HQ tiết lộ nơi đặt “bảo bối trấn quốc” THAAD
Mỹ đã tuyên bố việc khiển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại Hàn Quốc từ tháng 4 nhưng chưa từng nhắc đến vị trí đặt THAAD cho đến hôm nay.
Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ
Hàn Quốc vừa công bố việc triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến ở quận Seongju, phía nam nước này.
Trong tuyên bố, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Yoo Seung Jeh cho biết vị trí của hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) sẽ “tối đa hóa hiệu quả quân sự của THAAD và đảm bảo sự an toàn của người dân địa phương.”
Washington và Seoul công bố sẽ triển khai THAAD vào tuần trước, khiến Triều Tiên tức giận. Nước này đe dọa sẽ có một “hành động thực tế” chống lại THAAD và khiến các đồng minh “phải chịu đựng sự lo lắng và hoảng sợ cùng cực.”
Ông Yoo nói THAAD sẽ “bảo vệ một nửa đến hai phần ba công dân Hàn Quốc khỏi các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, và sẽ tăng cường khả năng quân sự, sẵn sàng bảo vệ các cơ sở hạ tầng quốc gia quan trọng như các nhà máy điện hạt nhân và thiết bị lưu trữ dầu.”
Hệ thống THAAD khai hỏa có tỉ lệ bắn trúng gần 100%
Video đang HOT
Hệ thống THAAD có thể bắn hạ các tên lửa đạn đạo tầm ngắn, trung ở tốc độ và độ cao đáng kể. THAAD được Mỹ sử dụng trong nhiều năm qua để bảo vệ các đơn vị quân sự của mình.
Trung Quốc và Nga cũng lên tiếng thể hiện sự quan ngại về THAAD. Tuần trước, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói rằng việc triển khai THAAD ở Hàn Quốc là “phi lý”.
Hàn Quốc đã tái khẳng định THAAD hoàn toàn chỉ mang tính chất phòng thủ và chỉ được sử dụng chống lại các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Ngày 11.7, phát biểu với các thư ký tổng thống cao cấp, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cho biết mối đe dọa đến từ Triều Tiên là “vấn đề đe dọa tính mạng” đối với tương lai và cuộc sống của người dân Hàn Quốc.
“Không có lý do nào mà chúng tôi lại sử dụng THAAD chống lại hoặc xen vào lợi ích an ninh của một quốc gia thứ 3 ngoài Triều Tiên,” bà nói thêm.
Theo Danviet
Mỹ sẽ tham chiến khắp thế giới nếu bà Hillary Clinton làm tổng thống?
Theo tờ Huffington Post, thực tế đã chứng minh ứng viên rất triển vọng cho vị trí Tổng thống Mỹ, bà Hillary Clinton, là một người hiếu chiến, tin tưởng mạnh mẽ vào các biện pháp quân sự và sẵn sàng sử dụng quân đội.
Huffington Post cho rằng, luận điểm trên được chứng minh qua mọi hành động của bà Hillary khi bà còn là một nghị sĩ hay Ngoại trưởng Mỹ, cũng như những phát biểu và tuyên bố gần đây của bà trong chiến dịch tranh cử tổng thống.
Bà luôn tin rằng các lợi ích cốt lõi của Mỹ đang bị thách thức trên toàn cầu và luôn ủng hộ can thiệp theo chủ trương ngăn chặn ở những nơi như Syria, Libya hay chủ trương phòng thủ đối với những đối thủ tiềm năng như Trung Quốc hay Nga.
Ngay từ đầu chiến dịch tranh cử, bà đã chỉ trích Nhà Trắng vì không có những chính sách cứng rắn đối với Tổng thống Syria Bashar al-Assad, Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Mỹ sẽ rải quân khắp thế giới nếu bà Hillary lên làm tổng thống?
Bà Hillary rất nhiều lần bị chỉ trích là một người hiếu chiến. Những người phản đối bà thường "kể tội" bà đã ủng hộ cho cuộc xâm lược Iraq, cổ vũ cuộc chiến toàn cầu chống chủ nghĩa khủng bố, hợp tác cùng Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates (nhiệm kì 2007-2011) để thúc giục ông Obama can thiệp sâu hơn vào Afghanistan; ủng hộ can thiệp quân sự trực tiếp vào Syria để lật đổ ông Assad...
Bà cũng có thái độ gay gắt với Iran ngay cả khi các cường quốc thế giới đã đạt được thỏa thuận hạt nhân lịch sử với nước này. Ngoài ra, bà cũng tỏ ra rất cứng rắn đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, đặc biệt là sau khi Nga sáp nhập Crimea.
Không phải ngẫu nhiên cố vấn chính trị người Mỹ Robert Kagan và nhiều nhân vật tân bảo thủ nổi tiếng khác luôn dành cho bà Hillary Clinton những lời nhận xét tốt đẹp. Họ cho rằng bà Hillary sẽ là một Tổng thống Mỹ táo bạo, cứng rắn trong các chính sách đối ngoại.
Những người ủng hộ bà Hillary biện minh rằng, cần phải tìm hiểu quan điểm "diều hâu" (hiếu chiến) của bà trong bối cảnh chính trị. Họ giải thích, tham vọng trở thành Tổng thống Mỹ đã buộc bà phải cứng rắn trong việc giải quyết những vấn đề an ninh quốc gia, mối quan tâm hàng đầu của nhiều cử tri Mỹ. Hơn nữa, là một phụ nữ theo đuổi vị trí người đứng đầu của cường quốc số một thế giới, bà cũng cần phải có những lời hùng biện để tạo ấn tượng là một người thật sự "dám nghĩ dám làm".
Bà Hillary Clinton - Ứng viên rất triển vọng cho vị trí Tổng thống Mỹ.
Ông Jack Keane, một vị tướng bốn sao của Mỹ nay đã nghỉ hưu, cho hay, vấn đề của ông Obama nằm ở chỗ, mọi người đều cho rằng ông sẽ không dám dùng sức mạnh quân sự. Điều đó làm suy yếu các nỗ lực ngoại giao của ông. Trong khi đó, bà Hillary luôn thể hiện được việc bà sẽ dùng giải pháp quân sự khi cần thiết. Đó cũng là khác biệt lớn giữa ông Obama và bà Hillary Clinton.
Trong một bài viết được đăng tải hôm 21/4/2016, ông Mark Lander của New York Times khẳng định, bà Hillary Clinton là nhân vật "diều hâu" thực sự duy nhất còn lại trong cuộc đua Tổng thống Mỹ 2016. Bà luôn tin rằng sức mạnh quân sự đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia. Theo bà, việc Mỹ can thiệp ở nhiều nơi trên thế giới có lợi nhiều hơn là có hại và Mỹ có thẩm quyền hiện diện ở mọi nơi trên thế giới.
Tờ New York Times còn dẫn lời ông Vali Nasr, người từng phục vụ tại Bộ ngoại giao Mỹ trong nhiệm kỳ đầu của ông Obama nhận xét: "Bà Hillary tin vào tầm quan trọng của sức mạnh quân sự để đối phó khủng bố hay khẳng định tầm ảnh hưởng của Mỹ".
Nói như vậy có nghĩa là, nếu bà Hillary lên làm tổng thống, Mỹ sẽ ngay lập tức đưa một lượng quân lớn vào Syria? Tăng cường các nỗ lực quân sự chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Iraq? Triển khai các lực lượng do Mỹ dẫn đầu vào Libya? Khiêu khích hơn nữa đối với Nga ở Đông Âu? Mời Ukraine gia nhập NATO?
Theo tờ Huffington Post, còn quá sớm để trả lời những câu hỏi như vậy. Với tư cách là người ngoài cuộc, bà Hillary có thể hùng biện một cách hùng hồn. Tuy nhiên, một khi là người đưa ra quyết định thực sự về việc triển khai quân sự và phải đối phó thực sự với những hậu quả của nó, bà chắc chắn sẽ hành động thận trọng hơn.
Thực tế là, bà Hillary có nhiều khả năng bị vấp vào một cuộc chiến thay vì là người khơi mào chiến tranh. Thứ nhất, hiện không có nơi nào đủ hấp dẫn để nước Mỹ can thiệp quân sự ồ ạt. Iran hiện đang là mục tiêu hàng đầu của nhóm người tân bảo thủ, tuy nhiên nước Mỹ đã không còn cớ tấn công sau khi Tehran đạt được thỏa thuận hạt nhân lịch sử với các cường quốc thế giới. Iraq và Syria cũng là những mục tiêu có thể xảy ra. Nhưng nếu định tấn công, Washington sẽ phải xác định kẻ thù là ai và mục đích là gì. IS là mục tiêu rõ ràng nhưng tổ chức này hiện đã bị kiềm chế và đang ngày càng suy yếu trước các đợt tấn công của quân đội Syria do Nga hậu thuẫn. Có Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Tuy nhiên, nếu đưa quân vào thời điểm này, thay vì đối đầu với quân đội Syria, quân đội Mỹ sẽ phải đối đầu với cả quân đội Nga.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Huffington Post và tờ New York Times.
Theo Infonet
Thủ tướng Medvedev: Nga phải duy trì vị trí thứ hai trong xuất khẩu vũ khí Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev ngày 30-5 cho biết, Moscow hiện đang giữ vị trí thứ hai trong xuất khẩu vũ khí và cần phải duy trì thứ hạng này. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev Ông Medveded đã yêu cầu Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin kiểm soát việc thực hiện chương trình phát triển công nghiệp quốc phòng vừa được chấp thuận cho...