HQ: Nô lệ tình dục khắc khoải chờ xin lỗi
Những cụ bà một thời bị ép phục vụ trong hệ thống nhà thổ của quân đội Nhật đang sống những ngày cuối đời tại khu nhà dưỡng lão nằm cạnh viện bảo tàng trưng bày chứng tích khổ đau của họ. Ngày càng nhiều người ra đi vì tuổi cao sức yếu và không thể chờ đến lúc nhận được lời xin lỗi thực sự chân thành.
Trên con phố quanh co của một vùng quê Hàn Quốc có một khu nhà được bao quanh bởi nhiều ruộng cà chua và bông.
Từ mái hiên cong nhìn xuống con đường nhỏ, người ta có thể trông thấy một số bức tượng và đài tưởng niệm đặc trưng. Khu bãi đỗ xe trải sỏi to hơn khu nhà mà 9 cụ bà đang sinh sống. Ở đây có rất nhiều tờ rơi in bằng tiếng Anh, tiếng Nhật và tiếng Hàn đặt ngoài cửa.
Dù chiếc TV trong phòng khách vẫn chiếu chương trình giải trí truyền hình nhưng đây không phải khu nhà của người về hưu. Đây là một bảo tàng sống, được gọi là Ngôi nhà chia sẻ, và những bức tượng nói lên câu chuyện không bình thường của người đang sống – “những phụ nữ giải trí” cho lính Nhật thời chiến tranh.
Một buổi biểu tình của phụ nữ “giải trí” Hàn Quốc trước cửa đại sứ quán Nhật Bản
Người nhỏ tuổi nhất ở đây năm nay cũng đã 84, và và tất cả họ đều giống nhau một điểm: Tuổi trẻ bị chôn vùi trong những nhà thổ của quân đội Nhật suốt Thế chiến 2.
Cụ Yi Ok-seon giờ đã già yếu đến nỗi không còn khả năng nói tròn vành rõ chữ. Nhưng đôi mắt cụ, khi nhìn người đối diện, vẫn sắc sảo.
Ok-seon kể rằng cụ mới 15 tuổi khi bị một người Hàn Quốc và một người Nhật bắt đến vùng tây bắc Trung Quốc hồi còn nằm dưới quyền kiểm soát của Nhật. Nhiều lần xin bố mẹ được đến trường học, nhưng Ok-seon không được chấp nhận vì nhà quá đông con mà lại nghèo. Lúc bị bắt đi, Ok-seon đang làm việc xa nhà.
Ok-seon bị ép làm nô lệ tình dục ở Trung Quốc suốt 3 năm, tại các “trung tâm giải trí” do quân đội Nhật Bản xây để phục vụ quân lính.
“Tôi cảm thấy bị xâm phạm, bị lừa dối, bị lấy đi tuổi trẻ. Chỗ đó giống như lò mổ, nhưng không phải dành cho động vật, mà dành cho con người. Quá nhiều điều kinh khủng xảy ra ở đó”, cụ Ok-seon kể.
Yi Ok-seon ngày ấy và bây giờ
Ok-seon vẫn còn nhiều vết sẹo trên chân tay vì bị đâm bằng dao. Một tình nguyện viên trong khu chăm sóc cho biết cụ Ok-seon bị thương quá nhiều vào thời gian đó, nên sau này không thể sinh con.
Video đang HOT
Ước tính khoảng 200.000 phụ nữ bị ép phục vụ trong các nhà thổ của quân đội Nhật, đa số là người Hàn Quốc. Trước khi Thế chiến 2 kết thúc, bán đảo Triều Tiên vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của Nhật Bản, nên người dân bị ép phải học tiếng Nhật. Điều này nghĩa là lính Nhật dễ giao tiếp với phụ nữ Hàn Quốc hơn phụ nữ ở các nước châu Á khác.
Rất nhiều người chết trong giai đoạn này hoặc không lâu sau đó. Khi vấn đề được đưa ra ánh sáng vào năm 1981 thì chỉ còn 234 người trở về Hàn Quốc. Đến giờ thì chỉ còn 59 người được biết đến là còn sống, và 9 người trong đó đang sống cùng nhau ở Ngôi nhà chia sẻ nằm tại TP. Gwangju, tỉnh Gyeonggi.
Tại khu nhà này, mỗi cụ đều được ở phòng riêng, có tủ lạnh, giá sách và điện thoại. Người quản lý khu nhà cho biết sau tất cả những gì đã trải qua, các cụ bà ở đây cần có không gian riêng. “Họ không còn tin tưởng ai, và thậm chí chẳng tin nhau”.
Bên ngoài khu vườn khá đẹp có bức tượng bán thân một phụ nữ khỏa thân với khuôn mặt cụp xuống, vai gồng lên. Đối diện bức tượng là khoảng sân có nhiều tượng bán thân tưởng niệm những người đã qua đời.
Một khu nhà thổ của quân đội Nhật tại Nam Kinh, Trung Quốc
Tuổi đời ngày càng cao của những người còn sống sót là khó khăn lớn nhất của quá trình chờ đợi sự thừa nhận đầy đủ từ Nhật Bản đối với quá khứ.
“Chúng tôi đều già quá rồi, và đang tiếp nối nhau chết đi. Về lịch sử thì cuộc chiến đã kết thúc, nhưng đối với chúng tôi thì chưa, và không bao giờ. Chúng tôi muốn Hoàng đế Nhật Bản đến đây, quỳ gối trước mặt chúng tôi và xin lỗi chân thành. Nhưng tôi nghĩ người Nhật chỉ đang chờ chúng tôi chết”, cụ Ok-seon nói.
Cách đây 20 năm, chính phủ Nhật đã xin lỗi một lần.
Thông báo của Tổng thư ký nội các hồi đó là ông Yohei Kono thừa nhận “quân đội Nhật Bản, trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc thiết lập và quản lý các trại giải trí và chuyển giao phụ nữ giải trí…mà nhiều người trong đó bị ép phục vụ trái ý muốn”.
Chính phủ Nhật Bản muốn “xin lỗi chân thành và hối hận tới tất cả những ai trải qua nỗi đau không để đo đếm được về cả thể chất và tâm lý”.
Một quỹ đền bù tư nhân được lập ra để giúp đỡ nhóm phụ nữ này.
Nhưng đối với nhiều phụ nữ giải trí, điều đó là chưa đủ. Sách giáo khoa Nhật Bản gần như không nhắc gì đến điều này, và vẫn có nhiều chính trị gia Nhật Bản tiếp tục nói rằng phụ nữ làm việc trong nhà thổ là do tình nguyện.
Số ít người còn sống sót vẫn chờ đợi một lời xin lỗi chân thành
Một thị trưởng theo tư tưởng dân tộc chủ nghĩa gần đây nói rằng phụ nữ giải trí cho quân đội Nhật Bản là “cần thiết”, và Thủ tướng Shinzo Abe thậm chí còn ngờ vực lời xin lỗi trước đây của đất nước mình.
Để nâng cao nhận thức và tiếng nói về vấn đề này, Ngôi nhà chia sẻ đã xây một bảo tàng lịch sử gần khu nhà để trưng bày nhiều tài liệu chính thống, các bức ảnh, bức họa và câu chuyện được nhiều người sống sót kể lại.
Bảo tàng thu hút một số lượng khách tham quan nhất định từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có một nhóm sinh viên Mỹ đến nghiên cứu và tham quan Hàn Quốc. Đa số họ đều chưa từng nghe về việc quân đội Mỹ ép phụ nữ giải trí cho quân lính Nhật.
“Tôi học 3 năm lịch sử ở đại học, nên điều tôi băn khoăn là tại sao ở Mỹ chúng tôi không được học về điều này”, sinh viên ngành luật Christopher DeWald nói. “Đặc biệt là cuộc xung đột giữa miền bắc và miền nam Hàn Quốc, chiến tranh Triều Tiên, nơi người Mỹ giúp đỡ Hàn Quốc. Điều này rất gần gũi với chúng tôi vì chúng rôi rất thân với Hàn Quốc”.
40% khách du lịch tới Ngôi nhà chia sẻ đến từ Nhật Bản, những người muốn đến đây để tìm hiểu về quá khứ của đất nước. Một vài cụ bà ở đây thỉnh thoảng vẫn gặp khách tham quan người Nhật – đa phần là do sắp xếp trước – để được thừa nhận và nâng cao nhận thức.
Nhưng có lẽ chỉ vài năm nữa, một bộ sưu tập ít ỏi các bức ảnh, đồ đạc và bức tượng đau buồn là tất cả những gì còn sót lại.
Theo 24h
Cụ ông 98 tuổi và hành trình tìm kho vàng 4000 tấn
Sáng 10/3, cụ Trần Văn Tiệp (98 tuổi) đã đến đỉnh núi Tàu (xã Phước Thể, H.Tuy Phong) để "định vị" cửa kho vàng.
Như vậy, người đàn ông có nửa đời đi tìm vàng này lại tiếp tục hành trình được nhiều người cho là không tưởng - đi tìm kho vàng 4.000 tấn được chôn trên núi Tàu.
Nửa đời đi tìm kho báu
Ông Trần Văn Tiệp sinh năm 1915 tại An Hải, Hải Phòng và hiện đang trú tại quận Phú Nhuận, TP.HCM.
15 tuổi, ông từ miền Bắc theo cha vào Phan Thiết lập nghiệp. Ông Tiệp từng tham gia kháng chiến chống Pháp rồi mưu sinh bằng nhiều nghề khắp các tỉnh Nam bộ. Ông được xem là một "đại gia" trong ngành buôn gỗ tại Ban Mê Thuột từ năm 1948-1957, từ 1968-1970 ông làm chủ máy xay đá tại Tuyên Đức, từ 1971-1975 ông làm trang trại ở Bình Tuy. Sau năm 1975, ông làm nghề lái xe ngang dọc khắp các nông trường ở Nam bộ.
Từ 2 bàn tay trắng người đàn ông này dựng nên một cơ ngơi khá đồ sộ tại TP.HCM, các con của ông cũng đều rất khá giả, thành đạt. Trong đó một người là tổng giám đốc một ngân hàng lớn tại TP.HCM.
Ông Trần Văn Tiệp và hồ sơ kho báu núi Tàu mà ông đã theo đuổi hơn nửa thế kỷ (Ảnh: Pháp luật TPHCM).
Nhưng tất cả những khó khăn, vất vả trong việc làm ăn đều chỉ là "tiền đề" cho giấc mộng tìm kho báu của ông Tiệp. Năm 1993, ông từng thế chấp căn nhà trên đường Nguyễn Trọng Tuyển để vay 700 triệu đồng làm chi phí tìm vàng. Suốt 10 năm trời (từ 1993-2003), đích thân ông lên tận núi Tàu chỉ huy đào bới hàng nghìn mét khối đất đá với hy vọng tìm thấy kho vàng.
Kèm theo đó, là nhiều tỷ đồng ông đã phải bỏ ra làm chi phí cho việc tìm kiếm kho báu khổng lồ.
Ngày 17/10/2011, gia đình ông Tiệp lại tiếp tục đóng cho UBND tỉnh Bình Thuận 500 triệu đồng để cam kết thực hiện việc hoàn thổ, trả lại nguyên hiện trạng ban đầu tại khu vực thực hiện thăm dò (nếu việc thăm dò không có kết quả).
Nhưng tất cả những nỗ lực của ông Tiếp đến nay vẫn là con số không, mặc dù vậy, thất bại không thể làm người đàn ông ở tuổi gần đất xa trời này nản chí. Hình ảnh ông cụ 98 tuổi nhiều năm qua có mặt khu vực này với mong muốn tìm thấy kho vàng đã trở nên quen thuộc với người dân địa phương.
Ông bảo đời ông chưa tìm thấy thì đời con ông sẽ tiếp tục đi tìm. Niềm tin "kho vàng núi Tàu" với ông không bao giờ tắt. Ông Tiệp cũng nhiều lần khẳng định việc tìm kho báu là vì không muốn một khối tài sản quá lớn đang nằm trên đất nước mình bị quên lãng, chứ không phải tìm vì cá nhân. Bởi theo quy định, nếu giá trị kho báu trên 10 tỉ đồng thì ông Tiệp chỉ được hưởng 0,5% giá trị. Tuy nhiên vì quyết định thăm dò do UBND tỉnh Bình Thuận cấp nên mức thưởng tối đa mà cấp tỉnh có thể thưởng nếu ông Tiệp tìm được kho báu chỉ không quá 200 triệu đồng (theo nghị định 96/2009/NĐ-CP).
Theo những người con của ông Tiệp, từ nhỏ các con trong gia đình ông đều nhiều lần nghe ông Tiệp nhắc và thường xuyên đi tìm "kho vàng". Anh Trần Phương Hồng, con út ông Tiệp cho biết, dù con cái trong nhà khuyên can nhưng ông Tiệp vẫn không nghe. Thấy bố quyết tâm và gia đình nghĩ rằng đấy là niềm an ủi duy nhất đối với ông lúc cuối đời, nếu ngăn cản sợ bố buồn, ảnh hưởng đến sức khỏe nên con cháu trong nhà đã thống nhất để ông làm theo ý mình.
Bởi vậy, ông Tiệp còn được các con ông ở trong nước và nước ngoài gửi tiền về hỗ trợ ông theo đuổi giấc mơ kho báu đến cuối đời.
Giấc mộng vàng
Theo lời kể của ông Tiệp, ngay từ những năm 1957, ông đã có những thông tin chính xác về "kho vàng" này khi ông tình cờ được vợ một sĩ quan cao cấp của quân đội Nhật tiết lộ về kho báu núi Tàu. Năm 1963, thông tin về kho báu núi Tàu bắt đầu hé lộ khi ông Tiệp tiếp tục được Tỉnh trưởng Bình Tuy (vùng đất phía nam Bình Thuận hiện nay) là ông Lê Văn Bường, người giữ tấm bản đồ kho báu, tiết lộ. Nhưng mãi đến năm 1975, ông Tiệp mới có thể bắt tay vào công việc tìm kiếm.
Cũng theo hồ sơ của ông Tiệp cung cấp, cuối Thế chiến thứ hai (khoảng năm 1943), trên vịnh Cà Ná (giáp ranh tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận hiện nay), tướng Yamashita của Nhật sau khi đầu hàng quân đồng minh đã đưa một hạm đội gồm 84 tàu chiến chở đầy vàng đến đây. Quân đội Nhật đã chôn giấu khoảng 4.000 tấn vàng tại một hòn núi sát với vùng biển này.
Niềm tin kho báu càng được khẳng định chắc chắn hơn với người đàn ông này khi năm 1976, tỉnh Thuận Hải (Ninh Thuận, Bình Thuận) đã tiến hành thăm dò dưới đáy biển hòn Lao Câu, cách núi Tàu 3 hải lý và phát hiện một xác tàu chiến của quân đội Nhật. Con tàu hàng ngàn tấn nhưng bị rỗng ruột càng khiến ông Tiệp kiên quyết, quân đội Nhật đã bốc toàn bộ vàng vào đất liền chôn giấu và đánh đắm tàu.
Sau nhiều năm tìm kiếm, trong lần thăm dò từ năm 1993-2003, ông Tiệp đã tìm được một thanh gươm và một vỏ bao gươm của Nhật đã cũ một đồng tiền 10.000 yen Một ống điếu bằng kim loại đã vỡ một phần hai logo Hắc Long bằng kim loại và một lá đề bằng đá... "Những cổ vật này là chứng cứ không thể bàn cãi về việc có sự hiện diện của kho vàng ở núi Tàu", ông Tiệp khẳng định trên báo Thanh niên.
Tính từ năm 1993 đến nay, UBND tỉnh Bình Thuận đã 4 lần ký văn bản cấp phép (và 2 lần gia hạn) cho ông Tiệp tìm kiếm kho vàng 4.000 tấn. Cũng khoảng thời gian này, ông đã tự bỏ kinh phí với hàng trăm lượng vàng để phục vụ cho việc tìm kiếm kho vàng, nhưng kết quả đến nay vẫn là con số không.
Và hiện nay, người đàn ông có một niềm tin mãnh liệt này vẫn chưa thôi giấc mộng tìm vàng...
Theo Dantri
Thủ tướng Nhật muốn sửa hiến pháp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm 31.1 cho biết ông có ý định sửa đổi hiến pháp hiện hành để tăng cường sức mạnh quốc phòng, theo tin tứctừ AFP ngày 1.2. Sau Thế chiến 2, Nhật Bản chấp nhận bản hiến pháp do Hoa Kỳ soạn thảo, trong đó quy định quân đội Nhật chỉ tồn tại về hình thức (gọi...