may mắn trốn thoát. Nếu tôi nghèo khổ và không có học thức như nhiều phụ nữ Afghanistankhác, tôi sẽ phải kết hôn hoặc bị giết hại".
Người phụ nữ trên cũng cho biết, cô không lạc quan về sự thay đổi nhanh chóng ởAfghanistan mặc dù tiến trình bảo vệ các cô gái, phụ nữ ở đất nước Hồi giáo trên đã tiến hành cả thập kỷ qua. Theo cô, sẽ cần đến cả thập kỷ để thay đổi ý thức của đàn ông Afghanistan hoặc thậm chí, có thể không thay đổi được.
ĐỖ QUYÊN
Theo Infonet
Thót tim nhìn học sinh Indonesia mạo hiểm tính mạng đến trường Cây cầu cao hàng trăm mét, không phải dành cho người đi bộ, không có hệ thống bảo vệ... nhưng các học sinh vẫn sử dụng hàng ngày để tiết kiệm thời gian đến trường. Trẻ em tại làng Suro và làng Plempungan, Java, Indonesia đang bất chấp tính mạng của mình để vượt cầu tới trường. Đây không phải là một cây...