HQ: Đòi tiếp tục tổ chức biểu tình giữa lúc Covid-19 lây lan, thủ lĩnh tôn giáo bị bắt giữ
Một chức sắc tôn giáo cấp cao tại Hàn Quốc đã bị bắt giữ vì kích động người dân đi biểu tình bất chấp bối cảnh virus Corona (Covid-19) đang lan rộng tại nước này.
Tuần trước, chính ông này là người đã khởi xướng cuộc biểu tình tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc.
Ông Jun Kwang-hoon, lãnh đạo tôn giáo tại Hàn Quốc bị bắt giữ vì muốn tiếp tục tổ chức biểu tình (ảnh: Koreatimes)
“Sẽ không có ai bị nhiễm virus Corona khi tham gia cuộc biểu tình ngoài trời”, ông Jun Kwang-hoon – người đứng đầu Hội đồng Thiên chúa giáo Hàn Quốc (CCK), nói trước hàng ngàn người tụ tập biểu tình tại quảng trường Gwanghwamun ở trung tâm Seoul hôm 23.2 vừa rồi.
Ông Jun Kwang-hoon đã kêu gọi hàng ngàn người đi biểu tình nhằm phản đối chính phủ, bất chấp khuyến cáo không tụ tập đông người và tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại Hàn Quốc.
“Chúa sẽ chữa trị cho chúng ta và cứu chúng ta khỏi căn bệnh chết người. Vì vậy, hãy quay lại vào tuần tới và chúng ta sẽ tổ chức một cuộc biểu tình khác tại đây”, ông Jun Kwang-hoon kêu gọi hôm 23.2.
Video đang HOT
Những lời kêu gọi của ông Jun Kwang-hoon đã vấp phải nhiều chỉ trích của dư luận Hàn Quốc. Nhiều người cho rằng, ông này đã đem mạng sống và sức khỏe của nhiều người dân ra làm trò đùa trong khi virus Corona đang ngày càng lan rộng.
Tính đến tối ngày 25.2, Hàn Quốc đã ghi nhận gần 1.000 ca nhiễm virus Corona và 11 người tử vong.
Ông Jun Kwang-hoon sau đó đã bị cảnh sát bắt giữ vì những hành động quá khích của mình.
Cuộc biểu tình của hàng ngàn người tại Seoul hôm 23.2 do ông Jun Kwang-hoon dẫn dắt (ảnh: Yonhap)
“Theo như những gì tôi biết về Moon Jae-in (Tổng thống Hàn Quốc), ông ta có ý đồ tiêu diệt Hàn Quốc và để cho Bắc Triều Tiên chiếm lấy đất nước này. Vì vậy, tôi phải chiến đấu chống lại ông ta và những cuộc biểu tình sẽ tiếp tục”, ông Jun Kwang-hoon phát biểu trước các phóng viên ngày 23.2.
“Luận tội ông Moon Jae-in là những gì Thiên Chúa đã ra lệnh cho chúng ta làm”, ông Jun Kwang-hoon hô hào.
Nhiều thành viên của Hội đồng Thiên chúa giáo Hàn Quốc cho biết, những hành động của ông Jun Kwang-hoon không đại diện cho tổ chức này.
Theo Vương Nam – Koreatimes (Dân Việt)
Tường căn cứ TQ ở Hong Kong xuất hiện khẩu hiệu biểu tình
Hiện tại, cảnh sát Hong Kong chưa tìm ra đối tượng thực hiện hành động phá hoại này.
Tối 19-2, bức tường căn cứ quân sự Trại Gun Club Hill, hướng giáp với đường Jordan, đã bị vẽ bậy bằng khẩu hiệu của cuộc biểu tình từng kéo dài hàng tháng trước khi xuất hiện dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Theo báo South China Morning Post, khẩu hiệu "Giải phóng Hong Kong; Cách mạng thời đại" được phát hiện trên bức tường lúc 5 giờ 30 phút, giờ địa phương.
Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc - đơn vị đang quản lý căn cứ quân sự này - chưa có bình luận về hành vi phá hoại này.
Toàn cảnh căn cứ quân sự Trại Gun Club Hill của Trung Quốc ở Hong Kong. Ảnh: SCMP
Sau cơ quan phản ứng khẩn cấp nhận được thông báo, cảnh sát nhanh chóng được triển khai tới hiện trường nhưng không xác định được nghi phạm.
Trong tối 19-2, quá trình điều tra đã bắt đầu nhưng vẫn chưa có nghi phạm nào bị bắt giữ.
Tại hiện trường, cảnh sát tìm thấy một chiếc hộp mà rất có thể kẻ phá hoại đã đứng trên đó để vẽ bậy lên tường.
Từ tháng 6-2019, Hong Kong đã đối mặt với cuộc biểu tình chống chính quyền kéo dài mà những người tổ chức nói là để phản đối dự luật dẫn độ mới của đặc khu này.
Nhiều cuộc biểu tình đã bùng phát thành bạo lực và đụng độ giữa người biểu tình với cảnh sát và những người phản đối biểu tình.
Sau khi chính quyền rút lại dự luật dẫn độ, cuộc biểu tình vẫn tiếp tục với các khẩu hiệu đòi dân chủ và đòi hỏi chính quyền trách nhiệm hơn. Mãi đến khi xuất hiện lo ngại về dịch COVID-19, các cuộc biểu tình mới tạm lắng.
Trại Gun Club Hill là một căn cứ quân sự rộng 11 ha, được quân đội Trung Quốc tiếp quản từ khi Anh trao trả vùng lãnh thổ này cho Trung Quốc từ ngày 1-7-1997.
VĂN KIẾM
Theo plo.vn
Hàng nghìn người bị bắt vì biểu tình chống luật công dân ở Ấn Độ Hơn 1.500 người biểu tình đã bị bắt giữ 10 ngày qua, trong khi cảnh sát cố gắng dập tắt các cuộc tuần hành đôi khi biến thành bạo lực trên toàn Ấn Độ vì luật về quyền công dân. Ngoài ra, khoảng 4.000 người đã bị bắt và sau đó được thả, các quan chức Ấn Độ nói với Reuters. Theo hai...