HQ: Bộ trưởng Tư pháp xin lỗi vụ truy lùng chủ phà Sewol
Dù ông chủ phà Sewol đã chết, cảnh sát Hàn Quốc vẫn rầm rộ phát động chiến dịch truy lùng toàn quốc.
Ngày 24/7, Bộ trưởng Tư pháp đã xin lỗi toàn thể người dân nước này vì đã phát động chiến dịch truy lùng rầm rộ ông chủ phà Sewol mặc dù ông này đã chết từ cách đây hơn một tháng.
Thi thể của tỉ phủ Yoo Byung-eun, ông chủ sở hữu phà Sewol bị đắm hồi tháng Tư khiến hơn 300 người thiệt mạng và mất tích, được cảnh sát Hàn Quốc phát hiện từ cách đây một tháng trên một cánh đồng ở phía nam. Tuy nhiên, sự tắc trách của cảnh sát đã khiến xác chết bị phân hủy nặng này không được nhận dạng, trong khi hàng ngàn người vẫn được huy động để truy lùng ông Yoo.
Người dân chỉ nơi tìm thấy xác chết của ông Yoo
Cảnh sát chỉ mới tuyên bố rằng xác chết trên đúng là của ông Yoo vào hôm thứ Hai tuần này. Sự chậm trễ trong việc nhận diện xác chết ông chủ phà Sewol đã khiến dư luận Hàn Quốc vừa giận dữ, vừa hoài nghi. Nhiều người thậm chí còn cho rằng xác chết trên là giả, và ông chủ phà Sewol hiện vẫn đang chạy trốn.
Phản ứng gay gắt của dư luận đã khiến chính phủ Hàn Quốc phải vào cuộc quyết liệt để xử lý khủng hoảng. Ngay sau khi nhận diện được xác chết, chính phủ đã quyết định cách chức đồn trưởng đồn cảnh sát ở Suncheon vì đã không kịp thời báo cáo và nhận diện xác chết.
Hôm nay, Bộ trưởng Tư pháp Hwang Kyo-ahn cũng tuyên bố trước ủy ban lập pháp của Quốc hội: “Tôi xin bày tỏ lời xin lỗi chân thành đến cả quốc gia rằng nghi phạm Yoo, kẻ đang bị truy lùng suốt 2 tháng qua, được phát hiện là đã chết”.
Hàng ngàn cảnh sát Hàn Quốc được huy động để truy lùng một xác chết
Bộ trưởng này nói tiếp: “Cơ quan điều tra đã nỗ lực hết mình để bắt giữ Yoo và trừng phạt nghiêm khắc ông ta. Thế nhưng nỗ lực đó đã uổng phí, vì Yoo đã chết từ lâu.”
Video đang HOT
Bộ trưởng Hwang cũng chân thành xin lỗi vì nhà chức trách Hàn Quốc đã phải mất một tháng mới nhận diện được tử thi của ông Yoo, người bị truy nã gắt gao nhất Hàn Quốc với số tiền thưởng lên tới 500.000 USD.
Ông này cam kết sẽ tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến cái chết của ông chủ phà Sewol và trừng phạt những người chịu trách nhiệm đối với cuộc truy lùng toàn quốc hao tiền tốn của vô ích trên.
Ngoài ra, Bộ Tư pháp cũng sẽ chỉ thị cho cơ quan công tố bắt giữ các thành viên trong gia đình Yoo và các trợ lý thân cận để phục vụ điều tra.
Thi thể ông Yoo được đưa lên xe
Người đứng đầu Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Lee Sung-han cũng xin lỗi vì thất bại trong chiến dịch truy lùng quy mô lớn với sự tham gia của hàng ngàn cảnh sát trên khắp toàn quốc.
Ông Lee cho biết: “Tôi đã nhận được kết quả xét nghiệm ADN hôm thứ Hai cho thấy thi thể được tìm thấy ngày 22/6 đúng là của Yoo. Tôi xin lỗi về những bất hợp lý trong việc phản ứng ban đầu sau khi tìm thấy thi thể của cảnh sát.”
Trong khi đó, các thành viên đảng đối lập cho rằng cơ quan công tố và cảnh sát Hàn Quốc đã tìm cách che giấu thất bại của họ trong chiến dịch truy lùng ông chủ phà Sewol, dẫn đến những phản ứng tiêu cực của dư luận và sự mất niềm tin của người dân vào chính phủ.
Theo Khampha
Nhà làm phim Pháp gọi Đại tướng là Chú
Nhà báo, nhà làm phim người Pháp Daniel Roussel nói rằng những lần được gặp, trò chuyện, phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp, và xây dựng được bộ phim tài liệu về Đại tướng là niềm vinh dự và là tài sản quý báu không thể nào kể xiết.
Nhà báo Daniel trong lần gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Nhà báo, nhà làm phim người Pháp Daniel Roussel, từng là phóng viên thường trú báo L'Humanité (Nhân đạo) tại Việt Nam từ năm 1980-86, sau này trở thành nhà làm phim và là tác giả bộ phim tài liệu nổi tiếng "Điện Biên Phủ -Cuộc chiến giữa hổ và voi", trong đó khắc họa vai trò của nhà chiến lược quân sự tài ba Võ Nguyên Giáp.
Nhà báo Daniel Roussel cho biết ông đã gặp và biết Đại tướng Võ Nguyên Giáp hơn chục lần, từ 35 năm nay trong đó có những lần cuộc trò chuyện kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Lần đầu tiên từ đầu những năm 80 và từ đó về sau ông thực hiện những cuộc phỏng vấn, ghi hình tại nhà riêng của Đại tướng ở Hà Nội, gặp Đại tướng ở miền Nam khi Đại tướngđi gặp các cựu chiến binh, ở rất nhiều nơi trên đất nước Việt Nam.
"Tôi đã có may mắn được là nhân chứng về các hoạt động của ông như là một chỉ huy của Quân đội nhân dân Việt Nam, như một nhà chính trị, như một con người bình thường, được biết ông thích gì, yêu gì trong đời sống riêng tư... Tôi gọi ông giản dị là 'Vị Đại tướng của tôi' hay 'Tonton' tức là 'Chú'. Rất nhiều lần trong những cuộc gặp ấy, tôi đã tự nhủ: Daniel, mình thật may mắn khi được nói về lịch sử với một con người đã làm nên lịch sử", ông Roussel nói.
Nhà báo Roussel ấn tượng về con người bình dị và hóm hỉnh của Đại tướng. "Tôi yêu thích cách ông trò chuyện rồi phá lên cười. Tôi còn nhớ một lần tôi xin phỏng vấn ông một câu cuối cùng. Đại tướng cười và bảo tôi là: 'Cậu giống tất cả những chàng phóng viên trẻ, lúc nào cũng nói là đặt câu hỏi cuối cùng nhưng rồi không phải'. Rồi Đại tướng kể chuyện ở Việt Nam có truyền thống thích con trai, gia đình có cậu con trai đặt tên là Út, nghĩa là cuối cùng, rồi sau đó mong có con trai nữa, thế là phải đặt là Út Hai, Út Ba rồi cứ thế không ngờ đến cả Út Bảy".
Con người Đại tướng rất giản dị, hóm hỉnh nhưng rất nghiêm túc và luôn hướng tới sự hoàn hảo. Trong những cuộc thảo luận của tôi với Tướng Giáp, ông nói tiếng Pháp thật tuyệt vời, sử dụng ngoại ngữ này một cách hoàn hảo.
Trong một lần phỏng vấn ông cho truyền hình về chính sách thuộc địa của Pháp ở Đông Dương, cuối buổi phỏng vấn, ông còn nói với tôi rằng có thể ông đã có một số vấn đề về chia động từ, trong cách diễn đạt hay trong cách sử dụng các tính từ và ông muốn làm lại cuộc phỏng vấn.
Tôi đã nói với ông rằng "thưa Đại tướng, ngài trả lời không sai gì cả, hơn nữa ngài không phải là người Pháp nên có một số lỗi ngữ pháp cũng không sao". Tuy nhiên, tướng Giáp muốn sự hoàn hảo nên ông cứ muốn làm lại".
Nhà báo Roussel nói chi tiết lịch sử quan trọng nhất mà ông có được trong các cuộc trò chuyện với Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Đại tướng đã kể rằng đêm25/1/1954 trận đánh ở Điện Biên Phủ là đêm khó khăn nhất của cuộc đời Đại tướng.
"Ở cái đêm nổi tiếng 25/1/1954, khi mà quân đội Việt Nam đã sẵn sàng tấn công cứ điểm của quân Pháp nhưng rồi ông cảm thấy không ổn nên đã quyết định rút quân, chờ thêm nhiều tuần nữa để chuẩn bị hậu cần, vận chuyển vũ khí.
Ông đã không muốn đánh chớp nhoáng, hy sinh nhân lực để nhấn chìm cứ điểm trong vòng một tuần mà muốn "gặm nhấm" Điện Biên Phủ từng miếng một, từng cứ điểm một. Cuộc chiến đã kéo dài nhưng kết cục, ông đã là người chiến thắng".
Nhà báo Daniel Roussel. Ảnh: VOV
Nói về tình cảm của người Pháp với Đại tướng Võ Nguyên Giáp của Việt Nam, ông Roussel nói ông nghĩ rằng những người lính Pháp, những sĩ quan Pháp, với danh dự của họ, đều có sự tôn trọng với tướng Giáp và đều coi tướng Giáp là một vị chỉ huy quân sự lớn và ngược lại, khi Tướng Giáp đề cập đến các vị tướng Pháp, ông cũng có rất nhiều sự tôn trọng với họ.
"Tướng Giáp cũng từng kể lại, rất thích thú, về các kỷ niệm mà ông có với Thống tướng Leclerc khi tướng Leclerc ở Việt Nam. Ông cũng có những kỷ niệm với Tướng Salan, người đã đối địch với ông. Với tướng Giáp, ông không hề coi thường địch thủ mà luôn có sự tôn trọng với họ. Trong Bộ Tổng tham mưu Pháp khi đó thì mọi chuyện lại khác.
Không phải là họ coi thường Tướng Giáp mà là họ đã đánh giá thấp khả năng chiến đấu của các binh sĩ Việt Nam và từ đó đánh giá thấp Đại tướng. Họ đã cho rằng Việt Nam không có các trường quân sự lớn nên họ nghĩ có thể đánh bại quân đội Việt Nam một cách dễ dàng. Và họ đã nhầm! Cuối cùng họ đã hiểu rằng tướng Giáp không chỉ có sự hiểu biết uyên thâm để đánh bại quân Pháp ở Điện Biên Phủ mà sau đó còn chiến thắng nhiều trận đánh lớn trước quân Mỹ".
Nhà báo Daniel Roussel chia sẻ ngoài bộ phim "Điện Biên Phủ-Cuộc chiến giữa hổ và voi" sẽ được trình chiếu vào năm tới, trong năm giao lưu Pháp Việt và cũng là kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, ông sẽ làm thêm một bộ phim riêng về cuộc đời của Đại tướng, "cuộc đời của một người đàn ông, một công dân, một người cha, cuộc đời một chính trị gia, một người lính".
Đặc biệt, nhà báo Pháp có một ấn tượng sâu sắc trong các cuộc trò chuyện là Đại tướng kể rất nhiều về mối liên hệ với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
"Đại tướng đúng là người con tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông là người tiếp bước những gì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm và để lại khi Chủ tịch ra đi. Ông là người áp dụng những nguyên tắc, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh... Đại tướng luôn bày tỏ sự tôn trọng sâu sắc đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và tiếp nối những lời Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ dạy".
"Từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, tôi luôn nghĩ rằng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở thành biểu tượng của Việt Nam và tôi cũng chia buồn cùng với nhân dân Việt Nam trong nỗi mất mát những ngày này khi Đại tướng qua đời", phóng viên Pháp gắn bó với Đại tướng nói.
Theo VOV
Sử gia Mỹ và cuộc phỏng vấn Tướng Giáp năm 1990 Đại tướng nói 'Hãy nhớ rằng, tôi là một vị tướng chiến đấu cho hòa bình. Tôi muốn hòa bình, nhưng không phải hòa bình bằng bất cứ giá nào'. Nói rồi ông bước đi nhanh, để lại tôi trầm ngâm với những nghĩa trang và tượng đài", sử gia Mỹ Stanley Karnow viết. Nhà báo Mỹ kiêm sử gia về chiến tranh...